Trong suốt quá trình dự thi, Bảo Ngọc nhận được khá nhiều kỳ vọng của mọi người và bản thân có sự tự tin nhất định, đương nhiên cô đặt ra mục tiêu là chiếc vương miện. Khi vào cuộc thi, Bảo Ngọc không quá áp lực về mục tiêu này mà chỉ tập trung làm tốt những phần thi của BTC đặt ra và cố gắng thể hiện bản lĩnh.
Khó khăn lớn nhất khi đi thi với Bảo Ngọc có lẽ là thời gian đầu chưa quen lịch trình, cách làm việc của ban tổ chức cuộc thi, cộng với điều kiện thời tiết ở Ai Cập nên có lúc bị hoang mang. Mỗi lần tuột tinh thần, Bảo Ngọc gọi về tâm sự cùng ê-kíp để mọi người nắm tình hình. Nhận được sự động viên của ê-kíp và người hâm mộ, Bảo Ngọc nhanh chóng lấy lại tinh thần và tiếp tục hành trình của mình.
Với Bảo Ngọc, việc trở thành người nổi tiếng và đại diện cho Việt Nam tham gia đấu trường sắc đẹp quốc tế gặp ý kiến trái chiều là điều bình thường. Cô nghĩ tích cực rằng khán giả có quan tâm, có theo dõi mới có ý kiến. Cô và ê-kíp đã lắng nghe và điều chỉnh cho phù hợp.
Đương kim Hoa hậu Liên lục địa cho biết, trước khi đăng quang, cô giữ trọng trách của một Á hậu Miss World Việt Nam nên đã có kế hoạch thiện nguyện riêng. Đăng quang Hoa hậu Liên lục địa là cơ hội giúp cô có điều kiện, sức ảnh hưởng hơn để hoàn thành dự án. Điều cô muốn làm nhất bây giờ là trở về Việt Nam và đến Đà Nẵng để hỗ trợ bà con đang bị bão lũ. Hai ngày qua, cô đọc thấy rất nhiều tin tức bão lũ ở miền Trung nên nôn nao và hy vọng có thể về sớm nhất để đến với bà con.
Trên trang cá nhân, Bảo Ngọc cũng có cuộc trò chuyện ngắn cùng người hâm mộ để chia sẻ về cảm xúc sau khi đăng quang và quá trình tham gia cuộc thi. Tân Hoa hậu Liên lục địa 2022 thấm mệt sau một ngày dài nhưng rất vui và muốn dành thời gian livestream cùng người hâm mộ.
Người đẹp kể đêm trước khi diễn ra chung kết, cô mơ sẽ lọt top 5 và cán đích ở vị trí Á hậu 1, nhưng không ngờ rằng kết quả lại tốt hơn mong đợi. Bảo Ngọc cho biết đã trải qua những ngày tháng nỗ lực, thậm chí không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc thi. Cô bật mí những gì được đăng tải trên Road to Miss Intercontinental (Đường tới Hoa hậu Liên lục địa) chỉ là một phần rất nhỏ. Cô và toàn bộ ê-kíp dồn hết sức lực khi chỉ có hơn 1 tháng để chuẩn bị.
Trong những khoảnh khắc trên sân khấu, dù được đánh giá cao nhưng Bảo Ngọc cũng run như các thí sinh khác. Từ lúc được xướng tên ở top 20, rồi đến top 5, cô như cởi bỏ được sự lo lắng và quyết tâm thể hiện hết mình.
Chia sẻ về đêm thi trang phục dân tộc, Bảo Ngọc cho biết bộ cánh được chế tác vô cùng đồ sộ và công phu nên phải tách riêng nhiều phần ở Việt Nam và cô tự mình ghép lại khi đến Ai Cập. Dù gặp phải sự cố ngay trước khi trình diễn, Bảo Ngọc đã xử lý tình huống linh hoạt khi cố gắng dùng hết sức hất cánh quạt của trang phục để trình diễn.
