Ngồi nhẩm tính lại, như vậy trong 6 năm tôi bị thiệt hại khoảng 800 triệu đồng, chưa kể tiền bảo trì, sửa chữa. Còn anh Minh Hiền mua chiếc xe Đức đã qua sử dụng kia cũng trong gần 6 năm, tính cả chi phí bảo dưỡng sửa chữa chỉ tốn 400 triệu đồng. Đã vậy anh ta còn được đi xe sang.
Bạn bè tôi vẫn nói vui “rượu ngon cái cặn cũng ngon”. Rõ ràng là cùng bỏ ra ngần ấy tiền, đi xe châu Âu cảm giác lái êm mượt, đầm chắc, cách âm tốt, độ an toàn cao, vẫn hơn nhiều so với xe Hàn, xe Nhật. Công bằng mà nói, cùng một khoản tiền, đi xe xịn hơn ai mà không muốn. Còn khoản bảo dưỡng, thay thế phụ tùng rõ ràng là ô tô thương hiệu cao hơn phải đắt tiền hơn. Tiền nào của nấy, sao mà đã “ngon bổ” lại còn đòi “rẻ” được.
Nói như vậy để thấy vừa nửa tháng qua tôi đã bán chiếc Outlander Sport 450 triệu và bù thêm hơn 1 tỷ đồng để mua chiếc Jaguar F-Pace Prestige 2.0 AT AWD đời 2018 (1,8 tỷ đồng).
Jaguar F-Pace được định hình là dòng xe thể thao gầm cao đẳng cấp được ưa chuộng cạnh tranh với đối thủ từ Đức Porsche Macan hay chính những “người anh em” Land Rover Discovery Sport hoặc nhỉnh hơn đôi chút là Range Rover Velar. Giá mới của nó khi chưa lăn bánh là hơn 3 tỷ đến gần 4 tỷ đồng.
Với thu nhập và điều kiện sống của gia đình tôi để mua một chiếc ô tô từ 4 đến 5 tỷ đồng là điều rất đơn giản. Nhưng nếu tính cân đong đo đếm về kinh tế như số đông người Việt khác, tôi thấy không việc gì phải chi phí cả một căn hộ chung cư hơn trăm mét vuông cho một chiếc ô tô, bởi để làm ra số ngân lượng khá khủng đó tôi cũng đã rất vất vả, nhất là đối với nhiều người trong chúng ta khoản tiền này kiếm trong bao lâu mới có được. Vậy, chi 5 tỷ đồng cho một chiếc xe bốn bánh che mưa che nắng khi lưu thông là điều không cần thiết.
Do vậy, tôi quyết định chọn chiếc Jaguar phân khúc SUV đã qua sử dụng 5 năm, tiết kiệm cả vài tỷ đồng mà vẫn có được cảm giác xe mới, lại còn là ô tô hạng sang, hệ số an toàn lại cao hơn rất nhiều so với xe châu Á.. Tôi nghĩ, đó là suy nghĩ sáng suốt.
Theo tính toán của giới kinh doanh xe hơi thì các mẫu ô tô sẽ mất đi khoảng 20% - 25% giá sau 3 năm sử dụng liên tiếp. Không những vậy mà người chủ sở hữu đầu tiên còn phải tốn thêm một số khoản chi phí khác như bảo hiểm hay là đăng kiểm...
Ví dụ một người bạn của tôi mua một chiếc xe Hyundai Tucson (phiên bản 2.0 ATH) giá lăn bánh khoảng 1 tỷ đồng vào năm 2017 và giá mới của nó hiện nay cũng không chênh lệch quá lớn so với thời điểm đó. Và bây giờ anh ta bán đi sau khi mới đi được 50.000 km với giá chỉ gần 600 triệu đồng. Còn nếu bây giờ mua chiếc xe này mới cứng, cũng không có sự khác biệt nhiều về kiểu dáng hay option. Vậy nên tôi nghĩ rằng thêm hơn 500 triệu đồng nữa để làm gì? Để mua sự yên tâm? Để không phải vào gara thay thế phụ tùng? Tôi cho rằng nếu ai đó chưa trải nghiệm thực tế khi mua và sử dụng xe cũ đừng nghe "đài địch". Chiếc Outlander Sport không phải là xe đầu tiên của tôi. Trước đó, tôi từng hai lần mua ô tô đã qua sử dụng, loại khá cũ. Phần nhiều do chiêu trò của các hãng muốn tiêu thụ xe mới nên mới cho rằng đi ô tô cũ hay phải vất vả khoản sửa chữa đó thôi.
