![]() |
MU có chiến thắng thứ 7 liên tiếp với Solskjaer |
MU bay cao với Solskjaer
Chiến thắng thứ 7 liên tiếp, với 6 trên sân chơi Premier League, MU vẫn đang thi đấu rất hiệu quả từ ngày Solskjaer được chọn thay Jose Mourinho.
Nạn nhân mới nhất của "Ole Team" là Brighton - đối thủ đang cố gắng vươn xa khỏi nhóm có nguy cơ xuống hạng.
Trên sân nhà Old Trafford, Solskjaer không có nhiều sự thay đổi về chiến thuật, khi vẫn giữ nền tảng 4-3-3, và bộ khung tấn công Lingard - Rashford - Mata; trong khi phía sau họ là Ander Herrera - Matic - Paul Pogba.
Điều bất ngờ duy nhất mà Solskjaer dành cho đối thủ Brighton là vai trò hậu vệ trái của Diogo Dalot.
Cầu thủ người Bồ Đào Nha là một hậu vệ cánh toàn diện, đảm nhiệm được nhiều vai trò. Nhưng đây mới là lần đầu tiên anh đá cánh trái, kể từ khi rời Porto gia nhập MU.
![]() |
Pogba tiếp tục hiệu suất ấn tượng |
Một trận đấu không tệ của Dalot, khi anh lên xuống rất ổn định. Cầu thủ người Bồ Đào Nha là tác giả pha kiến tạo để Rashford ghi siêu phẩm ở tình huống nâng tỷ số lên 2-0.
Rashford có một pha bóng đẳng cấp, để kéo dài mạch trận ghi bàn ở Premier League lên con số 4. Nhưng trước đó là đường chuyền tinh quái của Dalot, khi phía trước anh có hai hậu vệ Brighton.
Tất nhiên, một diều quen thuộc sau chiến thắng mà MU giành được với Solskjaer là vai trò của Pogba. Tiền vệ người Pháp tiếp tục thi đấu nổi bật, mang về bàn thắng mở tỷ số cho "Quỷ đỏ".
Sự hạn chế của MU
Trong những phút cuối trận đấu ở Old Trafford, ống kính truyền hình thường xuyên hướng về phía Solskjaer, trên băng ghế kỹ thuật MU.
![]() |
Hàng thủ MU lộ rất nhiều khoảng trống trước khung thành De Gea |
Mỗi lần như vậy, Solskjaer đều thể hiện thái độ bình thản, không hề lo lắng khi Brighton vùng lên hòng tìm bàn gỡ, sau khi đã có được khoảnh khắc rút ngắn cách biệt còn 1-2.
Mặc dù vậy, chiến lược gia người Na Uy chắc chắn không hề thoải mái, khi mà hiệp 2 của trận đấu là lúc MU bộc lộ hạn chế.
Trên thực tế, vấn đề của MU bộc lộ ngay trong hiệp 1, khi cặp Lindelof - Phil Jones không thể che chắn cho khung thành De Gea.
Không ít lần các cầu thủ Brighton thoát xuống khá trống, và may mắn cho MU là họ dứt điểm quá tệ. Sang hiệp 2 thì Pascal Gross đã chặn đứng mạch trận sạch lưới của De Gea, khi mà không cầu thủ "Quỷ đỏ" nào theo kèm.
![]() |
Solskjaer bình thản, nhưng ông cần thêm trung vệ chất lượng |
Solskjaer bình thản, nhưng rõ ràng để thành công hơn nữa, MU cần mua thêm ít nhất một trung vệ chất lượng trong tháng Giêng này.
Phil Jones và Lindelof đều có giới hạn. Smalling vẫn đang chấn thương, trong khi Eric Bailly chưa bao giờ là một giải pháp an toàn.
Trước khi Gross đánh bại De Gea, thủ môn người Tây Ban Nha từng có 11 pha cứa thua trong trận thắng Tottenham 3-0.
Để hiệu ứng Solskjaer không bị chặn đứng, MU cần sớm mang về Old Trafford trung vệ hàng đầu, với bất kỳ giá nào.
Đại Phong
" alt=""/>MU vs Brighton: Không thể cản MU của Solskjaer30 năm trước, Tim Berners-Lee cho ra đời tiêu chuẩn đơn giản nhưng hiệu quả trong việc tổ chức, liên kết và trình bày nội dung trên Internet là World Wide Web (WWW). Ông phụ trách quản lý các tiêu chuẩn số, giúp Internet trở thành công cụ kết nối, chia sẻ thông tin bình đẳng.
Ở tuổi 65, Berners-Lee cho rằng Internet đã đi chệch hướng. Cha đẻ WWW nhấn mạnh các hãng công nghệ như Facebook, Google đang nắm quá nhiều quyền lực và dữ liệu cá nhân. “Silo” là thuật ngữ được Berners-Lee sử dụng cho các công ty giám sát, kiểm soát sự đổi mới.
