Các cây vợt bóng bàn CAND - T&T thi đấu thăng hoa tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 (Ảnh: VA).
Về mặt cá nhân, Đinh Anh Hoàng, Vũ Mạnh Huy, Trần Mai Ngọc và Hoàng Trà My cùng giành được 4 huy chương vàng. Ngoài ra, tay vợt trẻ đang lên Nguyễn Văn Tuấn Anh (lứa tuổi 15) cũng đóng góp 2 huy chương vàng cho bóng bàn CAND - T&T. Điều này cho thấy sức vươn rất mạnh mẽ của những tay vợt triển vọng của bóng bàn CAND - T&T.
Cuối tháng 5/2024, CLB bóng bàn CAND - T&T được thành lập sau khi Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Tập đoàn T&T Group ký kết Biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực tuyển chọn và đào tạo VĐV Bóng bàn tham gia thi đấu cho lực lượng CAND.
Tại giải bóng bàn VĐQG 2024 ở Khánh Hòa, CLB bóng bàn CAND - T&T đã giành 2 HCV, 3 HCB, vượt xa chỉ tiêu đặt ra. Trước đây, bóng bàn ngành công an chưa từng giành HCV ở giải quốc gia. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác với T&T Group đã giúp nâng tầm bóng bàn CAND, giúp bóng bàn ngành công an có được thành tích lịch sử.
Tiếp đó, tại giải bóng bàn trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc 2024 (Đà Nẵng), CLB bóng bàn CAND - T&T đã xuất sắc giành ngôi nhất toàn đoàn với 13 HCV, 7 HCB và 10 HCĐ.
Hồi đầu tháng 8 vừa qua, Tập đoàn T&T Group đã tặng thưởng tới gần 1,5 tỷ đồng để động viên, khích lệ tinh thần, cũng như ghi nhận những cống hiến của HLV Vũ Mạnh Cường cùng các học trò xuất sắc như Đinh Anh Hoàng, Trần Mai Ngọc, Lê Đình Đức…, mức thưởng kỷ lục ở làng bóng bàn Việt Nam.
Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group Đỗ Vinh Quang (thứ ba từ phải sang) nhận bảng danh vị nhà đồng hành kim cương từ hiệp hội thể thao CAND (Ảnh: VA).
Mới đây, Tập đoàn T&T Group đã vinh dự được Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam trao bảng danh vị nhà đồng hành Kim Cương, ghi nhận những đóng góp tích cực, hiệu quả của tập đoàn cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
" alt=""/>Bóng bàn CANDKhoảng 5 năm trước, sau giờ làm, gần như anh đều "đóng khung" hình ảnh với các cuộc nhậu với đối tác, khách hàng, bạn bè... Những cuộc nhậu khiến anh thường xuyên cảm thấy "như bị ốm".
Dịch Covid-19 khiến anh quan tâm hơn đến sức khỏe và bắt đầu chạy bộ. Sau một thời gian, chạy bộ đã mang đến "phiên bản tốt hơn" cả sức khỏe lẫn tinh thần và trở thành thói quen thường ngày của anh. Tham gia cộng đồng và câu lạc bộ (CLB) công ty, gặp gỡ nhiều thành viên có thâm niên chơi thể thao qua các giải đấu, anh Phương được nghe và truyền cảm hứng về hành trình chơi nhiều môn phối hợp nên quyết định tập thêm bơi lội.
Anh Phương thường xuyên duy trì thói quen bơi - chạy (Ảnh: DNSE).
Sau 4 năm tập luyện, anh Phương giờ là vận động viên (VĐV) có tiếng trong nội bộ DNSE, từng góp mặt ở các giải đấu nhiều môn phối hợp khắp Việt Nam. Theo anh, sức hút của hai môn phối hợp nằm ở sự đa dạng. Chạy bộ giúp rèn luyện đôi chân khỏe, ý chí bền bỉ không bỏ cuộc; còn bơi lội giúp đôi tay, hông trở nên linh hoạt, dẻo dai hơn. Hơn hết, việc duy trì thói quen thể thao giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, đủ duy trì hiệu suất công việc tốt trong môi trường tài chính cần sự chính xác, kỷ luật và tập trung cao độ.
"Thể thao dạy tôi sự kiên trì, kỷ luật, cũng là nền tảng giúp cho công việc tốt hơn", Trưởng phòng khách hàng cao cấp DNSE khẳng định.
Aquathlon trở thành trào lưu ở nhiều công sở (Ảnh: DNSE).
Từ những "hạt nhân" ban đầu như anh Phương, nhiều thành viên khác của DNSE cũng bắt đầu tìm đến aquathlon. Phần lớn họ là vận động viên chạy bộ (runner), muốn tìm kiếm thử thách mới, làm phong phú trải nghiệm bản thân.
Không chỉ tại DNSE, tập luyện hai môn phối hợp gần đây trở thành trào lưu tại nhiều công sở. Thanh Luật, 27 tuổi, nhân viên truyền thông tại TPHCM cũng bắt đầu chơi hai môn phối hợp khoảng nửa năm. Trước đây, anh chỉ duy trì chạy bộ khoảng 5-10 km mỗi ngày. Cuối 2023, anh thấy vài đồng nghiệp đăng ký tham gia bơi - chạy tại giải DNSE Aquaman Vietnam - Phan Thiết nên tò mò, tìm hiểu.
"Hầu hết đồng nghiệp đều nhận xét vừa bơi vừa chạy thú vị hơn, tạo cảm giác thách thức nhưng cũng sảng khoái khi chinh phục thành công. Thế là họ rủ tôi cùng tập", Luật nói.