Để nói tiếp về sự thiệt thòi khi mua ô tô mới sau vài năm sử dụng, tôi có thể đưa ra ngay một trường hợp anh em bạn bè thân thuộc. Vào năm 2018, một người em của tôi bỏ 2,2 tỷ đồng giá lăn bánh để mua chiếc Mercedes GLC 250. Mới đây khi anh rao bán được khá ít người hỏi. Giá của dòng SUV hạng sang này sau khi tham khảo, qua 5 năm nó chỉ bán được trong khoảng 1 tỷ đồng, tức là lỗ từ 1,1 đến 1,2 tỷ đồng. Chỉ với nửa thập kỷ, chiếc xế hộp gầm cao của người em tôi mới đi chưa đầy 50.000 km (do chỉ đi trong nội thành Hà Nội) vẫn mất giá kinh hoàng. Vậy, những ai muốn mua nó quả là trúng số độc đắc, không khác gì mua một chiếc SUV của Nhật mà lại là ô tô hạng sang, nguyên bản, không khác gì xe mới, đương nhiên chưa va quệt lẫn ngập nước.
Tổng hợp tất cả yếu tố, tôi đúc rút ra rằng không việc gì phải mua xe mới. Hãy dùng số tiền mà lẽ ra để tậu một chiếc ô tô có giá lăn bánh khá cao để dùng xế hộp đã qua sử dụng một thời gian từ 5-8 năm, thậm chí 10 năm, sẽ tiết kiệm được khá nhiều. Chi phí sửa chữa không nhiều như lời đồn. Với mỗi một phụ tùng sẽ thay một lần rồi đi tiếp nhiều năm vẫn tiết kiệm hơn nhiều so với đi xe mới. Người nào nói đi xe đã qua sử dụng không an toàn là chẳng hiểu gì về ô tô cả.
Độc giả Bá Quang (Hà Nội)
Bạn nghĩ gì về việc mua xe sang cũ? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Tôi không thiếu tiền sắm ô tô 5 tỷ đồng nhưng chỉ mua xe cũNgày 25/9, Công ty Đấu giá hợp danh Việt Nam tiếp tục đưa 48 biển số xe ô tô "lên sàn". Phiên đấu giá biển số ô tô lần thứ tư tiếp tục ghi nhận nhiều biển số có mức giá rất "dễ chịu". Đơn cử như biển "ngũ quý" 95A-111.11 của tỉnh Hậu Giang chỉ 145 triệu đồng. Các biển số thuộc hai thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội vẫn luôn hút khách và có giá đấu lên tiền tỷ, gồm: biển 51K-899.99 trúng đấu giá cao nhất với 2,74 tỷ đồng; biển 51K-979.79 với 1,82 tỷ đồng; biển 51K-866.66 với 1,165 tỷ đồng và biển 30K-599.99 trúng đấu giá 1,79 tỷ đồng; ...
Ngoài ra, các biển số còn lại được đưa ra đấu trong ngày 25/9 đều có mức giá vừa phải, không có nhiều đột biến, dao động từ 100 - 500 triệu đồng. Thậm chí, có 2 biển số được đấu giá thành công chỉ với 40 triệu đồng, bằng đúng mức giá khởi điểm, gồm 30K-566.11 của Hà Nội và 88A-617.89 của Vĩnh Phúc.