Những cơ quan quản lý cũng có quan điểm tương tự. Tại châu Âu, Facebook hay Google đang đối mặt khả năng bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Nhiều quốc gia cũng điều tra các công ty này với cáo buộc lạm dụng độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.
Dù vậy, cách tiếp cận của Berners-Lee có sự khác biệt khi cho người dùng nhiều quyền kiểm soát dữ liệu hơn. Nói cách khác, đó là “web mà tôi muốn ngay từ đầu”, Berners-Lee chia sẻ.
![]() |
Tim Berners-Lee đang hiện thực hóa ý tưởng về kho lưu trữ cho phép người dùng kiểm soát dữ liệu cá nhân. Ảnh: New York Times. |
Công cụ giúp người dùng chủ động kiểm soát quyền riêng tư
Ý tưởng của Berners-Lee xoay qoanh PODS (personal online data stores - kho dữ liệu trực tuyến cá nhân). Đây là nơi để mọi người kiểm soát dữ liệu của mình gồm các website đã truy cập, giao dịch thẻ tín dụng, thói quen tập thể dục, nhạc đã phát… trong một khu vực an toàn, độc lập trên máy chủ.
Các công ty công nghệ sẽ truy cập vào dữ liệu trong PODS thông qua đường dẫn bảo mật, hoặc khi người dùng cho phép để kiểm tra điểm tín dụng hay hướng đối tượng quảng cáo. Họ có thể liên kết và sử dụng các thông tin đã truy cập, nhưng không được lưu trữ chúng.
Ý tưởng về khả năng kiểm soát dữ liệu cá nhân của Berners-Lee trái ngược hẳn với mô hình thu thập, lưu trữ dữ liệu của các công ty công nghệ lớn. Có thể xem giải pháp này là tiêu chuẩn công nghệ mà các lập trình viên, doanh nghiệp có thể áp dụng.
Để hiện thực hóa ý tưởng, Berners-Lee đã tạo ra phần mềm mã nguồn mở Solid, sau đó thành lập doanh nghiệp có tên Inrupt với John Bruce. “Đây là việc tạo ra thị trường mới”, Berners-Lee chia sẻ. Ông đang là Giám đốc công nghệ của Inrupt.
![]() |
Tim Berners-Lee muốn Internet có lại sự bình đẳng như cách đây 30 năm. Ảnh: Getty Images. |
Thị trường kinh doanh mới?
Inrupt được giới thiệu vào tháng 11/2020, cung cấp phần mềm máy chủ cho các doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Một số khách hàng của startup này như Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh và chính phủ Flanders, vùng nói tiếng Hà Lan của Bỉ.
Mô hình kinh doanh của Inrupt là cung cấp phần mềm trả phí kết nối với PODS. Sử dụng mã nguồn mở Solid, phần mềm của Inrupt được tích hợp thêm các công cụ phát triển, quản lý và bảo mật nâng cao. Startup có trụ sở tại Boston đã huy động được 20 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm.
Theo Berners-Lee, các startup đóng vai trò lớn trong thúc đẩy công nghệ mới. Cách đây 30 năm, WWW của ông đã phát triển sau khi Netscape giới thiệu trình duyệt web và Red Hat thâu tóm hệ điều hành mã nguồn mở Linux.
Trước Inrupt, đã có nhiều công ty mang đến giải pháp kiểm soát quyền riêng tưcủa người dùng nhưng đều thất bại. Phần mềm quản lý của họ thường hạn chế tính năng và khó sử dụng, chủ yếu chỉ dành cho những người thực sự có thời gian quan tâm đến quyền riêng tư.
Dù chưa phổ biến, các dịch vụ trên ngày càng phát triển và thông minh, khiến các công ty công nghệ phải để ý. Năm 2018, liên minh gồm Google, Facebook, Apple, Microsoft và Twitter đã thành lập Data Transfer Project (Dự án truyền dữ liệu), cam kết cho phép người dùng quản lý, liên kết dữ liệu một cách linh hoạt giữa dịch vụ của các công ty trên.
![]() |
Cơ chế hoạt động kho dữ liệu của Inrupt. Ảnh: Inrupt. |
Peter Swire, chuyên gia về quyền riêng tư tại Trường Cao đẳng Kinh doanh Scheller thuộc Học viện Công nghệ Georgia, cho rằng dự án này sẽ mở ra thị trường mới cho Berners-Lee và các doanh nghiệp muốn cung cấp dịch vụ quản lý dữ liệu người dùng.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh đang hợp tác với Inrupt trong dự án thí điểm về chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ. Mỗi bệnh nhân sẽ có một PODS chứa thông tin cá nhân để bổ sung vào hồ sơ sức khỏe. Chúng có thể liệt kê những hoạt động mà bệnh nhân cần trợ giúp. Dữ liệu đo từ Apple Watch hoặc Fitbit cũng có thể được chuyển vào các PODS.
