Trường ĐH Nha Trang sẽ tuyển sinh theo 4 phương thức gồm:Phương thức 1:Sử dụng điểm xét tốt nghiệp THPT năm 2021, tối thiểu là 40% tổng chỉ tiêu để xét tuyển tất cả các ngành đào tạo theo phương thức này (không tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng khi xét tuyển). Điểm này được tính dựa trên 70% điểm thi tốt nghiệp THPT (tổng điểm 4 bài thi) và 30% điểm trung bình cả năm lớp 12 + điểm ưu tiên (nếu có).
Phương thức 2:Sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tối đa 30% tổng chỉ tiêu để xét tuyển tất cả các ngành theo phương thức này. Trường bổ sung điều kiện nhận hồ sơ xét tuyển khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT.
 |
Trường ĐH Nha Trang dùng điểm xét tốt nghiệp để tuyển sinh 2021 |
Phương thức 3:Sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2021 (tối đa 25% tổng chỉ tiêu) để xét tuyển tất cả các ngành đào tạo. Với phương thức này, không tính điểm ưu tiên khu vực và đối tượng khi xét tuyển.
Phương thức 4:Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển cho tất cả các ngành đào tạo (tối đa 5% tổng chỉ tiêu).
Trong đó, gồm xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo phương thức riêng của trường.
Đối với phương thức tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định riêng của trường, Trường ĐH Nha Trang xét 3 nhóm thí sinh cụ thể.
Nhóm 1 là học sinh của 82 trường THPT chuyên, năng khiếu thuộc các trường đại học, các tỉnh thành; Học sinh của 50 trường THPT thuộc nhóm 100 trường có điểm trung bình thi THPT cao nhất cả nước trong 3 năm 2018, 2019, 2020.
Thí sinh tốt nghiệp THPT, đạt danh hiệu học sinh giỏi năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 hoặc là thành viên đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; hoặc đạt giải Nhất, Nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh; Có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, lớp 11 và lớp 12 đều có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Nhóm 2 là những thí sinh tham gia cuộc thi Môi trường xanh Khánh Hòa (áp dụng với ngành Công nghệ sinh học và ngành Kỹ thuật môi trường) sẽ được xét tuyển thẳng nếu có 1 trong các tiêu chuẩn: đoạt giải Nhất, Nhì hoặc Ba của cuộc thi, có giấy chứng nhận tham gia cuộc thi; Tốt nghiệp THPT từ loại giỏi trở lên, có giấy chứng nhận tham gia cuộc thi.
Thí sinh vượt qua vòng loại đầu tiên của cuộc thi được thêm 1 điểm; thí sinh vào tới vòng bán kết của cuộc thi cộng thêm 2 điểm, vào vòng chung kết (vòng cuối cùng) của cuộc thi được cộng thêm 3 điểm.
Nhóm 3 là những thí sinh đạt đồng thời các tiêu chuẩn: Có chứng chỉ IELTS quốc tế từ 5.5 điểm hoặc TOEIC quốc tế 550 điểm hoặc TOEFL (iBT) 65 điểm trở lên (còn hiệu lực) và tốt nghiệp THPT từ loại khá trở lên.
Lê Huyền

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói về phương án tuyển sinh 2021
Hôm nay (21/12), Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức họp bàn về phương án tuyển sinh năm 2021. Theo đó, trường dự kiến sẽ tiếp tục tuyển sinh theo 3 phương thức.
" alt=""/>Trường ĐH Nha Trang dùng điểm xét tốt nghiệp để tuyển sinh 2021
Buổi Talkshow được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia với sự tham gia của gần 4.000 sinh viên hai khóa 13 và 14 trường ĐH Đại Nam. |
TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường phát biểu mở đầu sự kiện |
Phát biểu mở đầu Talkshow, TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Đại Nam (DNU) nhấn mạnh: “Sự khác biệt giữa SV thành công và SV thất bại là động cơ học tập. SV có động cơ học tập biết mình cần gì và phải làm gì khi vào đại học... Hy vọng rằng, sau khi được diễn giả Lê Thẩm Dương truyền lửa, các em sẽ xác định được mục tiêu học đại học và hành động để thay đổi chính cuộc đời của mình”.
Không học đại học có thể thành công?
