
Nhân Dân nhật báovừa công bố bộ quy tắc quản lý game dự thảo của chính phủ Trung Quốc, quy định nội dung trò chơi cho người chơi ở các nhóm tuổi khác nhau.
Hơn 10 gã khổng lồ trong thị trường game Trung Quốc - bao gồm Tencent, Perfect World và NetEase - cũng tham gia đóng góp ý tưởng cho bộ quy tắc này.
Bộ quy tắc chia người chơi game thành 4 nhóm theo độ tuổi gồm dưới 6, 12, 16 và trên 18 tuổi. Một số quy định được áp dụng cho các nhóm tuổi cụ thể. Ví dụ trẻ em dưới 6 tuổi chơi game phải có người lớn giám sát.
![]() |
Từ năm 2018, Bắc Kinh đẩy mạnh kiểm soát trò chơi điện tử bằng cách tạm dừng phê duyệt giấy phép mới cho các nhà sản xuất game. Ảnh: Quartz. |
Ngoài ra, nội dung yêu đương sẽ bị cấm trong cốt truyện mọi trò chơi, ở mọi lứa tuổi. Cụ thể, các trò chơi không được có cốt truyện "khuyến khích sự lãng mạn'’ hay "có những chỉ dẫn về hành vi tình dục". Đối với người chơi dưới 16 tuổi, chức năng kết hôn giữa các game thủ sẽ hoàn toàn bị cấm.
Bên cạnh đó còn có những quy tắc dành cho nhân vật trong game. Cụ thể trang phục nhân vật nữ phải che phủ 3/4 phần ngực. Quần áo của nhân vật phải phù hợp môi trường trong game, ví dụ nhân vật không được mặc bikini trong vùng chiến sự.
Bộ quy định hiện còn trong giai đoạn đề xuất, phải trải qua nhiều vòng tham vấn trước khi được chính phủ Trung Quốc chính thức được thực thi. Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang siết chặt ngành công nghiệp game trị giá khoảng 36,5 tỷ USD, lớn thứ hai thế giới sau Mỹ (36,8 tỷ USD).
Trong năm qua, Bắc Kinh đã đẩy mạnh các biện pháp hạn chế nạn nghiện game ở trẻ vị thành niên, những nội dung khuyến khích bạo lực. Từ tháng 3-11/2018, Bắc Kinh tạm dừng phê duyệt giấy phép mới cho các nhà sản xuất game.
Dù lệnh phê duyệt đã được tiếp tục trong năm nay, Trung Quốc cũng đặt ra những hạn chế đối với một số thể loại game, ví dụ như các game mạt chược, bài poker hay các trò có cốt truyện xoay quanh thị phi nơi hậu cung.
" alt=""/>Chống nghiện game, Trung Quốc có thể cấm yêu và sex trong trò chơiÔng Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc Viettel Post
Đầu tháng 6, Viettel Post đã thử nghiệm ứng dụng gọi xe MyGo trong bất ngờ của nhiều người. Không lâu sau, cùng với MyGo, sàn thương mại điện tử (TMĐT) Vỏ sò được tuyên bố ra mắt vào 1/7.
“Hai dự án này đã được suy nghĩ một cách thấu đáo và được quan tâm rất lâu. Đến thời điểm này đã 3 năm rồi, chứ không phải đến thời điểm thị trường phát triển mà chúng tôi đi theo”, ông Trần Trung Hưng, Tổng Giám đốc ViettelPost đã không ngần ngại trả lời câu hỏi “Tại sao Viettel Post lại tham chiến ở hai thị trường khó nhằn này trong một cuộc phỏng vấn với ICTnews ngay trước thời điểm MyGo và Vỏ Sò chính thức ra mắt.