Scott Watson, Giám đốc kỹ thuật của dự án cho biết mục tiêu là cải thiện sự chăm sóc để bệnh nhân bớt căng thẳng. Trong khi đó, Raf Buyle, kiến trúc sư thông tin của chính phủ Flanders, cho biết dữ liệu cá nhân có thể được liên kết với dữ liệu công khai và riêng tư để tạo ra các ứng dụng mới.
Buyle nêu ý tưởng về ứng dụng đề xuất tuyến đường và phương thức di chuyển, kết hợp dữ liệu vị trí từ smartphone với sở thích đi lại, tình hình thời tiết, lịch trình giao thông công cộng, các địa điểm cho thuê xe đạp và chất lượng không khí.
Berners-Lee dành cả sự nghiệp để ủng hộ chia sẻ thông tin, sự cởi mở và quyền riêng tư của người dùng trực tuyến. Dù giành nhiều giải thưởng, ông ngày càng lo ngại khi quyền lực trên Internet đang "chống lại các cá nhân". Đó là thứ mà Solid-Inrupt muốn sửa chữa.
Dự án tái định nghĩa Internet liệu có thành công?
Nỗ lực giúp người dùng kiểm soát dữ liệu thường bắt nguồn từ vấn đề quyền riêng tư. Nhưng với ý tưởng này, Berners-Lee hy vọng sẽ khiến các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm thấy cơ hội cho các dịch vụ và sản phẩm mới, tương tự những gì web đã làm được.
Dù vậy, một số người trong lĩnh vực dữ liệu cá nhân cho rằng công nghệ của Solid-Inrupt quá hàn lâm đối với lập trình viên chính thống. Họ cũng đặt câu hỏi liệu công nghệ có tăng trưởng đủ mạnh để trở thành nền tảng cho các ứng dụng trong tương lai hay không.
![]() |
Một số người trong lĩnh vực dữ liệu cá nhân cho rằng dự án của Berners-Lee quá hàn lâm. Ảnh: Daily Mirror. |
“Không ai tranh cãi với hướng đi này... Nhưng liệu những gì ông ta đang làm có thực sự hiệu quả?", Liam Broza, nhà sáng lập dự án dữ liệu nguồn mở LifeScope cho biết.
Một số quan điểm khác cho rằng Solid-Inrupt chỉ là một phần trong hàng loạt giải pháp. “Có nhiều dự án khác cũng quan trọng với tầm nhìn này”, Kaliya Young, đồng Chủ tịch Hội thảo Nhận dạng Internet nhận định.
Trong khi đó, Berners-Lee khẳng định dự án của ông không tạo ra hệ thống nhận dạng, cho rằng những gì hoạt động đều có thể kết nối với công nghệ này.
"Inrupt đối mặt nhiều thách thức kỹ thuật, nhưng không có gì khó như lên Mặt Trăng", Bruce Schneier, chuyên gia về quyền riêng tư và bảo mật máy tính nổi tiếng, trưởng bộ phận kiến trúc bảo mật của Inrupt, cho biết.
“Công nghệ này có thể tạo ra nhiều đổi mới. Tôi nghĩ đây là cơ hội để thay đổi cách hoạt động của Internet. Thật kỳ lạ, Tim đã làm được điều đó trong quá khứ”, Schneier bày tỏ suy nghĩ lạc quan về dự án "tái định nghĩa" Internet của cha đẻ WWW.
Theo Zing/New York Times
Cơ quan chống độc quyền của Anh đã mở một cuộc điều tra về công nghệ Privacy Sandbox của Google
" alt=""/>Cha đẻ World Wide Web muốn đưa Internet trở về thập niên 90Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của sự cố cáp quang biển lần này, ICTnews đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Vũ Thế Bình, CEO Công ty NetNam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA):
Ở vai trò là Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, ông đánh giá thế nào về mức độ ảnh hưởng của lần 2 tuyến cáp IA và APG cùng đang gặp sự cố lần này?
Đã từng có vài lần nhiều hơn một tuyến cáp biển bị sự cố. Trong tình huống đó, đương nhiên người dùng Internet sẽ thấy ảnh hưởng, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ cần nhiều băng thông như video, online TV mà nguồn nội dung ở nước ngoài. Nhóm người dùng cảm nhận được rõ nhất sự ảnh hưởng chính là người dùng cá nhân và hộ gia đình, bởi đây là nhóm sử dụng các dịch vụ giải trí cần nhiều băng thông.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ cần một vài ngày để bù dung lượng bị ảnh hưởng, để chất lượng trở về trạng thái chấp nhận được. Một số hướng cụ thể có thể vẫn chưa đạt được chất lượng bình thường, có tính chất cục bộ.
