Được công nhận là phường suốt 7 năm qua, song việc đặt tên đường, gắn số nhà vẫn chưa được triển khai...Được công nhận là phường suốt 7 năm qua, song việc đặt tên đường, gắn số nhà ở 5 phường của Q.Hà Đông là Yên Nghĩa, Phú Lương, Đồng Mai, Biên Giang, Dương Nội (Hà Nội) vẫn chưa được triển khai khiến người dân gặp khó. Nhiều chuyện dở khóc dở cười cũng từ đây mà ra.
 |
7 năm lên phường vẫn chưa được cấp số nhà (Ảnh chụp tại khu nhà các hộ dân phường Yên Nghĩa) |
7 năm nhà chưa có số, phố không tên
Ghi nhận của PV Báo Giao thôngtại 5 phường Yên Nghĩa, Phú Lương, Đồng Mai, Biên Giang, Dương Nội thuộc quận Hà Đông, từ khi được công nhận là phường, cơ sở hạ tầng đã từng bước được đầu tư xây dựng. Các tòa nhà chung cư mọc lên san sát. Hàng loạt khu trung tâm mua sắm được mở ra. Thế nhưng, một điều khá bất ngờ là các tuyến đường ở đây vẫn chưa có tên. Còn nhà thì không có số.
"Trước đây, mỗi năm HĐND họp sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài của các tuyến đường một lần. Tuy nhiên, những năm gần đây, do tốc độ mở đường mới ngày càng nhiều, vì vậy sẽ có 2 lần họp biểu quyết vào tháng 6 và tháng 12 về đặt, đổi tên đường phố”. Ông Tạ Hồng Chung Phó trưởng Phòng quản lý Đô thị quận Hà Đông |
Ông Nguyễn Công Huấn, (thuộc tổ dân phố số 15, Yên Nghĩa) bộc bạch: “7 năm rồi cứ gọi là phường cho oách nhưng vẫn là nhà không số, phố không tên. Mỗi lần người thân, hay thợ sửa chữa liên hệ lại phải chật vật để hướng dẫn. Nhiều khi vì không có tên đường, số nhà chúng tôi đành bất lực chọn khu vực trường học hay chùa chiền làm điểm hẹn”.
Chị Nguyễn Thị Thơ, Tổ dân phố số 7, phường Đồng Mai chia sẻ nhiều lần người thân, bạn bè đến chơi, nhưng không biết chỉ đường cho họ thế nào. Đành lấy tên một số địa chỉ “nổi tiếng” trong tổ dân phố như: Tên quán nước, trường học để bạn bè khi đến có thể hỏi đường. Mỗi lần như vậy, người nhà phải phân nhau ra đón rất khổ sở.
Cũng như vậy, các nhân viên dịch vụ chuyển phát nhanh, những người vận chuyển hàng hóa… cũng luôn “vã mồ hôi hột” vì tìm nhà. Chiều ngày 22/7, anh Nguyễn Văn Hùng, nhân viên Siêu thị BiBomart (Hà Đông) chở đồ lỉnh kỉnh trên xe, đứng ngơ ngác trước cổng Trường Tiểu học Yên Nghĩa để hỏi đường. Dù đã gọi cho khách hàng tới gần chục cuộc vẫn không tìm thấy nhà, đường vòng vèo đã vậy nhà còn không số. Đi tới đi lui, anh nhân viên đành chọn quán nước gần Trường Tiểu học Yên Nghĩa chờ khách ra đón.
Chưa đủ điều kiện đặt tên phố
Trao đổi với Báo Giao thôngvề thực trạng trên, ông Nguyễn Bá Phùng, Chủ tịch UBND phường Yên Nghĩa cho biết, từ tháng 12/2003, xã Yên Nghĩa được tách từ huyện Hoài Đức để sáp nhập vào TX Hà Đông. Ngày 18/7/2009, phường Yên Nghĩa được thành lập. Sau đó, cũng nhiều lần phường gửi công văn đề nghị lên quận để đặt số nhà cho các hộ dân. Tuy nhiên, theo quy định việc đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng phải xác lập ngân hàng tên đường. Trên cơ sở đó sẽ lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các tổ chức hội đoàn thể trước khi trình HĐND quận thông qua. Tuy nhiên, việc đề xuất tên các tuyến đường cũng chưa rõ ràng, đặt tên chồng chéo, dẫn đến thủ tục hồ sơ chưa thống nhất.
