
Ngày 1/11, vlogger Khoa Pug đăng tải đoạn video với tiêu đề "Phụ nữ Nhật quỳ khóc xin cho cameraman được ăn - Khoa Pug gặp sự cố ở nhà hàng lẩu Geisha Kyoto". Video ngay lập tức gây tranh cãi từ cộng đồng.
Lấy phụ nữ để giật tít câu view
Trong video này, Khoa Pug cho rằng cô phục vụ đã "quỳ khóc xin" anh ta cho người quay phim được ăn cùng. Tuy vậy, nội dung thực tế lại là việc nữ nhân viên phục vụ không muốn Khoa Pug ghi hình và đã từ chối phục vụ.
Ngoài ra, Khoa Pug còn ghi rõ "phụ nữ Nhật bị phân biệt quá rồi".
Tuy nhiên, những người biết và thành thạo tiếng Nhật liền chỉ ra nội dung Khoa Pug ghi hoàn toàn không đúng sự thật. Theo đó, cô gái phục vụ đang tỏ ra khó chịu vì bị quay phim chứ không phải đồng cảm cho cameraman như lời Khoa Pug nói.
 |
Cách chọn ảnh bìa cho video của Khoa Pug cũng bị cộng đồng cho rằng anh ta cố tình hạ thấp người nữ phục vụ Nhật Bản. |
"Tôi đi học Nhật hai năm và cũng hiểu được nội dung cuộc nói chuyện này. Rõ ràng nữ phục vụ chỉ đang khó chịu về việc bị quay phim", Lê Minh bình luận.
"Mình từng du học và làm thêm ở Nhật Bản. Việc quay phim khi ăn là điều tối kỵ trong văn hóa người Nhật. Rõ ràng trong clip người này còn nói 'Tôi không phải vật quay cho người khác xem', vậy mà Khoa Pug lại nói những gì không đâu", Hoàng Anh nói.
Trong một video khác đăng ngày 14/9 quay tại Hàn Quốc, Khoa Pug “vạ miệng” cho rằng những người Hàn không đủ khả năng, địa vị trong xã hội không thể nào kiếm được bạn gái, không thể nào kiếm được vợ nên phải lấy vợ Việt.
Phát ngôn này khi đó nhận được nhiều ý kiến trái chiều, trong đó có Yewon, một nữ YouTuber người Việt sinh sống và lấy chồng ở Hàn Quốc. Yewon cho rằng Khoa Pug "chảnh chọe cà khịa và xem thường cô dâu Việt".
Ngoài hai ví dụ trên, không khó để bắt gặp những ảnh bìa, tiêu đề video trên kênh Khoa Pug khai thác chủ đề về phụ nữ.
Rêu rao chuyện người Việt bị khinh thường ở nước ngoài
Luôn rêu rao chuyện người Việt bị khinh thường ở nước ngoài cũng là cách được Khoa Pug dùng để câu view. Trong phần bình luận của một video, Khoa cho rằng anh ta được tôn trọng hơn “các bạn du học sinh hay lao động Việt Nam bị khinh thường hay kỳ thị”.
 |
Trong nhiều video, Khoa Pug luôn cho rằng người Việt bị khinh thường khi ở nước ngoài. |
Phát ngôn này gây phản ứng trái chiều từ cộng đồng người Việt tại Nhật Bản. “Người Nhật rất lịch sự và có chất lượng dịch vụ rất tốt. Không hề có chuyện người lao động, du học sinh bị kỳ thị ở những nhà hàng như Khoa nói”, Hoa Phạm, du học sinh Việt tại Nhật Bản, cho biết.
“Bữa ăn của Khoa có giá 3,2 triệu đồng, gần bằng lương của một sinh viên làm tại cửa hàng tiện lợi một ngày. Đây không phải số tiền quá lớn với du học sinh tại Nhật và cũng không có chuyện vì tiền mà người Nhật thay đổi thái độ phục vụ”, Thanh Tùng, một người Việt sống tại Nhật khẳng định.
Một ví dụ khác là việc nam YouTuber mua đồng hồ tại Rolex Thượng Hải. Lúc thanh toán, Khoa Pug bị từ chối vì sử dụng thẻ Vietcombank Visa Debit. Khoa Pug cho rằng “nhân viên nữ bên Trung Quốc khinh thường thẻ VCB của Việt Nam”.
 |
Khoa Pug cho rằng mình là khách du lịch có tiền nên không bị khinh thường như những tầng lớp, giai cấp khác. |
Tuy vậy, đây là chuyện dễ hiểu khi thanh toán bằng thẻ nội địa tại các nước. “Hoàn toàn không ai khinh thẻ của một ngân hàng nào. Đơn giản là khi thanh toán số tiền quá lớn nhưng ngân hàng nội địa ít người biết đến sẽ bị từ chối. Chuyện này rất thường xảy ra với các khách hàng đi du lịch nước ngoài”, Trường An, nhân viên một ngân hàng quốc tế tại quận 1, TP.HCM cho biết.