Bảo Ngọc vui vẻ tiết lộ được các thí sinh gọi với nickname "Miss Doraemon" vì mang theo rất nhiều đồ. Mỗi khi một thí sinh nào cần sự giúp đỡ, cô đều có sẵn trong túi xách và nhiệt tình hỗ trợ. Cô còn được gọi là "Miss Pharmacy" (nhà thuốc-PV) vì ngoài nhiều đồ, cô mang theo nhiều thuốc để phòng bệnh. Bảo Ngọc cho biết chiếc túi không còn hình dạng cứng cáp ban đầu vì đi đâu cô cũng xách theo và mang quá nhiều đồ.
Bảo Ngọc chia sẻ không xem các thí sinh là đối thủ dù đang cạnh tranh trong cuộc thi. Thay vào đó, cô sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ phục trang, đồ make-up cho những đại diện khác không có đủ điều kiện hoặc thời gian chuẩn bị đồ đạc.
Bảo Ngọc tiết lộ có “tật xấu” nói rất nhiều vào ban đêm. Điều này khiến các chị em cùng phòng rơi vào tình cảnh dở khóc, dở cười vì không biết làm thế nào để ngừng cô nói.
Chuyến đi Ai Cập chinh chiến Hoa hậu Liên lục địa 2022 cũng là lần đầu Bảo Ngọc ra nước ngoài. Mặc dù đam mê du lịch và du lịch nhiều nơi trong nước, cô không ngờ lần đầu cô xuất ngoại lại được đến Ai Cập - nơi cô thấy rất thú vị và hấp dẫn.
Nguyễn Phương - Thắm Nguyễn
" alt=""/>Cảm xúc đầu tiên của Bảo Ngọc sau khi lên ngôi Hoa hậu Liên lục địa 2022![]() |
Giáo viên TP.HCM mất việc do dịch covid-19 được hỗ trợ 1 triệu/người/tháng |
HĐND TP.HCM đã thông qua đề xuất của UBND về một số chế độ chi của TP.HCM phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người lao động bị tác động bởi Covid-19.
Theo đó, học sinh, sinh viên các sở sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp (ngoài học sinh sẽ hỗ trợ khẩu trang cho công nhân vệ sinh các công ty môi trường, đô thị) sẽ được hỗ trợ khẩu trang với định mức 3 chiếc/người/tháng.
Khẩu trang được hỗ trợ là loại kháng khuẩn, có thể giặt và tái sử dụng 10 lần. Thời gian hỗ trợ trong 3 tháng. Tổng kinh phí để hỗ trợ khẩu trang là 112 tỷ đồng.
HĐND TP.HCM cũng thông qua đề xuất hỗ trợ người lao động bị mất việc do dịch Covid-19 (không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp) bao gồm cả giáo viên, nhân viên cơ sở mầm non ngoài công lập và nhóm trẻ.
Mức hỗ trợ là 1 triệu đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tính theo số ngày thực tế lao động bị mất việc, tối đa không quá 3 tháng (từ tháng 4 đến tháng 6).
Theo tính toán, tổng số người lao động được hỗ trợ là 600.000 người, tổng kinh phí hỗ trợ là 1.800 tỷ đồng.
Hiện nay, TP.HCM có gần 80.000 giáo viên từ mầm non đến THPT (bao gồm cả GDTX), trong đó giáo viên mầm non đông nhất với hơn 27.000 người nhưng chỉ có 11.000 người làm việc ở các trường công lập.
Thành phố có hơn 1.800 nhóm trẻ độc lập tư thục.
Lê Huyền
- Có 13 giáo viên, quản lý và nhân viên được xác định đã tiếp xúc gần với 2 giáo viên ở TP.HCM bị mắc Covid-19.