Trước đó, ngày 21/9, phiên đấu giá biển số xe ô tô lần thứ 2 kết thúc thành công với 18 biển số đã được "chốt giá" rất hợp lý. Ở phiên này, biển số trúng đấu giá cao nhất là 68A-299.99 của tỉnh Kiên Giang, với giá trị 2,55 tỷ đồng. Các biển số khác dao động từ vài trăm triệu đồng đến trên dưới 1 tỷ đồng. Biển số trúng đấu giá thấp nhất là 14A-822.88 của tỉnh Quảng Ninh, với 45 triệu đồng, tức chỉ chênh 1 bước giá so với giá khởi điểm.
Riêng hai biển số ngũ quý 37K-222.22 (Nghệ An) và 75A-333.33 (Thừa Thiên - Huế) vốn được nhận xét là top đầu của phiên đấu giá, nhưng có mức giá khá khiêm tốn so với mặt bằng chung, cụ thể là 810 triệu đồng và 745 triệu đồng.
Tương tự ngày 22/9, 18 biển số đẹp được tổ chức phiên đấu giá lần thứ 3 cũng có giá cuối cùng dao động từ thấp nhất là 45 triệu đồng (biển 66A-233.33 (Đồng Tháp) và cao nhất là 4,860 tỷ đồng thuộc về biển 51K-868.68 (TP HCM).
Có thể thấy, loạt biển số đưa ra đấu ở phiên đấu ngày 25 cũng như ngày 22 và 21/9 có mức giá "chốt" phiên không quá cao, không có sự đột biến gây sốc so với phiên đấu thứ nhất ngày 15/9. Một phần có thể do đa số các biển số được đánh giá là không "đẹp" như phiên đầu tiên.
Người dân dần thích nghi, cuộc chơi đấu giá biển số trở về giá trị thực
Từ kết quả của 3 phiên đấu giá biển số ô tô vừa qua, một số ý kiến cho rằng, cuộc chơi đấu giá biển số dường như đang quay trở về giá trị thực.
Trao đổi với VietNamNet, anh Nguyễn Quốc (Thái Bình), cũng là người tham gia vào các cuộc đấu giá cho biết: "Giá đấu biển số ở 3 phiên liên tiếp ngày 21, 22 và 25/9, tôi thấy cơ bản đã hạ nhiệt, về đúng với giá thực tế, không còn "ảo" như đợt đấu lần đầu hôm 15/9. Với mức giá đó thì chắc hẳn sẽ không có tình trạng "bùng cọc". Ở lần 1, tôi dự đoán có thể có một số người bỏ cọc vì giá trúng quá cao, phi thực tế".
"Đợt 1, có thể một số người quá hào hứng, hoặc có thể do nhân tố nào đó tác động khiến giá đấu cao đột biến như vậy. Biển ngũ quý 5, ngũ 8, đầu số các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, hiếm thì cũng rất hiếm, giá cao cũng rất cao và xứng đáng nhưng thông thường cũng chỉ ở mức vài tỷ đồng hoặc thậm chí xấp xỉ 10 tỷ là cùng. Tôi vẫn nghĩ con số 14 hay 32 tỷ đồng là mức giá khó có giao dịch thực tế", anh Vũ Trọng, một người chơi xe biển đẹp lâu năm ở Hà Nội bày tỏ quan điểm.
Đánh giá về các phiên đấu biển số ô tô mới diễn ra, anh Phạm Thanh Tùng, một người đam mê sưu tầm xe biển đẹp có tiếng ở Hà Nội nhìn nhận: "3 phiên đấu giá vừa qua cho thấy, mức giá trúng cũng khá sát với giá biển số tôi từng giao dịch mua bán, chuyển nhượng. Nhiều biển số ở các tỉnh, thậm chí có mức giá trúng còn rẻ hơn so với giá trị thường được giao dịch trước đây trên thị trường biển số đẹp. Chẳng hạn như 90A-22222, 38A-55555 hay 37A-22222, có lẽ do những biển ở tỉnh đó ít người đấu nên giá không bị đội lên cao".
"Dạo một vòng ở các diễn đàn chơi xe biển đẹp, tôi còn thấy có người đăng thông tin muốn mua lại những biển này với giá chênh nhẹ. Hầu hết mọi người dường như đã hiểu luật chơi hơn. Giá đấu cũng đã chuẩn nên việc bỏ cọc có lẽ sẽ không xảy ra", anh Tùng nói.
