Đặc biệt nhất, có ông Phan Văn Đào, trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh là người ngoài tỉnh đấu trúng 15 lô đất, trong đó lô số 42 ông Đào trúng đấu giá nhưng có ông Hoàng Danh Hạnh khiếu nại vì nộp hồ sơ, bỏ giá cao hơn nhưng không được công bố.
Ngay sau đó, đấu giá viên điều hành phiên đấu giá cho tìm kiếm, lục lại các thùng bỏ phiếu và lật lại toàn bộ hồ sơ nhưng vẫn không tìm thấy.
Khoảng 15 phút sau, một người tìm thấy phong bì bỏ giá của ông Hạnh bị mắc kẹt tại khe hở giữa 2 bàn.
Về lô đất số 42, ban tổ chức đã họp bàn, lập biên bản và sẽ trích camera giám sát, xem lại quá trình nhân viên đổ hòm phiếu lên bàn có phải làm rơi, mắc kẹt giữa 2 bàn hay không.
Các lô đất của ông Phan Văn Đào đấu trúng giá dao động từ mức 2,3 đến gần 3 tỷ đồng/lô.
Trong khi đó, chị Ngô Thị Kiều, trú tại xã Nghi Phú, TP Vinh đã đấu trúng 15 lô đất, giá của các lô đất từ 2,2 đến hơn 2,8 tỷ đồng.
![]() | ![]() |
Người trúng nhiều lô thứ 3 là ông Đinh Quốc Chung, trú tại TP Vinh (với 12 lô).
Khách hàng trả giá lô đất cao nhất trong phiên đấu giá là ông Lê Thành Chung, hộ khẩu ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) với số tiền 3,7 tỷ đồng. Lô đất này có diện tích 215,9m2, giá khởi điểm là 10,4 triệu đồng/m2 tương ứng gần 2,3 tỷ đồng.
Trong các lô đất trúng đấu giá lần này, chỉ có 2 lô trúng thấp nhất là hơn 1,8 tỷ đồng. Các lô đất còn lại đều có giá từ 2 đến hơn 3 tỷ đồng, cao hơn 30-40% mức giá khởi điểm.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên viên tài chính xã Nghi Phong cho biết, gần 12h trưa, cán bộ UBND xã, công an, đơn vị điều hành tổ chức đấu giá và tổ giám sát thay phiên ăn bánh mì, uống nước suối bên hành lang. Mọi người làm việc xuyên trưa, không ngừng nghỉ cho đến khi kết thúc phiên đấu giá.
Trúng 15 lô đất vẫn chưa thoả mãn
Khép lại buổi đấu giá, chị Ngô Thị Kiều cho biết, bản thân nộp 40 bộ hồ sơ tham gia phiên đấu giá, kết quả trúng 15 lô nhưng vẫn còn “hơi buồn” vì nghĩ sẽ trúng nhiều hơn dự định.
“Đối với người chưa hiểu đất Nghi Phong thì giá này sẽ là cao. Tuy nhiên đối với người làm bất động sản thì thấy phù hợp. Khu đất này nằm ở vị trí rất đắc địa, từ cơ sở hạ tầng đã hoàn thiện, 2 bên có Quốc lộ 46 và đại lộ Vinh - Cửa Lò, cùng nhiều yếu tố khác thì với giá đã trúng là không cao” - chị Kiều chia sẻ.
Ông Nguyễn Công Ánh - Chủ tịch UBND xã Nghi Phong (huyện Nghi Lộc) thông tin, khép lại buổi đấu giá cho thấy, nhu cầu mua đất ở của người dân là rất lớn và đây là nhu cầu thật.
“Nhiều người tỏ ra tiếc nuối khi không mua được lô đất nào tại dự án này. Sắp tới xã Nghi Phong sáp nhập vào thành phố Vinh, theo quy định của Chính phủ sẽ không được phân lô bán nền” - ông Ánh thông tin thêm.
Cũng theo ông Ánh, riêng lô đất số 42, ban tổ chức đấu giá sẽ cho kiểm tra camera giám sát nhằm đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của khách hàng tham gia đấu giá.
Trao đổi với VietNamNet, bà Trương Thị Thanh Huyền - Trưởng Phòng TN&MT huyện Nghi Lộc (Nghệ An) chia sẻ, vị trí hạ tầng khu đất được đầu tư khá đẹp, thuận lợi cho người dân xây dựng nhà ở. Mặt khác, tâm lý của người có nhu cầu mua đất tại đây là sắp sáp nhập vào TP Vinh thì giá đất sẽ cao hơn so với giá khởi điểm.
