
 |
Cô giáo Li Meng thích nghi với việc học trực tuyến |
Sự bùng phát của dịch Covid-19 đã phá vỡ cuộc sống và công việc thường ngày của mọi người dân Trung Quốc, nhưng biến cố này cũng vô tình khiến một số giáo viên nước này trở thành người nổi tiếng trên mạng.
Kỳ thi đại học của Trung Quốc (hay còn gọi là ‘gaokao’) thường được tổ chức vào tháng 6 hằng năm. Kỳ thi này luôn được coi là một ‘cuộc chiến’ cam go của các sĩ tử. Nhưng trước tình hình dịch bệnh như thế này, việc học tập của học sinh ở nhiều địa phương Trung Quốc bị gián đoạn.
Các giáo viên ở Trường Trung học số 10, TP Fuzhou, tỉnh Phúc Kiến đã bắt đầu dạy học qua ‘live-stream’ từ ngày 5/2 để giúp các học sinh cuối cấp duy trì việc học tập. Hình ảnh các giáo viên sử dụng mọi vật dụng gia đình làm thiết bị ‘live-stream’ một cách sáng tạo cũng được cộng đồng mạng chia sẻ chóng mặt. Từ dây điện, móc treo quần áo, gậy selfie cho tới quạt điện… đều có thể tạo ra các giá đỡ hữu hiệu cho những chiếc điện thoại di động.
Khi Li Meng, một giáo viên của Trường Trung học Fuzhow tiết lộ một loạt thiết bị ‘live-stream’ sáng tạo cho các đồng nghiệp của mình, cộng đồng mạng trên khắp Trung Quốc đã vô cùng ‘choáng ngợp’ trước sự nhiệt huyết của cô giáo với công việc.
Cô Li cho biết, các giáo viên - đặc biệt là ở môn Toán và Khoa học - cần cho học sinh thấy cả quá trình giải đề, vì thế họ phải đặt điện thoại ở những vị trí thích hợp để quay phim.
‘Lúc đầu, học sinh không biết chúng tôi đang sử dụng những thiết bị đơn giản mà mang lại hiệu quả khá tốt như vậy. Sau khi biết sự thật, nhiều em rất cảm động và chú ý vào bài giảng hơn’ – cô Li chia sẻ với tờ Global Times.
 |
Thầy cô Trung Quốc trang bị các thiết bị để dạy học 'live-stream' |
Không những thế, các thầy cô trên ‘mặt trận’ ‘live-stream’ còn thay đổi cả ngôn ngữ giảng bài để phù hợp với hoàn cảnh cũng như giữ được sự chú ý của học sinh. Họ sẵn sàng dùng ngôn ngữ của giới trẻ để tương tác với các em.
Tuy vậy, cô Li và các đồng nghiệp cũng cảm thấy căng thẳng hơn sau khi mình bị nổi tiếng bất đắc dĩ.
So với các bài giảng truyền thống trong lớp học, các giáo viên phải chuẩn bị nhiều hơn cho bài giảng ‘live-stream’ bởi vì dạy ‘online’ có ít sự tương tác giữa 2 bên.
‘Nếu dạy trực tiếp, chúng tôi mất 45 phút thì dạy online, chúng tôi chỉ mất 25-30 phút. Hơn nữa, chúng tôi không nhìn thấy mặt học sinh để đoán xem chúng có hiểu bài hay không’ – Li chia sẻ về nhược điểm của học trực tuyến.
 |
Thầy Wang huy động mọi vật dụng trong nhà cho việc giảng dạy |
Nhưng với thầy Wang Yu, 35 tuổi – người đã quen thuộc với mạng xã hội, việc đứng trước camera lại dễ dàng hơn nhiều.
Một clip của thầy Wang mới đây được lan truyền trên các trang mạng. Trong clip, thầy Wang dùng cửa nhà tắm làm bảng đen, dùng cây lau nhà làm thước, khiến hàng triêu cư dân mạng thích thú.
‘Các cửa hàng văn phòng phẩm đóng cửa vì dịch bệnh, vì vậy tôi quyết định dùng cánh cửa như một sự thay thế tạm thời’ – Wang giải thích.
8 giờ sáng một ngày thứ Tư, thầy Wang - hiện đang dạy môn Sinh học ở một trường trung học ở tỉnh Cát Lâm – bắt đầu giao bài tập về nhà trong một nhóm WeChat cho 180 học sinh. Sau đó, anh sẽ xuất hiện trên màn hình để trả lời câu hỏi của các em.
Phòng ăn của anh bỗng dưng trở thành phòng học. Anh đặt lại chiếc điện thoại vào giá đỡ, đặt máy tính lên bàn ăn và dựng bảng đen cạnh chiếc tủ lạnh để chuẩn bị cho giờ giảng trên trang web Youku lúc 3 giờ chiều.
 |
Thầy Wang Yu, 35 tuổi là một trong những giáo viên 'ngôi sao' thời Covid-19 |
Wang rất giỏi trong việc tìm thiết bị thay thế khi dạy ở nhà. Khi giờ giảng đang diễn ra, anh đi vào bếp và lấy ra một cây hành xanh dùng làm thước. Giờ học thu hút hơn 560 người xem trên Youku. Có những giờ học của anh thu hút 200 nghìn lượt ‘like’.