Anh Nguyễn Tiến Thành (Hà Nội) lại cho rằng: "Giá biển số phiên thứ 2, 3 là thấp hơn nhiều so với phiên đấu ngày 15/9 nhưng vẫn cao so với giá trị thật. Bởi lẽ, đa số các biển đấu lần này không hẳn quá đẹp. Các biển ngũ quý "hot" đã tập trung vào phiên đầu nên những lần sau, người chơi bớt hào hứng và ít tham gia đấu hơn".
"Trước khi định danh biển số, mức giá 2, 3 tỷ đồng có thể mua được cả xe kèm biển. Giờ với số tiền đó, chỉ mua được một tấm biển ngũ quý, thậm chí chưa đủ để mua", anh Thành nói thêm.
Theo thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông chia sẻ với báo chí, có 3 khách hàng trúng đấu giá biển số xe siêu đẹp trong phiên 15/9 đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
Các biển số xe này là 99A - 666.66 (giá trúng đấu giá 4,27 tỉ đồng); 43A-799.99 (giá trúng đấu giá 1,16 tỉ đồng) và 15K-188.88 (giá trúng đấu giá 650 triệu đồng). Người trúng đấu giá khi nộp tiền được trừ đi 40 triệu đồng đặt cọc trước phiên đấu.
Trong khi đó, 3 biển số có mức giá đấu cao nhất trong ngày 15/9 là 51K - 888.88 (32,34 tỷ đồng), 30K - 555.55 (14,12 tỷ đồng) và 30K - 567.89 (13,075 tỷ đồng) chưa được người trúng đấu giá nộp tiền.
Theo quy chế, giá khởi điểm của một biển số là 40 triệu đồng, mỗi bước giá là 5 triệu đồng. Người tham gia đấu giá cần đặt trước 40 triệu đồng cho mỗi biển số muốn tham gia và 100.000 đồng phí hồ sơ. Nếu không trúng đấu giá, số tiền 40 triệu đồng đặt trước sẽ được hoàn trả cho khách hàng trong vòng 3 ngày làm việc.
Trường hợp trúng đấu giá, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có thông báo kết quả, người trúng đấu giá phải nộp toàn bộ tiền trúng đấu giá (trừ đi 40 triệu đồng đã đặt trước) vào tài khoản chuyên thu của Bộ Công an.
Ngay sau khi nhận đủ số tiền trúng đấu giá, Bộ Công an cấp hóa đơn điện tử bán tài sản công và văn bản điện tử xác nhận biển số xe ô tô trúng đấu giá gửi vào hòm thư điện tử cho người trúng đấu giá để làm thủ tục đăng ký xe.
" alt=""/>Đấu giá biển số ô tô dần hạ nhiệt, 'cuộc chơi' đang quay trở về giá trị thựcTheo Ban tổ chức, giải VOC 2023 có nhiều điểm mới, trong đó sẽ không triển khai bài thi đêm Adventure như những năm trước. Thay vào đó, giải tập trung nâng cao tính thách thức ở các đường thi mới cũng như tạo thêm sự hào hứng cho khán giả. Ngoài ra, VOC cũng được phân hạng lại để phù hợp với thực tế bao gồm: Cơ bản; Bán tải nâng cao; SUV nâng cao và Mở rộng.
"Các đường thi năm nay được thiết kế mới, trong đó có 5/15 đường đua là mới hoàn toàn. Thiết kế các đường đua theo hướng kéo dài quãng đường thi đấu, mở thêm đường thi với sự khác biệt khoảng 30-40% so với những năm trước. Điều này đảm bảo tính kế thừa nhưng vẫn giúp tạo ra tính bất ngờ trong các bài thi. Ngoài ra, công tác đảm bảo an toàn cho khán giả cũng được tính toán kỹ từ khâu thiết kế đường đua", đại diện Ban tổ chức nói.