![]() |
Theo Tổng thư ký VIA Vũ Thế Bình, nhóm người dùng cảm nhận được rõ nhất sự ảnh hưởng của sự cố cáp biển là người dùng cá nhân và hộ gia đình, bởi đây là nhóm sử dụng các dịch vụ giải trí cần nhiều băng thông (Ảnh minh họa). |
Có ý kiến nhận xét trong những lần cáp biển gặp sự cố gần đây, việc sử dụng các dịch vụ của Google, Facebook vẫn bình thường. Điều này phải chăng là do các công ty xuyên biên giới này đã đặt nhiều máy chủ tại Việt Nam?
Tôi cho rằng khi xảy ra sự cố với các tuyến cáp biển, ít nhiều dịch vụ của các công ty xuyên biên giới như Facebook, Google vẫn bị ảnh hưởng, dù các nền tảng nước ngoài đang sử dụng các giải pháp caching hay CDN cho người dùng Việt Nam. Lý do là vì không phải mọi nội dung đều đã được có sẵn ở Việt Nam.
Nhìn chung, với việc triển khai các giải pháp caching và CDN, chất lượng dịch vụ dành cho người dùng Việt Nam của các nền tảng lớn như Google, Facebook sẽ được duy trì ổn định hơn, tốt hơn. Nếu toàn bộ lưu lượng chỉ chạy trực tiếp qua các kênh cáp biển, thì người dùng sẽ cảm nhận được ngay sự sụt giảm chất lượng.
VNNIC trong năm 2020 đã hoàn thành phương án đảm bảo hoạt động liên tục của Internet Việt Nam trong tình huống mất kết nối với quốc tế. Ông có bình luận gì về việc này?
Chúng ta đều biết rằng, cần có DNS (hệ thống máy chủ tên miền – PV) để “dịch” URL sang địa chỉ IP, để người dùng truy cập vào các nội dung trên Internet, nơi các máy chủ được định danh bằng địa chỉ IP.
Hệ thống DNS có sự liên kết với các máy chủ DNS gốc đặt ở nhiều nơi trên thế giới, do đặc tính kỹ thuật của Internet. Do đó, thông thường khi mất toàn bộ các kết nối quốc tế, hệ thống DNS sẽ ảnh hưởng, dẫn đến ngay cả truy nhập Internet trong nước cũng có thể không được như bình thường.
Việc VNNIC đảm bảo hệ thống DNS Việt Nam được hoạt động liên tục, ngay cả khi mất kết nối với Internet quốc tế, là điểm tốt cho việc truy cập các nội dung đặt trong nước.
Trở lại với việc 2 tuyến cáp biển IA, APG đang gặp sự cố. Xin ông cho biết để ứng phó với tình huống này, các nhà mạng Việt Nam trong đó có NetNam đã làm những gì?
Các nhà mạng Việt Nam nhìn chung đã quen với việc ứng phó với các sự cố cáp biển. Họ sẽ bổ sung dung lượng thiếu hụt qua các kênh cáp biển khác như AAG và qua các tuyến cáp đất liền ở phía Bắc và phía Tây Nam.
Với riêng NetNam, chúng tôi cũng thực hiện giống như các nhà mạng khác là mở lưu lượng bù qua các kênh khác, với các kịch bản đã được chuẩn bị sẵn.
Chất lượng dịch vụ về cơ bản không ảnh hưởng nhiều, một phần do NetNam chỉ có các nhóm khách hàng tổ chức - doanh nghiệp, nơi có nhu cầu băng thông không lớn, nhưng cần chất lượng ổn định. Tất nhiên một số đích có thể ảnh hưởng có tính chất cục bộ, khi đó các kỹ sư NetNam sẽ phải thực hiện các kỹ thuật tối ưu qua các tuyến cáp khác.
Hiện vẫn chưa có lịch sửa chữa 2 tuyến cáp biển. Song từ kinh nghiệm của nhiều lần cáp biển gặp sự cố trước đây, dự kiến khi nào sự cố lần này sẽ được khắc phục xong, thưa ông?
Nếu sự cố liên quan đến đứt cáp dưới đáy biển, thông thường sẽ cần từ 2 - 4 tuần để khắc phục. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào tình hình thời tiết ở khu vực cáp gặp sự cố.
Xin cảm ơn ông!
Vân Anh (Thực hiện)
Viettel, VNPT và FPT là những nhà mạng đang sử dụng nhiều dung lượng trên 2 tuyến cáp biển IA, APG hơn cả. Để hạn chế ảnh hưởng từ sự cố trên 2 tuyến cáp biển này, các nhà mạng đều đã triển khai phương án chuyển hướng lưu lượng.
" alt=""/>Sự cố cáp biển IA, APG: Sẽ phải mất từ 2 – 4 tuần để khắc phục