Tính cách hài hước của Wang đã giành được sự yêu mến của nhiều em học sinh trên Internet. ‘Tôi hi vọng những cách thức này có thể giúp bọn trẻ tập trung và tích cực hơn trong việc học tập’.
‘Khán giả’ của anh không chỉ có học sinh, mà còn có cả phụ huynh và các đối tượng khác.
‘Ngay cả tôi – một người chưa bao giờ học trung học – cũng có thể hiểu được những gì anh giảng’ – một cư dân mạng bình luận.
‘Tôi rất thích thầy giáo này. Anh ta tử tế và kiên nhẫn’ – một người khác viết.

Muôn kiểu dạy học thời bùng nổ dịch Covid-19 ở TQ
Trong khi dịch virus viêm phổi Covid-19 vẫn đang hoành hành, nhiều trường đại học ở Trung Quốc đã áp dụng phương pháp dạy học trực tuyến cho sinh viên.
" alt=""/>Thầy cô Trung Quốc bỗng dưng nổi tiếng nhờ dạy học 'live
1. Trên phương diện đội tuyển quốc gia sau gần 11 năm kể từ khi trận chung kết lượt đi AFF Cup 2008 tuyển Việt Nam mới lại khuất phục được người Thái ngay trên sân của đối thủ sau chiến thắng 1-0 ở King’s Cup 2019.Chiến thắng của tuyển Việt Nam rõ ràng có công rất lớn từ HLV Park Hang Seo, bởi thầy Park đã đưa ra được đấu pháp, con người hợp lý nhất, đặc biệt là chấm dứt nỗi sợ hãi với đối thủ lớn nhất khu vực suốt nhiều năm liền.
 |
Việt Nam đã hơn 10 năm mới có thể đánh bại Thái Lan ở một trận đấu chính thức ở cấp độ đội tuyển |
Giá trị của chiến thắng rất lớn và cần phải được thừa nhận, bởi một lẽ tuyển Việt Nam ở thời điểm dự King’s Cup gần như đang “bội thực” vinh quang và không có được phong độ tốt nhất so với thời điểm thăng hoa như tại AFF Cup 2018 hay Asian Cup 2019.
2. Dựa trên ký kết với VFF, thời hạn mà chiến lược gia người Hàn Quốc chấm dứt hợp đồng với bóng đá Việt Nam rơi vào cuối tháng 1-2020. Có nghĩa còn tới 7 tháng nữa sẽ đáo hạn bản hợp đồng vô cùng thành công của cả hai phía.
Theo Tổng thư ký VFF Lê Hoài Anh hé lộ cách đây không lâu, bản hợp đồng mới (nếu có, khi thoả thuận thành công) được đưa trước khi thời gian đáo hạn giữa HLV Park Hang Seo và VFF kết thúc 3 tháng.
Theo đó, dường như VFF đang chờ đợi kết quả ở những trận đấu đầu tiên tại vòng loại World Cup 2022 để lấy đó làm cơ sở đàm phán với HLV Park Hang Seo.
Có nghĩa tăng lương ở mức độ nào, hợp đồng có được ký kết hay không đang phụ thuộc nhiều vào các trận đấu của tuyển Việt Nam vào tháng 9 này.
3. Với những gì đã làm được, và quan trọng hơn nữa HLV Park Hang Seo vẫn đủ sức khoẻ, nhiệt huyết với một kế hoạch dài hơi cho bóng đá Việt Nam thì việc VFF tiếp tục bắt tay cùng hợp tác là điều không thể hợp lý hơn.
 |
Chiến tích này có công lớn của ông Park, nhưng dường như VFF đang chắc chắn một cách thái quá... |
Tuy nhiên, có vẻ như VFF đang thận trọng với tương lai của HLV Park Hang Seo một cách thái quá. Sự thận trọng này có thể hiểu khi VFF từng khi từng đối mặt nhiều cú phốt ở các bản hợp đồng với những ông thầy ngoại trong quá khứ.
Nhưng sự thận trọng này với chiến lược gia người Hàn Quốc có vẻ như hơi thừa thãi. Thừa thãi ở chỗ những gì mà HLV Park Hang Seo xây dựng và đem lại đến lúc này không còn phải bàn cãi đây là một trong số ít các ông thầy ngoại tốt nhất mà bóng đá Việt Nam từng sở hữu.
Chẳng những có thế, việc chần chừ và đợi thời hạn trước 3 tháng hợp đồng kết thúc mới đàm phán thực sự là mạo hiểm. Bởi cần phải nhớ sau những gì chứng tỏ suốt gần 2 năm qua ông Park đang là một trong số HLV được săn đón nhiều nhất khu vực vào lúc này.
Không “trói” ông Park nhanh bằng một bản hợp đồng hậu hĩnh, sớm sủa rất có thể trở thành khó giữ. Càng cần phải xúc tiến nhanh khi chuyện tiền lương đãi ngộ chẳng thiếu chủ doanh nghiệp (giống như bầu Đức) sẵn sàng đứng ra cùng giải quyết.
Điều này không phải võ đoán, bởi có một thực tế nhìn thấy được với thương hiệu của các đội tuyển Việt Nam dưới thời ông Park lúc này thực sự lớn và từng mang về vô số tiền, nhà tài trợ cho VFF suốt thời gian qua là thấy.
Vậy thì xúc tiến nhanh thôi, VFF!
Video chung kết King's Cup 2019:
Duy Nguyễn
" alt=""/>Gia hạn hợp đồng với thầy Park thôi, VFF