Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nhận nhiều đánh giá tích cực từ khán giả với kết cấu chặt chẽ, kịch bản thú vị và diễn xuất sắc của dàn diễn viên tài năng. Chỉ xoay quanh một buổi họp bạn tại gia, bộ phim lột tả được vô vàn chủ đề nóng hổi, thực tế trong cuộc sống hiện đại.
Mỗi nhân vật trong phim đều có những tính cách riêng, những khía cạnh sáng tối trong cuộc sống. Có thể nói không có nhân vật nào thật sự là một kẻ xấu nhưng cuối cùng, tất cả đều chịu những tổn thương xuất phát từ hai chữ: niềm tin.
Ông Tấn gặp vợ tại một đám cưới ở quê. Giữa cái ồn ào náo nhiệt của cả trăm người, sự duyên dáng của bà Hột đã khiến ông thầm thương ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Khi đó, bà Hột mới 17 tuổi - cái tuổi còn quá vô tư để hiểu thế nào là tình yêu.
“Lúc anh nói ‘bây giờ anh thương em, em nghĩ sao’, tôi bồn chồn, không biết yêu là sao. Tôi cũng biết cha mẹ anh không còn, nghề nghiệp thì chưa có. Nếu giờ tôi nói yêu rồi thì sau này phải cưới, mà cưới rồi thì không biết có tương lai không. Tôi hoang mang lắm, nhưng mẹ tôi thương anh thật thà chất phác.
Từ khi gặp tới lúc cưới khoảng 2 năm, anh chỉ dám nắm tay tôi 1-2 lần. Lúc anh nắm tay là tôi run như bị liệt luôn vậy. Ngày cưới cũng chỉ nắm tay làm lễ chưa có nụ hôn đầu. Cưới nhau hơn 10 ngày mới động phòng, nằm cạnh nhau mà ai cũng run quá trời, mắc cỡ cả tháng”, bà Hột bồi hồi nhắc lại.
Ông Tấn thì hài hước tiết lộ, lần đầu nắm được tay người phụ nữ mình yêu, ông run toát mồ hôi hột, về nhà lưu luyến còn không dám rửa tay.
Chuyện tình của cặp đôi từ lúc bén duyên đến khi đi đến hôn nhân biết bao ngọt ngào. Nhưng cuộc sống sau đó lại lắm gian truân, hai vợ chồng gồng lưng nuôi 4 đứa con mãi không thoát được chữ “nghèo”.
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng được mẹ cho hai mẫu ruộng làm vốn nhưng thiên tai lũ lụt khiến cả nhà vừa nợ, vừa khốn đốn không đủ ăn; con gái thứ hai học tới lớp 4 phải nghỉ vì nhà không đủ điều kiện học tiếp. Kinh tế chưa ổn định, bà Hột lại bị bệnh đường ruột phải nhập viện. Hai vợ chồng xoay đi xoay lại cũng chỉ mượn được vài đồng cầm cự qua ngày.
“Nhiều khi ngồi nghĩ mà rớt nước mắt, sao cuộc đời mình khổ dữ. Lấy chồng nhưng không nhờ được nhà chồng. Chồng thì ai thuê gì làm đó chứ không có nghề nghiệp chính. Buồn thì buồn nhưng tâm tôi không bất mãn, không cãi nhau với anh. Mình nghèo mà, đi mượn cũng đâu có dễ, chỉ lay lắt được 1-2 triệu đồng.
Tôi nằm viện thì sáng người ta cho cháo ăn, anh thì đi xin cơm từ thiện. Chưa khỏi hẳn tôi xin về vì biết gia đình cũng không còn tiền để lo nữa. Hai vợ chồng cùng người con trai thứ ba đi giẫy cỏ, trồng mía mướn cho người ta một ngày được 17 ngàn đồng nhưng hôm nào thích thì người ta trả. Tôi đi mua thiếu người ta 5kg gạo, hứa 10 ngày sẽ trả mà người ta chưa trả tiền công thì tôi lấy đâu trả. Chủ nợ tới chửi hai vợ chồng, nước mắt tôi tuôn đầy chén cơm không ăn nổi nữa”, bà Hột tâm sự về quãng thời gian cả nhà sống trong sự cùng cực của nghèo khổ.