“Hiện chúng tôi đang triển khai các thủ tục đề xuất để có thể sớm hoàn thiện số nhà cho người dân”, ông Phùng nói.
Ông Nguyễn Công Thoan, Chủ tịch UBND phường Đồng Mai cũng cho biết, ngay từ năm 2012, 18 tổ dân phố đã đề xuất, thống nhất đặt tên đường phố và gửi công văn lên phường, phường gửi lên quận và quận cho biết đang triển khai. “Đang triển khai đến cả 5 năm rồi mà người dân vẫn chưa có tuyến phố, số nhà”, ông Thoan bức xúc.
Về vấn đề này, ông Tạ Hồng Chung, Phó trưởng phòng Quản lý Đô thị quận Hà Đông cho biết, các phường nội đô thuộc quận đều đã có số nhà, riêng chỉ có 5 phường ở ngoại ô chuyển từ xã lên phường chưa có. Nguyên nhân các phường trên chưa có số nhà do các phường chưa đủ điều kiện để đặt tên phố, muốn đánh số nhà phải đặt tên phố. Không đặt tên phố chúng tôi không có căn cứ để đặt tên số nhà hay các ngõ.
Cũng theo ông Chung, việc đặt tên phố phải đúng quy trình. Trước tiên cần có đề xuất của địa phương. Trên cơ sở đó, Sở Văn hóa thông tin du lịch (VH,TT&DL) sẽ xem xét trong ngân hàng dữ liệu theo thứ tự ưu tiên: Tên gọi cũ, địa danh, di tích lịch sử, danh nhân… Tiếp theo sẽ có liên ngành cơ quan chức năng gồm Sở GTVT, Sở VH,TT&DL, Sở Xây dựng, các ban, ngành của thành phố... khảo sát xem đặt tên phố hay đường. Sau khi hoàn thiện hồ sơ, Hội đồng tư vấn sẽ xem xét lại và lấy ý kiến của người dân. Bước cuối cùng, cần thông qua cuộc họp HĐND và ký quyết định.
Theo Báo Giao thông
" alt=""/>Dở khóc dở cười nhà không số, phố không tên
Từ giữa năm 2015, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo UBND các quận và cơ quan chuyên môn tổng rà soát, lên phương án xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo. Tuy nhiên, việc thiếu tiền chi trả đền bù đang là rào cản với chủ trương xóa bỏ nhà siêu mỏng, siêu méo. |
Nhiều công trình siêu mỏng, siêu méo xuất hiện trên phố Thanh Nhàn. |
Tiếp tục bùng phát
Sau mỗi dự án đường giao thông hoàn thành, hai bên đường phố mới lại xuất hiện nhiều ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo có hình thù kỳ dị do chỉ còn lại 3 - 5m2, thậm chí có trường hợp chỉ còn lại bức tường dày 12cm nhưng chủ nhân nhất quyết không hợp thửa với hộ liền kề do vướng mắc về giá. Theo quy định, những thửa đất có hình thù kỳ dị dưới 15m2 sẽ không được xây dựng, nhưng bằng nhiều cách khác nhau chủ nhân những phần đất không đủ tiêu chuẩn vẫn xây lên những ngôi nhà cao 2-3 tầng, có trường hợp xây cao 3-4 tầng.
Trong giai đoạn 2010-2014, UBND thành phố Hà Nội từng đau đầu với tình trạng các công trình siêu mỏng, siêu méo mọc lên trên tuyến đường Kim Liên - Xã Đàn và Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. Thậm chí, lãnh đạo Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã nhiều lần thị sát chỉ đạo xóa bỏ những công trình dị dạng. Tuy nhiên, cho đến nay những công trình trên chưa được xử lý dứt điểm.