" alt=""/>Giáo viên TP.HCM mất việc do dịch covidTuy nhiên, theo CNN, chưa đầy hai tuần sau, chiến dịch #DontBeSilent (Đừng im lặng) của cô gái 22 tuổi cùng với nhiều nhà hoạt động khác đã thu hút hơn 150.000 chữ ký, gây ra sự phẫn nộ toàn cầu chống lại Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Olympic Tokyo 2020 Yoshiro Mori.
Tuần trước, ông này đã từ chức và bà Seiko Hashimoto, một phụ nữ từng thi đấu trong 7 kỳ thế vận hội lên nắm quyền thay thế.
Từ khóa #DontBeSilent là nhằm đáp lại nhận xét của ông Mori rằng phụ nữ nói quá nhiều. Nojo đã dùng từ khóa này trên Twitter và nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác để thu thập ủng hộ cho một kiến nghị kêu gọi hành động chống ông Mori.
"Hiếm có kiến nghị nào trước đây thu được 150.000 chữ ký ủng hộ. Tôi nghĩ nó thật tuyệt. Mọi người cũng coi đây là vấn đề cá nhân, không chỉ là vấn đề riêng của ông Mori", Nojo mỉm cười và nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn qua ứng dụng Zoom.
Hành động của Nojo là ví dụ mới nhất về việc phụ nữ bên ngoài chính trường ở Nhật dùng bàn phím để mang lại thay đổi về xã hội. "Việc đó giúp tôi nhận thấy đó là một cơ hội tốt để thúc đẩy bình đẳng giới ở Nhật", Nojo, sinh viên năm thứ 4 ngành kinh tế ở Đại học Keio, Tokyo nói.
Nojo cho biết, hành động của cô bắt nguồn từ những câu hỏi mà các bạn nam thường nói như: "Bạn là con gái, vì thế bạn phải tới một trường trung học có đồng phục đẹp có phải không" hoặc "Cho dù không kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm bà nội trợ phải không?".
Nojo bắt đầu chiến dịch "Không tuổi trẻ, Không Nhật Bản" vào năm 2019, trong thời gian ở Đan Mạch, nơi cô chứng kiến quốc gia này đã chọn bà Mette Frederiksen, một phụ nữ trong độ tuổi 40, làm Thủ tướng như thế nào.
Nữ sinh viên này kể, trong thời gian ở Đan Mạch, cô nhận thấy chính trường Nhật Bản bị những người đàn ông lớn tuổi thống trị như thế nào.
Keiko Ikeda, một giáo sư về giáo dục ở Đại học Hokkaido cho biết, điều quan trọng là giới trẻ phải nêu lên tiếng nói của họ ở Nhật, nơi quyền quyết định thường do một nhóm những người cùng chí hướng đưa ra. Tuy nhiên, sự thay đổi sẽ đến từ từ, một cách khó khăn.
Mới đây, Nojo cho rằng một đề xuất của đảng cầm quyền Dân chủ Tự do, vốn cho phép có nhiều phụ nữ hơn tham gia các cuộc họp nhưng chỉ với tư cách các nhà quan sát im lặng, là một chiêu PR tồi. Theo cô, đảng này cần có nhiều phụ nữ ở các vị trí chủ chốt hơn là cho họ làm các nhà quan sát.
Trên thực tế, chiến thắng của Nojo chỉ là một bước nhỏ trong một cuộc chiến dài.
Nhật hiện xếp hạng 121 trong tổng số 153 quốc gia trên Bảng xếp hạng khoảng cách giới toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2020. Xếp hạng này của Nhật là tệ nhất trong số các quốc gia phát triển.
Hoài Linh
Vận động viên từng đạt 5 tấm huy chương vàng Olympic về bơi lội Katie Ledecky đã gây ấn tượng khi cô giữ thăng bằng một ly sữa trên đầu trong lúc bơi.
" alt=""/>Ly kỳ chuyện nữ sinh viên hạ bệ Chủ tịch Ủy ban Olympic Tokyo