Bắt đầu buổi chia sẻ với thầy trò Đại Nam, diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết hiện có rất nhiều quan điểm về việc học đại học, trong đó có quan điểm “không cần học đại học vẫn thành công” với việc đưa ra rất nhiều minh chứng điển hình như Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg… Tuy nhiên, ông khẳng định đây là sai lầm nghiêm trọng “người ta không hiểu nên người ta nói vậy thôi”. Diễn giả dẫn chứng: Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Bầu Đức của Việt Nam là những trường hợp vô cùng cá biệt trên thế giới. Trên thực tế, họ là những người học nhiều nhất và chưa bao giờ dừng học tập.
 |
Hơn 4.000 chỗ ngồi được phủ kín bởi màu áo cam truyền thống của DNU |
Theo diễn giả: “Nhân loại đã phải đổ cả máu và nước mắt để chứng minh, còn tôi chỉ là người đi nói lại với các bạn. Đó không phải là tri thức tôi phát minh ra. Không học đại học mà vẫn thành công ư? Đừng lầm tưởng nữa!”
Thành công không trông chờ được vào may rủi
Diễn giả Lê Thẩm Dương cho biết thêm, đại học không phải con đường học tập duy nhất nhưng chất lượng cuộc sống của người có học và người không học có sự phân hóa rất lớn.“Các bạn đã trên 18 tuổi, quyết định tương lai trở thành ai là do quyết định của bạn.”
 |
Diễn giả Lê Thẩm Dương như được truyền lửa bởi gần 4000 thầy trò Đại Nam |
Các nghiên cứu cũng cho thấy, 80% người nghèo khổ trong xã hội không có học sau phổ thông; 90% người giàu là người có học từ đại học trở lên. Con số thống kê này phản ánh đúng bản chất và tác động của tri thức với cuộc sống con người. Thành công của con người không trông chờ được vào may - rủi.
 |
Tân sinh viên DNU tự tin giao lưu cùng diễn giả Lê Thẩm Dương |
Đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ
Cũng theo diễn giả Lê Thẩm Dương, ở đời có 5 người thầy: Người thầy thứ nhất là thầy cô giáo trong trường; người thầy thứ 2 là chính mình, người thầy thứ 3 là bạn mình, người thầy thứ 4 là thần tượng, người thầy thứ 5 là internet và sách. Trong 5 người thầy, người thầy thứ 5 là lợi hạt nhất, bởi “đọc sách là cưỡi lên vai người khổng lồ”.
“Tất cả các mệnh đề trên đều đi đến một mệnh lệnh là các bạn phải học. Nếu chưa có cơ hội học cả 5 người thầy thì học chính thầy cô trong trường của mình trước”, diễn giả chia sẻ thêm.
Hãy khôn ngoan trong việc định vị bản thân
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay chỉ những người không biết nhìn xa trông rộng mới “từ chối” học đại học hay nói cách khác các bạn đang không biết tự định vị chính mình.
Diễn giả Lê Thẩm Dương khuyên rằng: “Hãy khôn ngoan trong việc định vị chính mình để hiểu mình rồi ra quyết định và xây dựng cơ sở hành động. Bạn sẽ phải học trên nền tảng, gồm: Kiến thức, kỹ năng, thái độ, sở trường, đam mê…”
Cũng theo ông, mọi sự học sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không có khát vọng, không có niềm tin, không có đam mê. “Tân SV cần tìm kiếm niềm tin trước khi bắt đầu học đại học. Khi các bạn có niềm tin rồi thì triết lý khai phóng nó tự xuất hiện. Nó phóng toàn bộ năng lực của bạn ra, để bạn học không biết mệt. Khi các bạn ứng dụng được vào thực tiễn các bạn sẽ xóa đi được hình ảnh con lừa cõng sách.”
Tại sao phải học đại học?
Từ các luận điểm và minh chứng trên, diễn giả Lê Thẩm Dương đã khái quát lại 4 lý do phải học đại học:
Thứ nhất, học đại học giúp các bạn hình thành phẩm chất đầu tiên bắt buộc các bạn phải có, đó là làm việc ở khu vực nhưng tư duy phải toàn cầu.
Thứ hai, đại học giúp con người phát triển toàn diện và phương pháp hành động chuẩn mực.
Thứ ba, đại học dạy bạn tư duy hành động. Đó là tư duy tấn công chứ không phải tư duy phòng thủ.
Thứ tư, đại học giúp cho các bạn một phẩm chất bắt buộc bạn phải có đó là thay đổi, thay đổi và thay đổi.
 |
Hội đồng trường, Ban Giám hiệu trường ĐH Đại Nam chụp ảnh lưu niệm cùng diễn giả |
“Cạnh tranh tạo ra cái vĩ đại. Vì vậy, hãy yêu lấy chính mình, hãy tôn trọng chính mình và trân trọng cơ hội học tập đang có. Tôi nhìn thấy các bạn SV Đại Nam đầy nội lực tiềm ẩn mà các bạn lại sử dụng nguồn lực sai thì tiếc quá…”, diễn giả Lê Thẩm Dương nhắn nhủ,
(Nguồn: Đại học Đại Nam)
" alt=""/>TS. Lê Thẩm Dương ‘giải mã’ lý do phải học đại học