Dẫn giải sâu hơn, vị lãnh đạo này chia sẻ rằng Viettel Post có kế hoạch chuyển từ công ty chuyển phát truyền thông sang một công ty công nghệ từ 7/2016, tại dịp kỷ niệm 20 năm và cả MyGo, Vỏ sò đều nằm trong kế hoạch. “Dự án này đã được nghiên cứu một cách rất nghiêm túc. Cách đây ba năm chúng tôi đã bắt tay vào làm, tuy nhiên do nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến chậm hơn dự kiến”, ông Trần Trung Hưng chia sẻ.
Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (Viettel Post) hiện được biết đến là một trong những công ty có thị phần chuyển phát lớn nhất tại thị trường hiện nay. Việc hoạt động thêm cả sàn TMĐT và ứng dụng gọi xe không chỉ giúp doanh nghiệp này tận dụng được nguồn lực sẵn có mà còn có thể tạo ra một hệ sinh thái khép kín để phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Theo ông Trần Trung Hưng: “Hai platform này là hệ sinh thái cho khách hàng của Viettel, có nghĩa nó sẽ giúp đỡ cho chính dịch vụ chuyển phát cốt lõi. Với Voso, nó sẽ giúp cho khách hàng bán được nhiều hàng hơn, có kênh bán hàng tốt hơn. Còn đối với Mygo, nó sẽ giúp cho chúng tôi có một hệ thống platform đơn giản, giao hàng nhanh nhất, cho nên hai platform này vừa là hệ sinh thái chung cho Viettel, đồng thời cũng là 2 platform chung như chính đôi chân của 1 vận động viên. Bạn không thể 1 chân chạy và 1 chân đi bộ được”.
Rõ ràng, lãnh đạo Viettel Post cho biết hai nền tảng này nằm trong hệ sinh thái không thể thiếu được của Viettel Post khi tạo ra và hỗ trợ khách hàng có thêm một kênh bán hàng hiệu quả hơn, chi phí thấp hơn. Đồng thời, nếu số lượng bán hàng tăng lên thì cần phải có tốc độ giao hàng nhanh nhất.
" alt=""/>CEO Viettel Post: “Cùng lúc ra Vỏ sò và MyGo, mạo hiểm thật nhưng chúng tôi thích thử thách”Trong Slaughter 2 người chơi sẽ đóng vai là một lính đặc nhiệm bí mật và phải chiến đấu theo cách của mình trong một nhà tù với sự giúp đỡ của vài người khác để chặn đứng các tù nhân xác sống đang hăng máu điên cuồng. Một bác sĩ điên tên là Tsantsa đã thử nghiệm trên các tù nhân một loại thuốc không rõ nguồn gốc khiến họ trở nên điên loạn. Cốt truyện game lần này sẽ còn chi tiết hơn, thú vị hơn nhiều so với người tiền nhiệm đi trước.
Kế thừa phong cách chơi giống với phần trước, Slaughter 2 tiếp tục đưa người chơi vào những màn bắn phá quay cuồng giữa hàng tá kẻ địch ở góc nhìn thứ 3. Nhiệm vụ của người chơi là cố gắng điều khiển nhân vật di chuyển khéo léo để né tránh và phản đòn lại kẻ thù hung hãn.
Hệ thống điều khiển trong Slaughter 2 vẫn sẽ được thiết kế một cách khá đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu quả. Phía trái màn hình cho phép người chơi thực hiện các thao tác di chuyển và phía phải màn hình là hàng loạt các phím bấm ảo để kích hoạt vũ khí chiến đấu. Game thủ có thể nhặt được vũ khí và vật dụng cần thiết sau khi hoàn thành các màn chơi.
Quả thật với việc chăm chút đồ họa của nhà phát triển chúng ta có thể thấy hình ảnh Slaughter 2 đứng vào hàng chi tiết và sống động nhất hiện nay trên mobile. Từ mô hình nhân vật, xác sống cho đến các loại vũ khí... Slaughter 2 đều được hiện lên vô cùng chân thật.
Bạn đọc quan tâm có thể trả một khoản phí 30.000 đồng để tải game về trải nghiệm tại đây cho: iOS/ Android.
Theo GameK
" alt=""/>Tải ngay Slaughter 2