Nghe tâm sự của vợ, ông Tấn càng chạnh lòng: “Tôi cũng buồn lắm chứ. Mình bổn phận làm chồng, làm cha mà không lo được cho vợ con như người ta”.
Khó khăn là vậy nhưng cả hai luôn trọng tình nghĩa vợ chồng, chưa từng nghĩ đến chuyện rời bỏ nhau và chỉ chuyên tâm làm ăn mong một ngày khá hơn.
Cuối cùng, “trái ngọt” cũng đã đến. Cả 4 người con của ông bà đều đã có công việc ổn định, hết lòng phụng dưỡng và bù đắp cho những khó khăn ba mẹ đã trải qua.
Xuất hiện tại chương trình, anh Đặng Trung Thuật - con trai út rơi nước mắt chia sẻ: “Khi mình nhận thức được mọi việc thì gia đình rất khổ. Nhưng điều đó cũng trở thành động lực để mình cố gắng bằng mọi thứ lo cho cha mẹ cuộc sống tốt nhất. Khi đã có công việc và kinh tế ổn định, việc đầu tiên mình làm là xây nhà cho ba mẹ, tạo điều kiện dẫn ba mẹ đi chơi, đi ăn những món ngon nhất”.
Giây phút cậu con út đưa ra hai món quà bất ngờ, ai cũng nghẹn ngào: “Hôm nay con mang tới bó hoa này để ba tặng mẹ. Xưa giờ gia đình mình khổ, tiền ăn còn không dư nên ba chưa bao giờ mua hoa tặng mẹ. Ngày xưa, ba mẹ cưới nhau cả cặp nhẫn cưới cũng không có. Nay con nhân chương trình lưu lại kỷ niệm ba mẹ có thể trao nhẫn cưới cho nhau”.
Khoảnh khắc đôi vợ chồng U70 trao nhau chiếc nhẫn đầu tiên sau 45 năm kết hôn và nói những lời yêu thương với bạn đời khiến những người có mặt rơi nước mắt vì xúc động. MC Quyền Linh bày tỏ: “Có rất nhiều giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi xuống. Tình trăm năm không chỉ có sự chờ đợi, sự cố gắng, nỗ lực mà còn có sự nhường nhịn để cả hai nắm chặt tay nhau đi qua giông bão cuộc sống. Chúng ta đã có một kết quả đẹp ngày hôm nay, chúc mừng gia đình”.
Đây là cách mà chúng ta thường được học để trả lời câu hỏi "How are you?" (Bạn thế nào/ Bạn có khỏe không?), nhưng nghe không tự nhiên, người bản ngữ cũng hiếm khi nói vậy.
Thay vào đó, bạn nói: "I'm good, thanks. And you?" hoặc "I'm great, thanks. And you?" (Tôi khỏe, cảm ơn, bạn thì sao?).
Với bạn bè thân mật, có thể nói: "I'm good, thanks, you?".
2. "Hello Teacher!", "Dear Teacher!"
Ở các nước bản xứ hay lớp học tiếng Anh, nếu bạn gọi giáo viên, giảng viên là "teacher" sẽ rất buồn cười. Hãy gọi tên "first name" của họ (James, John, Ann, Michelle, ...) trong tình huống thân mật.
Nếu bạn muốn lễ phép và trang trọng hơn, có thể thêm Mr./Mrs./Ms./Dr. ở trước "surname" (tên họ) như: Mr. Cronin, Dr. Brown, Mrs. Smith, Ms. Green...
Điều này cũng áp dụng cho việc viết thư (email). Ví dụ: "Hi James...," (Gửi James); "Dear Mr. Cronin,..." (Gửi thầy Cronin).
3. "Married with..."
Khi ai đó kết hôn với ai, người Việt hay nói "married with" nhưng dùng thế là sai. Người bản ngữ sẽ nói "married to" (someone is married to someone).
Ví dụ:
"She's married to James" (Cô ấy kết hôn với James)..
Hoặc, bạn có thể dùng "are married": "They are married" (Họ đã kết hôn rồi); "John and Sophia are married" (John và Sophia đã kết hôn với nhau).