Theo Ban Tổ chức, mọi công dân Việt Nam trong và ngoài tỉnh Hậu Giang có ý tưởng và dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, dự án đang trong quá trình triển khai trên địa bàn tỉnh Hậu Giang phù hợp với quy định của pháp luật đều được tham dự cuộc thi.
Bài thi là các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuộc các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung phù hợp với chủ đề cuộc thi. Trong đó, ưu tiên các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch
Mỗi cá nhân hoặc nhóm gửi bản đăng ký về Ban Tổ chức thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan Thường trực (file word và bản gốc giấy A4 có chữ ký của thí sinh). Kết quả vòng sơ khảo sẽ dựa trên điểm số từ Ban Giám khảo chấm và xét duyệt ý tưởng theo tiêu chí đề ra.
Các thí sinh vượt qua vòng sơ khảo sẽ được tham gia khóa tập huấn kỹ năng cần thiết về cách thuyết trình, kỹ năng nói, kỹ năng trình chiếu, kỹ năng viết để đảm bảo chất lượng tham gia cuộc thi cũng như thuyết phục Ban Giám khảo.
Sau khóa tập huấn, các thí sinh phải nộp bản ý tưởng, dự án hoàn thiện về Ban Tổ chức. Tại vòng bán kết, thí sinh trình bày ý tưởng theo một trong các hình thức sau: thuyết trình, sơ đồ tư duy, trình chiếu, video clip, trưng bày sản phẩm (nếu có), đồng thời phản biện với Ban Giám khảo, nhà đầu tư hoặc các chuyên gia, đối tượng khác.
Các ý tưởng, dự án khả thi sẽ được chọn tham gia vòng chung kết, hoàn chỉnh các nội dung do Ban Giám khảo góp ý, gửi về Ban Tổ chức để tổng hợp trước 15 ngày tổ chức thi vòng chung kết.
Đối với vòng chung kết, các thí sinh sẽ trình bày những nội dung mới, nội dung sáng tạo, trình chiếu sản phẩm, trưng bày sản phẩm, mô hình khác biệt so với vòng bán kết, để chứng minh được ý tưởng, sáng tạo nổi trội của riêng mình, từ đó cho thấy được giá trị của ý tưởng, dự án, mô hình, sản phẩm của mình; đồng thời, mang tính cạnh tranh hơn so với các ý tưởng khác; phản biện với Ban Giám khảo, nhà đầu tư hoặc các chuyên gia, đối tượng khác.
Cuộc thi diễn ra từ tháng 4 đến tháng 6/2025. Chung cuộc, Ban Tổ chức sẽ trao 1 giải nhất trị giá 80 triệu đồng, 1 giải nhì trị giá 50 triệu đồng, 2 giải ba 30 triệu đồng, 6 giải khuyến khích mỗi giải 10 triệu đồng. Ngoài ra, Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ một phần kinh phí cho 10 ý tưởng, dự án được vào vòng chung kết nhưng không đạt giải, trị giá 3 triệu đồng/thí sinh.
Đình Sơn
" alt=""/>Hậu Giang tổ chức cuộc thi khởi nghiệp lần thứ IVChị Trần Hạnh Lê bùi ngùi: “Chỉ cần nghĩ đến cảnh thằng bé phải phập phồng đối diện với tử thần suốt nhiều giờ: Đói, khát, mệt lả, vô vọng, chết dần trong sự hoảng loạn, cô đơn, dịch tràn ra mắt, mũi, trực tràng vì nhiệt độ trong xe; không một ai giúp đỡ, không có cách nào thoát khỏi mà cũng không thể chết ngay lập tức. Đọc mà đứt từng khúc ruột. Bố mẹ mang nặng, đẻ đau, làm hùng hục như trâu để chọn cho con trường tốt nhất, mong con trưởng thành, hạnh phúc, lấy vợ sinh con. Cả một bầu trời trước mắt bỗng dưng tắt ngúm sau lưng”.
![]() |
Cơ quan điều tra thu thập thông tin về vụ việc tại Bệnh viện E Hà Nội lúc 21h50 tối 6/8. Ảnh: Thuý Nga |
Chị Quỳnh Hoa chia sẻ: “Cũng làm trong ngành giáo dục mà tôi không hiểu nổi sự tắc trách của giáo viên đưa đón học sinh này. Người ta nói, khi đi chơi hay bất kể đi đâu bằng xe bus, cô giáo như học đếm, đếm đi đếm lại, rà soát thật kĩ rồi mới xuống xe. Làm việc như thế khiến con người ta bị như vậy. Rồi ai sẽ đền bù cho họ? Liệu có đền được không?”.
Chung ý kiến với chị Hoa, anh Nguyễn Hoàng Mai nhận định: “Đúng vậy, giáo viên không thể nào xuống xe mà không thấy cháu, nhìn trong hình cháu cũng khá lớn, giống như học sinh lớp 4, lớp 5. Nếu là ngủ quên không lẽ cô giáo không gọi cháu dậy. Lúc đón là 10-12 cháu, lúc xuống chẳng nhẽ cô giáo không kiểm tra lại? Lý do ngủ quên lại càng khó tin. Xe có nhiều bạn nhỏ như vậy, chẳng lẽ không gọi nhau hay báo với cô giáo đưa đón hay sao?”.