Với tiêu đề “Giả nghèo cầm 500 triệu vào mua đồng hồ Rolex tại Thượng Hải và cái kết quá nhục nhã”, video của Khoa Pug nhận được gần 7 triệu lượt xem dù việc bị từ chối thanh toán không hề “nhục nhã” như cách YouTuber này cảm nhận.
Công thức giả nghèo và chê đắt
Nội dung xuyên suốt những video của Khoa Pug là “giả nghèo”, đến những nơi xa xỉ sử dụng các dịch vụ cao cấp với vẻ ngoài giản dị. Những video với tiêu đề như “Giả nghèo vào khách sạn 5 sao…”, “Giả nghèo ăn vi cá mập…”, “Giả nghèo cầm 500 triệu mua đồng hồ Rolex…”
Tiêu đề của những video này thường kết thúc bằng cụm từ “và cái kết”. Trong đó, cái kết của Khoa Pug thường gây tranh cãi bằng những thiệt thòi mà YouTuber này phải chịu.
Trong một video đăng tải hơn một năm trước, YouTuber này đã review nhà hàng của hoa hậu Mai Phương Thúy. Video này gây tranh cãi bởi phát ngôn của Khoa khi anh cho rằng nhà hàng này bán đắt, món ăn không xứng tầm.
 |
Chủ đề giả nghèo, bị khinh thường xuất hiện thường xuyên trên kênh của Khoa Pug. |
Khoa đặt 5 món ăn với giá hơn 600.000 đồng cho hai người ăn. "Nãy giờ ăn được hai miếng lươn, còn lại toàn thịt lợn, không đáng đồng tiền bát gạo", Khoa nhận xét. Món lươn om chuối đậu của Khoa Pug có giá 150.000 đồng.
Cộng đồng mạng chia thành hai phe. Một nhóm ủng hộ nhận xét của Khoa. Trong khi đó, nhóm còn lại cho rằng với không gian quán đẹp, vị trí trung tâm quận 1, TP.HCM và tên tuổi hoa hậu thì mức giá đó là chấp nhận được.
Quay phim những nơi bị cấm
Trong một video khác có tên “Xác Ướp Ai Cập - Khoa Pug kết thúc hành trình Ai Cập trong nước mắt”, Khoa Pug đã quay lén xác ướp của nhiều vua chúa Ai Cập ở nơi cấm ghi hình.
Theo Khoa Pug, anh đã trả 300 bảng Ai Cập để mua vé quay phim nhưng lại bị cấm ghi hình. Vì vậy, anh chọn cách quay lén. Tuy đã trả tiền để quay trong bảo tàng nhưng một số khu vực sẽ có quy định cấm ghi hình riêng.
Nếu việc ghi hình này bị phát hiện, có thể, YouTuber này sẽ chịu phạt theo quy định của bảo tàng Ai Cập, thậm chí là pháp luật của nước này.
Trong video tham quan Tokyo Nhật Bản, tại khu vực phố đèn đỏ, Khoa Pug cố gắng quay lại video ở những nơi nhạy cảm khiến những người bị quay tỏ ra khó chịu.
 |
Khoa Pug thường chĩa camera quay người khác khi chưa xin phép từ trước. |
Một video khác có tiêu đề "Khoa Pug hớn hở gặp người Việt bán mì Ramen bên Nhật và cái kết bị chửi sấp mặt", YouTuber này đã cố tình quay cận gương mặt của nữ nhân viên phục vụ và bị phản ứng.
Khoa Pug cho rằng chính người Việt mới không cho quay video. Tuy nhiên, tại Nhật, quyền bảo vệ hình ảnh được áp dụng với mọi người. Bất kỳ ai cũng có quyền không cho phép người khác ghi hình mình.
"Nếu ông này mà dí camera vào mặt mình, mình cũng sẽ chửi ổng như vậy. Đó là phản ứng bình thường của mình với những người lăm lăm camera và hay kiếm chuyện", người dùng Nam Nguyen bình luận.
Đây cũng là một phần trong công thức tạo ra những video tranh cãi trên kênh của Khoa Pug. YouTuber này dí camera vào người khác và chờ đợi những phản ứng của người bị quay để đưa bản thân vào diện nạn nhân.