“Nhiều bà con đã tập trung về Nghi Phong với mong muốn sẽ mua được đất qua đấu giá. Thời gian qua, tỷ lệ bỏ cọc tại các khu đấu giá trên địa bàn Nghi Lộc gần như không có. Điều đó có thể thấy không phải nhu cầu mua đất là ảo” - bà Huyền nhận định.
" alt=""/>Đấu giá đất ven đại lộ VinhTừ năm 2018 đến nay, thành phố đã nhiều lần có kế hoạch bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư trên nhưng chưa thể tổ chức. Dự kiến đến tháng 8/2025, các cơ quan chức năng sẽ hoàn tất thủ tục pháp lý và tổ chức bán đấu giá trước tháng 11/2025.
Có vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố nhưng nhiều năm qua chỉ làm bãi giữ xe là khu “đất vàng” tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1. Tháng 9/2022, Cục Thi hành án dân sự đã bàn giao khu đất này cho UBND TP.
Khu đất gần 5.000m2 nói trên liên quan đến cựu Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Tài trong vụ án “biến đất công thành đất tư”. Sau khi tiếp nhận, UBND TP đã giao Trung tâm Phát triển quỹ đất, Sở TN-MT quản lý.
Cách đó không xa, khu “đất vàng” hơn 6.000m2 tại địa chỉ số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1 cũng bị bỏ trống đầy lãng phí. Khu đất này cũng liên quan đến vụ án biến đất công thành đất tư, được TAND cấp cao tại Hà Nội xử phúc thẩm vào tháng 1/2022. Tháng 10/2022, Trung tâm Phát triển quỹ đất TP được giao quản lý khu đất này.
Cũng ở quận 1, khu “đất vàng” hơn 6.200m2 tại địa chỉ số 33 Nguyễn Du; 34-36 và 42 Chu Mạnh Trinh, phường Bến Nghé cũng bị bỏ trống nhiều năm. Cuối năm 2022, UBND TP có quyết định thu hồi khu đất này và giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý.
Năm 2001, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) lập phương án xử lý, sắp xếp lại 4 cơ sở nhà đất trên theo hướng xây cao ốc văn phòng và nhà cao tầng để bán, cho thuê.
Ban đầu, Vinafood 2 muốn trực tiếp làm chủ đầu tư nhưng sau đó chuyển sang phương án hợp tác liên kết, góp vốn với công ty tư nhân để thành lập pháp nhân mới. Bằng hình thức hợp tác lòng vòng, Vinafood 2 đã chuyển nhượng trái phép khu đất trên.
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố với 4 mặt tiền đường hiếm hoi nhưng nhiều năm qua vẫn bỏ trống là khu đất của dự án xây mới nhà thi đấu Phan Đình Phùng, số 8 Võ Văn Tần, quận 3. Đây là một trong những dự án đầu tiên của thành phố được đầu tư theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) từ năm 2008.
Đầu năm 2017, nhà thi đấu Phan Đình Phùng được tháo dỡ. Dự án xây mới nhà thi đấu dự kiến có tổng vốn đầu tư 1.953 tỷ đồng và hoàn thành sau 2 năm. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa thể triển khai. Tháng 5 vừa qua, UBND TP quyết định chuyển dự án này từ hợp đồng BT sang đầu tư công.
Liên quan đất công, UBND TP đang thực hiện các thủ tục pháp lý để thu hồi khu đất 3,1ha tại số 152 Trần Phú, quận 5. Đây là khu đất tọa lạc 3 mặt tiền đường Trần Phú - Lê Hồng Phong - Trần Nhân Tôn.
Có quyền sử dụng từ năm 2005 nhưng Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đã mang khu đất trên góp vốn vào công ty tư nhân. Thanh tra Chính phủ kết luận việc Vinataba góp vốn bằng khu đất là vi phạm và năm 2023, UBND TP ra quyết định thu hồi.
Được quy hoạch xây dựng khu phức hợp cao ốc văn phòng và căn hộ cao cấp nhưng gần 20 năm qua, khu đất vàng nói trên bị bỏ trống, cỏ dại mọc um tùm. Mới đây, Sở TN-MT ra thông báo thu hồi và huỷ bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khu này.