Tuần hai ngày, Luật cùng đồng nghiệp đến bể bơi gần công ty sau giờ làm. Sáng sớm, anh tranh thủ chạy 30 phút - 1 tiếng. Nhân viên 27 tuổi cho rằng chơi nhiều môn giúp tránh cảm giác nhàm chán vì mỗi ngày đều có thách thức, mục tiêu mới. Sau nửa năm tập luyện, anh quyết định lần đầu tham gia cự ly bơi 500m, chạy 5km tại DNSE Aquaman Vietnam ngày 1/12 tới.
DNSE Aquaman Vietnam là sân chơi hàng đầu của bộ môn phối hợp bơi - chạy.
Aquathlon hay bơi - chạy trở nên phổ biến ở Việt Nam trong khoảng 3 năm qua. Số lượng người tham gia tăng đều theo từng năm vì nhiều lý do. Đầu tiên là bộ môn này giúp phát triển toàn diện các nhóm cơ, rèn luyện sức mạnh, tốc độ, vóc dáng. Thứ hai, chơi aquathlon đỡ tốn kém hơn triathlon vì người tham gia không cần mua xe đạp, cũng không gặp bất tiện khi phải mang xe đạp theo nhiều nơi mỗi lần thi đấu.
Với dân văn phòng, aquathlon cũng có nhiều sức hút. Theo các VĐV, bộ môn này dễ chơi vì chỉ cần đầu tư đôi giày chạy, đồ bơi, kính bơi. Thời gian tập luyện có thể ngay sau lúc tan ca hoặc đầu ngày. Với người ở trong các khu chung cư, việc chơi aquathlon thuận tiện hơn vì đa số các địa điểm này có sẵn đường chạy bộ và hồ bơi. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, aquathlon cũng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sự tập trung, bền bỉ.
Cầu nối gắn kết văn hóa doanh nghiệp
Theo ông Nguyễn Hoàng Giang, Chủ tịch HĐQT DNSE, cũng là một thành viên năng nổ của phong trào bơi - chạy, hoạt động trong lĩnh vực tài chính có đôi phần khô khan, nhưng đội ngũ nhân viên DNSE luôn duy trì tinh thần thoải mái, năng lượng, sự năng động, sáng tạo nhờ thể thao.
DNSE có phong trào thể thao sôi nổi.
Ông Giang chia sẻ: "Thể thao đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu của DNSE để duy trì một môi trường làm việc trẻ trung, làm hết sức, chơi hết mình. DNSE Aquaman Vietnam hay các giải thể thao nội bộ đã giúp nhân viên gắn bó với công ty và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp một cách rất tự nhiên. Khi tham gia đồng tổ chức DNSE Aquaman Vietnam, lãnh đạo công ty mong muốn lan tỏa phong trào trong cộng đồng, thúc đẩy tinh thần nỗ lực, dám dấn thân trong thể thao cũng như mọi khía cạnh cuộc sống".
Tới đây, DNSE Aquaman Vietnam 2024 tổ chức tại Hồ Tràm ngày 1/12 dự kiến thu hút 2.000 người. Trong đó, rất nhiều hội, nhóm, người tham gia là dân văn phòng, nhiều người lần đầu thử sức hai môn phối hợp. Với sự phát triển của phong trào này, người yêu thể thao, các runner có thêm sân chơi thử thách bản thân, gắn kết và lan tỏa đam mê aquathlon với cộng đồng.
" alt=""/>Bộ môn phối hợp bơiQuang Dương (bên phải) đã giành chức vô địch giải thế giới (Ảnh: PPA).
Đây là lần đầu tiên Quang Dương giành danh hiệu trong hệ thống giải của PPA (Hiệp hội Pickleball chuyên nghiệp), dù trước đó anh từng hai lần hạ gục tay vợt số 1 thế giới Benjamin Johns.
Chia sẻ sau khi giành chức vô địch danh giá, Quang Dương cho biết: "Christian và tôi đã chơi rất tốt. Chúng tôi giữ vững lối chơi và điều này đã mang lại kết quả xứng đáng. Đây thực sự là một trải nghiệm tuyệt vời".
Quang Dương tên đầy đủ là Dương Thiên Quang, sinh năm 2006 tại Manhattan Beach, California, Mỹ. Anh có bố mẹ đều là người Việt Nam. Ngay từ nhỏ, anh đã làm quen với nhiều bộ môn khác nhau như tennis, bóng bàn và padel. Năm 2020, Quang Dương biết đến pickleball sau khi xem một trận đấu chuyên nghiệp trên truyền hình.
Quang Dương xếp thứ 7 thế giới ở nội dung đơn nam trên bảng xếp hạng PPA Tour (Ảnh PPA Tour).
Kể từ đó tới nay, VĐV này đã say mê và bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Nhờ nền tảng vững chắc từ các môn thể thao khác, Quang Dương đã nhanh chóng tiến bộ vượt bậc.
Tay vợt này được đánh giá là thần đồng ở môn pickleball. Ở tuổi 18, anh đã vươn lên vị trí thứ 7 thế giới ở nội dung đơn nam trên bảng xếp hạng PPA Tour. Còn ở nội dung đánh đôi, Quang Dương đang xếp thứ 37.
Cần nói thêm rằng, vào tháng 1/2024, Quang Dương vẫn còn xếp thứ 19 thế giới nhưng chưa đầy 7 tháng sau, anh đã nhảy vọt lên thứ 7.
" alt=""/>Thần đồng pickleball gốc Việt vô địch giải quốc tế, xếp thứ 7 thế giới