Bà Tân Vlog sẽ giảm sản xuất món ‘siêu to khổng lồ’
Phía bà Tân Vlog cho biết, trong thời gian tới sẽ giảm số lượng các video món ăn ‘siêu to khổng lồ’.
" alt=""/>Khoa Pug và công thức câu view gây tranh cãi
Năm 23 tuổi, John O'Reilly (Mỹ) mua ngôi nhà đầu tiên cho mình. Hiện, chàng trai này 27 tuổi, đang sở hữu 5 bất động sản có thể kiếm tiền được.Ban đầu, John cho rằng mua bất động sản vì muốn được tự do về tài chính. Mặc dù, tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh nhưng John không có kế hoạch làm lĩnh vực này.
 |
John O'Reilly sở hữu 5 bất động sản năm 27 tuổi |
"Tôi chỉ nhận thấy không muốn đi làm cả đời và tình cờ bắt gặp bất động sản và nhận ra đó là cách để thoát khỏi cảnh đi làm cả đời", John chia sẻ
Bản thân còn trẻ và xuất thân từ gia đình bình thường, John không được thừa hưởng tiền bạc như con nhà giàu. Và số tiền kiếm được hàng năm của anh chàng cũng chưa vượt quá 51.000 USD. Muốn mua bất động sản, John phải học cách quản lý tiền tốt. Để mua được bất động sản đầu tiên, John có chiến lược của mình và hiện nay kiếm được 62.000 USD/năm từ các bất động sản.
Hạn chế chi tiêu hoang phí
John O'Reilly thường bị bạn bè trêu đùa vì thích tiết kiệm hơn là chi tiêu hoang phí. Từ khi lớn lên, John đã nhìn thấy bố làm việc chăm chỉ, ông phải làm công việc chính rồi nhận thêm công việc phụ để kiếm thêm. Khi lên 10 tuổi, John đã giúp đỡ cha. Điều đó giúp anh chàng hiểu việc kiếm tiền không dễ dàng. Những bài học đó giúp John không hoang phí khi chi tiêu.
John cho hay: "Bắt đầu mua hàng tôi sẽ nghĩ phải làm việc bao nhiêu tiếng để thanh toán được khoản mua đó. Điều đó khiến tôi thấy hiểu rõ mọi thứ. Dành tiền lương cả tuần mua một đôi giày mới không phù hợp với tôi".
 |
Đầu tư bất động sản từ số tiền tiết kiệm được là cách để giúp bạn có thể tự do về tài chính |
Chàng trai có một bảng theo dõi chi tiêu. Mỗi khi kiếm được tiền, John sẽ điền vào bảng và xem lại hàng tháng để biết đã dùng vào những khoản gì và rút ra kinh nghiệm. Tránh chi tiêu cho các thứ không cần thiết, John sống cùng bố mẹ thay vì thuê nhà.
Đặt mục tiêu tiết kiệm
Trước khi dùng tiền mua sắm thứ gì đó, John sẽ tiết kiệm. Chàng trai tiết kiệm từ rất sớm. Lúc sinh nhật 21 tuổi đã tích lũy được 36.000 USD trong tài khoản ngân hàng. Mục tiêu tiết kiệm ban đầu chỉ là 1000 USD, sau khi đạt được sẽ nâng lên 2500 USD, và nâng lên 5000 USD. Việc đặt ra các mục tiêu nhỏ có thể đạt được giúp cho John có khoản tiền tiết kiệm lớ trong tài khoản. Chàng trai này tiết kiệm 50-60% thu nhập của mình.
Kiếm tiền từ bất động sản đầu tiên
Ngay khi mua bất động sản đầu tiên, chàng trai không mua ngôi nhà mơ ước hay căn hộ cho người độc thân. John mua căn nhà có tầng 2 cho thuê. Mỗi tháng anh kiếm được 650 USD/tháng từ mỗi một gia đình thuê. Và John sống ở tầng 1 của căn nhà. Nhờ khoản tiền kiếm được từ cho thuê mà bất động sản John mua đã sinh ra tiền và số tiền anh chàng này có ngày càng tăng lên.
Kim Ngân (Theo Insider)

Sai lầm đầu tư: Nhà đất ‘căng hơi’ chớ dại đu đỉnh
Đầu tư bất động sản có thể làm giàu với suy nghĩ rằng mua đất không bao giờ lỗ giá rồi cũng sẽ lên khiến nhiều người "nhảy vào", nhưng nếu như không tỉnh táo, am hiểu thị trường và có kế hoạch sẽ thất bại gánh lỗ.
" alt=""/>Tiết kiệm chi tiêu chàng trai 27 tuổi sở hữu 5 bất động sản