Tại địa chỉ 342 Xã Đàn, vẫn tồn tại ngôi nhà mái tôn chưa đầy 5m2. Cách đó vài mét, địa chỉ 348 Xã Đàn còn nguyên bức tường dày 10cm của chủ nhà cũ do UBND phường Phương Liên cũng chưa hoàn thành thủ tục thu hồi. Trên phố Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu, lãnh đạo UBND phường Ô Chợ Dừa cho biết, đã lên danh sách nhà siêu mỏng, siêu méo và phương án thu hồi phục vụ mục đích công cộng nhưng đến nay chưa thể xử lý do vướng mắc về vốn.
Trong lúc công trình cũ chưa được xử lý, hàng trăm nhà siêu mỏng, siêu méo lại tiếp tục xuất hiện trên địa bàn quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Tây Hồ khi dự án đường Vành đai II (đoạn đường Nhật Tân - Xuân La - Bưởi); Trần Phú - Kim Mã, đường Thanh Nhàn vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng. Chỉ tính riêng phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) và Xuân La (Tây Hồ) đã có hơn 10 nhà siêu mỏng, siêu méo. Trên đường Nguyễn Văn Huyên cũng xuất hiện những ngôi nhà tạm rộng 1,7 - 3m2. Đoạn đường Trần Phú - Kim Mã dài chừng 600m, cũng xuất hiện 3 công trình siêu mỏng; đường Thanh Nhàn có đến gần 10 công trình siêu mỏng, siêu méo.
Loay hoay tìm vốn bồi thường
Một đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết: Theo quy định, các trường hợp không đủ tiêu chuẩn cấp phép xây dựng buộc phải hợp thửa với hộ liền kề đủ tiêu chuẩn. Nếu giữa các hộ dân không thỏa thuận được phương án hợp thửa, chính quyền địa phương phải lên phương án thu hồi phục vụ cho mục đích công cộng. Nhưng để thu hồi phải tìm ra nguồn vốn chi trả đền bù và giải phóng mặt bằng (GPMB), mà nguồn vốn này sẽ rất lớn khi diện tích nhà siêu mỏng, siêu méo đều nằm ở vị trí mặt đường đắc địa...
Theo thống kê, trên địa bàn quận Đống Đa có 13 công trình siêu mỏng, siêu méo cần xử lý theo chủ trương của thành phố. Tuy nhiên, việc xử lý lại gặp khó khăn do vướng mắc về nguồn vốn đền bù và GPMB. Ông Hà Anh Tuấn, Trưởng Phòng Quản lý Đô thị quận Đống Đa cho biết, đến nay việc lên danh sách và lập phương án thu hồi (mục đích sử dụng) các công trình siêu mỏng, siêu méo đã được các phường và quận hoàn thành. Tuy nhiên, để thực hiện GPMB sẽ cần trên 10 tỷ tiền đền bù cho các hộ dân. Theo quy định mới, khi thu hồi đất phải có nguồn vốn chi trả đền bù ngay cho người dân nên tốc độ chưa triển khai đúng tiến độ, do chưa bố trí được nguồn vốn. Để xử lý khó khăn trên, UBND quận Đống Đa đã có báo cáo để UBND thành phố và các cơ quan chức năng tìm nguồn vốn.
Cùng chung khó khăn trên, hiện UBND quận Cầu Giấy đang tiến hành lên danh sách các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo báo cáo Sở Quy hoạch Kiến trúc trước ngày 30/6, để Sở Quy hoạch Kiến trúc báo cáo thành phố tìm phương án giải quyết.
Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, tính đến tháng 5/2015, trên địa bàn thành phố còn 174 trường hợp nhà, đất không đủ điều kiện diện tích xây dựng đã xây dựng thành những công trình siêu mỏng, siêu méo làm mất mỹ quan đô thị chưa được xử lý. Bên cạnh đó, một số tuyến đường mới mở như: Trần Phú - Kim Mã, Vành đai I, Vành đai II, Vành đai 2,5, Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Huyên... phát sinh thêm 442 nhà siêu mỏng, siêu méo. |
Theo Tiền phong
" alt=""/>Nhà siêu mỏng, siêu méo: Cũ chưa xử lý xong, mới lại bùng phát