“Cháu tôi cũng học tiểu học. Hôm thứ hai không đến trường tập trung, cô giáo còn gọi điện về nhà hỏi ngay. Trong khi đây là trường quốc tế mà làm việc tắc trách đến vậy”, chị Daisy chia sẻ.
![]() |
Học sinh trường Gateway qua cửa bảo vệ nghiêm ngặt. Ảnh: Phạm Hải |
Khi Trường Quốc tế Gateway đưa ra thông tin bé trai bất tỉnh trên xe bus do bị bỏ quên trên xe, nhiều phụ huynh tỏ ra ngờ vực, khó tin. Đặc biệt, khi xem lại camera, khi cậu bé được đưa xuống, cơ thể đã cứng đơ.
Anh Khánh Hoàng cho biết: “Ngồi trong xe kín không khí sau 30 - 40 phút là đã gần như mất hết oxy, đứa trẻ có thể đã mất hết ý thức rồi. Chưa kể trời nắng nóng khiến không khí trong xe ngột ngạt, đứa trẻ bị nhốt đến 9 giờ đồng hồ mà giáo viên nói còn thở khi được phát hiện”.
Nhiều phụ huynh đồng quan điểm với anh Hoàng, chị Nguyễn An Khanh chia sẻ: “Có thể đứa trẻ bị ngạt thở do trong xe ô tô kín, cộng với trời nóng và hoảng loạn nên thiếu oxy. Đến người lớn chắc cũng chỉ chịu được khoảng 2-3 giờ”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những ý kiến khác.
Anh Khánh Ngọc đưa ra ý kiến: “Đó là xe khách chứ có phải xe con đâu mà ngạt thở. Tôi chạy xe con, có những đêm đóng cửa kín bưng để ngủ mà có sao đâu. Vì vậy, không thể nói đưa bé tử vong do thiếu oxy”.
Một số phụ huynh đã tìm hiểu thông tin về nguyên nhân có thể tử vong ở trong xe kín.
Anh Gia Thuấn cho biết: “Trên thực tế, khi nhiệt độ ngoài trời là 30 độ C, nếu chiếc xe hơi đỗ ngoài bãi trong vọng 15 phút, nhiệt độ trong xe có thể làm chín một quả trứng gà. Theo tài liệu mà tôi nghiên cứu được, lúc đó, nhiệt độ trong xe có thể tăng từ 10 – 15 độ C”.
Anh Văn Nguyên nhận định: “Hiện tượng trẻ chết do sốc nhiệt trong xe kín không còn là mới. Thậm chí, các nước như Mỹ còn ban hành luật cấm để trẻ một mình trong xe. Trong môi trường kín, nhiệt độ tăng rất nhanh, thậm chí có thể tăng so với môi trường bên ngoài tới 20 độ C, chưa kể trời Hà Nội hôm qua khá nắng. Cơ thể trẻ có diện tích bề mặt nhỏ hơn người lớn, không thể thoát nhiệt nhanh như bên ngoài, lúc này dễ xay ra tình trạng rối loạn thân nhiệt, sốc nhiệt. Các cơ quan của cơ thể chỉ hoạt động bình thường ở điều kiện nhiệt độ thích hợp, quá nóng hay quá lạnh đều dẫn đến suy kiệt thậm chí dừng hoạt động hoàn toàn. Nếu thằng bé ngạt thở trong lúc ngủ còn đỡ, nghĩ đến việc nó đã tỉnh rồi vô vọng tìm cách thoát ra, xong ngồi khóc rồi lịm dần trong một con xe cứ thế nóng như lửa. Đấy là một viễn cảnh không thể chịu đựng được. Tôi mong pháp luật trừng trị thật thích đáng”.
![]() |
Phụ huynh tự đưa đón con. Ảnh: Phạm Hải |
Hiện tại, các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra nguyên nhân dẫn đến tử vong của bé L.H.L.
Sự việc không chỉ khiến nhiều phụ huynh đau lòng, mà còn cả sự lo lắng cho con em, cho những đứa trẻ ngây thơ.
Nhiều phụ huynh kiến nghị, lái xe sau khi trả học sinh, chỉ nên đóng cửa chính của xe, không nên đóng cửa sổ để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Cùng với đó, nhà trường và gia đình cùng cần phổ cập thêm những kỹ năng sinh tồn cần thiết cho các bé trong trường hợp bị mắc kẹt trong xe, trong nhà, trong kho… Đặc biệt là ở những nơi có nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh quyết định từ giờ sẽ tự đưa đón con đi học.
Khánh Hòa
- Đại diện Trường Phổ thông liên cấp Quốc tế Gateway đã có bản tường trình sơ bộ những thông tin ban đầu về vụ bé 6 tuổi tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường.
" alt=""/>Phụ huynh dò nguyên nhân tử vong của bé 6 tuổi trường gateway tử vong