Chia sẻ thêm thông tin về giải đấu, đại diện Ban tổ chức cho hay, VOC 2023 tiếp tục áp dụng hệ thống chấm điểm tự động VOC Smart Timekeeper có nâng cấp, cho phép ghi nhận thời gian thi đấu bằng các thiết bị sử dụng laser và thẻ từ để giảm thiểu các lỗi sai sót. Kết quả thi đấu được hiển thị theo thời gian thực trên mạng, phục vụ khán giả và các đội thi theo dõi kết quả kịp thời và minh bạch.
Ngoài các nội dung thi đấu, giải VOC còn có nhiều sự kiện bên lề khác như trình diễn drift trong buổi sáng khai mạc giải đấu (từ 7h30 ngày 28/10); trình diễn dù lượn động cơ từ câu lạc bộ dù lượn Sky Rider; khán giả đi thử off road tại các đường thi với sự hỗ trợ của các hãng xe,...
Từ một giải đua xe offroad do diễn đàn Otofun tổ chức một cách tự phát vào năm 2008 với tên gọi "Vô lăng vàng" tại Đồng Mô (Hà Nội). Trải qua 16 năm hình thành và phát triển, VOC đã trở thành một giải đua xe ô tô địa hình diễn ra thường niên với quy mô lớn nhất Việt Nam, được cấp phép bởi Cục Thể dục Thể thao (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch), được hàng vạn khán giả tới cổ động trực tiếp và hàng triệu lượt xem trên truyền hình và các nền tảng số.
Giải đua xe địa hình Việt Nam (Vietnam Offroad PVOil Cup - VOC 2023) được chia thành 4 phân hạng như sau:
- Hạng Cơ bản:Xe thi đấu phải là 1 phiên bản thương mại hoàn chỉnh được bán trên thị trường, được phép tháo, thay thế, nâng cấp một số chi tiết như lốp, giảm xóc, cản trước/sau,... nhưng không làm thay đổi động cơ, chiều dài cơ sở, ghế trong cabin, xe không được phép dùng tời,...
- Hạng Bán tải Nâng cao:Xe thi đấu phải là 1 phiên bản bán tải thương mại hoàn chỉnh được bán trên thị trường, được phép tháo, nâng cấp, thay thế các hạng mục động cơ, lốp, giảm xóc, cản trước/sau, thùng xe,... nhưng không làm thay đổi chiều dài cơ sở, cắt ngắn sắt xi,...
- Hạng SUV Nâng cao:Xe thi đấu phải là 1 phiên bản SUV thương mại hoàn chỉnh được bán trên thị trường, được phép tháo, nâng cấp, thay thế các hạng mục như động cơ, lốp, giảm xóc, cản trước/sau,... nhưng không làm thay đổi chiều dài cơ sở, cắt ngắn sắt xi,... Đối với xe mui trần, mui bạt (các loại tương tự Jeep, UAZ) phải có khung thép bảo vệ cabin chắc chắn liên kết vào khung xe để bảo vệ người lái trong các trường hợp lật xe.
- Hạng Mở rộng: Là hạng thi đấu chuyên nghiệp với mức độ khó khăn cao nhất, do đó xe thi đấu không cần phải là phiên bản thương mại được bán trên thị trường. Xe thi đấu được phép tháo, nâng cấp, thay thế các hạng mục; trừ các hạng mục không được phép như gắn xích hoặc sử dụng các loại lốp công cụ, lốp có đường kính trên 42 inch.
Xe thi đấu ở hạng này có thể sử dụng khung xe dạng thang hộp (chassis rời) hoặc dạng ống tròn hàn liền cabin chịu lực (dạng buggy). Xe bắt buộc phải có vỏ cabin với đầy đủ: Nắp capo; nóc; các cánh cửa hoặc thanh chắn bảo vệ người (cao ít nhất 40cm tính từ sàn xe); kính lái, hoặc lưới thép khu vực kính lái với mắt lưới không lớn hơn 2cm; tai xe trước và sau; phải được trang bị dây đai an toàn 4 điểm trở lên,...
" alt=""/>Giải đua xe ô tô địa hình lớn nhất Việt Nam VOC 2023 sắp khởi tranh tại Hà Nội