Thách thức Nga, Mỹ liên tiếp điều tàu chiến đến Biển Đen
Tại sao vợ chồng ông Trump vội rời đám tang Bush 'cha'?
Thỏa thuận được đưa ra sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở thủ đô Buenos Aires của Argentina. Sau khi cuộc gặp kết thúc, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, Bắc Kinh và Washington sẽ dừng việc áp thêm thuế và sẽ đẩy mạnh cuộc đàm phán thương mại song phương.
Trước đó, Mỹ và Trung Quốc liên tục ăn miếng trả miếng trong cuộc chiến tranh thương mại. Khởi đầu, ông Trump đánh thuế 50 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc, chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp. Trung Quốc lập tức áp thuế lên thịt bò, đậu nành Mỹ, gây thiệt hại cho nông nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
![]() |
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc |
Tiếp đó, Mỹ áp thêm thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Và ngay lập tức, Bắc Kinh tuyên bố trả đũa tương tự nhằm vào 60 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Những đòn ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ tác động tới nền kinh tế hai bên, mà còn khiến bầu không khí thương mại toàn cầu trở nên ngột ngạt.
Trong bối cảnh cuộc chiến như vậy, dư luận đặc biệt quan tâm tới những nhân vật được xem là nòng cốt về chính sách thương mại song phương. Cụ thể, phía Bắc Kinh là Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn, người đã có một số phát biểu cứng rắn về lập trường của nước này trong cuộc đấu tay đôi về thương mại với Mỹ.
Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn sinh năm 1955, người tỉnh Chiết Giang. Ông chính thức tham gia công tác từ năm 1972. Tháng 11/2008, ông đảm nhận chức vụ Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc và từ tháng 2/2017 trở thành người đứng mũi chịu sào của cơ quan này.
Hồi tháng 3 năm nay, ông Chung Sơn khẳng định, Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ và sẽ không khơi mào một cuộc chiến như vậy. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể giải quyết bất cứ thách thức liên quan nào, đồng thời sẽ bảo vệ lợi ích của đất nước và người dân.
Ông Chung Sơn cho rằng, trong chiến tranh thương mại không có người chiến thắng, chỉ có những kết cục tồi tệ đối với hai bên và cả thế giới. Ngoài ra, ông cũng lưu ý các phương thức thống kê khác nhau đã làm tăng mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc trong năm ngoái thêm khoảng 20%.
Quan chức này nhận định, sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước là vấn đề cơ cấu khi Trung Quốc xuất khẩu nhiều hàng hóa sang Mỹ hơn và nhập khẩu nhiều dịch vụ hơn từ nước này. Theo ông, cạnh tranh thương mại được quyết định bởi các ngành công nghiệp và việc Mỹ kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc cũng góp phần dẫn đến mất cân bằng thương mại song phương.
Bộ trưởng Thương mại Chung Sơn cho rằng, hiện hai nước có những nhu cầu khác nhau về việc mở cửa thị trường trong lĩnh vực tài chính, viễn thông, ô tô, sản xuất và nhiều lĩnh vực khác do các điều kiện khác nhau tại từng quốc gia. Bên cạnh đó, lập trường khác nhau trong an ninh mạng Internet, quyền sở hữu trí tuệ cũng tác động đến đầu tư và thương mại song phương.
Đầu tháng 10 vừa qua, người đứng đầu Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố cứng rắn hơn. Ông nói, “có một quan điểm tồn tại lâu nay ở Mỹ là nếu Mỹ duy trì biện pháp tăng thuế, Trung Quốc sẽ chịu thua. Họ không hiểu biết lịch sử và văn hóa Trung Quốc. Đất nước chúng tôi bị nước ngoài bắt nạt rất nhiều lần trong lịch sử, nhưng chúng tôi chưa bao giờ bị khuất phục dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất”.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc khẳng định, sự phát triển kinh tế, khoa học và tiến bộ công nghệ của Trung Quốc là nhờ chính sách cải tổ, mở cửa và của nỗ lực của nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc không bao giờ “chiếm ưu thế của Mỹ”, ngay cả khi Trung Quốc có mức thặng dư thương mại 31,05 tỷ USD với Mỹ hồi tháng 8/2018.
“Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại, nhưng sẽ đứng lên chống lại nếu cuộc chiến đó bùng nổ. Mỹ chớ nên xem thường ý chí và sự quyết tâm của Trung Quốc”, ông Chung Sơn tuyên bố.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng bình luận, đây có thể coi là lời đáp trả đanh thép nhất từ phía Bắc Kinh, kể từ khi cuộc xung đột gay gắt về thương mại nổ ra giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ, dù trước đó Bắc Kinh đã công bố Sách Trắng mới với nội dung chỉ trích những hành vi ức hiếp thương mại của Mỹ.
Bộ Thương mại Trung Quốc là một trong những cơ quan có vai trò "tiền tuyến" trong các cuộc đối thoại và đàm phán về thương mại với Mỹ. Việc người đứng đầu cơ quan này đưa ra tuyên bố cứng rắn cho thấy tình trạng xấu đi trông thấy trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Mặc dù hiện tại Mỹ và Trung Quốc đã tạm ngưng cuộc chiến thương mại, nhưng vẫn có nguy cơ tái diễn những đòn ăn miếng trả miếng. Theo tuyên bố của Nhà Trắng, Mỹ sẽ giữ nguyên thuế suất bổ sung đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc ở mức 10% như hiện nay, không nâng thuế suất lên 25% kể từ đầu 2019.
Ngược lại, Mỹ muốn lập tức bắt đầu đàm phán về những mối lo lớn nhất của ông Trump về các hoạt động thương mại của Trung Quốc, gồm cáo buộc về đánh cắp tài sản trí tuệ, hàng rào phi thuế quan, và tấn công mạng. Sau 90 ngày, nếu Bắc Kinh không có tiến bộ nào về cải cách cơ cấu, Mỹ sẽ nâng thuế suất lên 25%.
Ông Vương Huy Diệu, Chủ tịch Trung tâm toàn cầu hóa Trung Quốc, lạc quan dè dặt: “Sau nhiều tháng căng thẳng thương mại Mỹ -Trung thì thỏa thuận giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tạm thời giải tỏa xung đột. Tạm dừng áp thuế mới được coi là cam kết mà 2 bên cần nỗ lực thực hiện”.
“Trong vài tháng tới, hai bên sẽ phải cố gắng thu hẹp các bất đồng dù khó khăn tới mức nào bởi nền kinh tế của 2 nước rất gắn kết, có quan hệ chặt chẽ, không bên nào có lợi nếu xảy ra tranh chấp. Tôi không dám chắc thời hạn 90 ngày có đạt được hay không nhưng về lâu dài, hai nước sẽ phải giải quyết bằng được các tranh chấp”.
Tuấn Trần
Thỏa thuận "đình chiến thương mại" là điều giới hoạch định chính sách và đầu tư mong mỏi nhưng các vấn đề sâu xa phức tạp cản trở Mỹ và Trung Quốc ngừng leo thang cuộc chiến vẫn còn nguyên.
" alt=""/>Người chèo lái thương mại TQ trong cuộc chiến với MỹNữ Giám đốc Tài chính Huawei bị cáo buộc lừa đảo
Putin kể chuyện bị gấu bao vây ở Siberia
Ngày này năm xưa: Cái chết oan uổng của thủ lĩnh The Beatles
Tin Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei theo yêu cầu của chính quyền Mỹ đã làm rúng động Trung Quốc.
![]() |
Tổng thống Nga Putin và bà Mạnh Vãn Châu tại một hội nghị của Diễn đàn đầu tư "Nước Nga vẫy gọi" ở Moskva ngày 2/10/2014. Ảnh: Reuters |
Theo BBC, chỉ trong vài giờ, chừng 30 triệu tin nhắn trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc đã đề cập đến vụ bắt giữ bà Mạnh, con gái người sáng lập ra Huawei. Vụ bắt giữ cũng làm dấy lên nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận đình chiến thương mại mong manh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tập đoàn Huawei của Trung Quốc được cho là một trong những doanh nghiệp trực tiếp phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc. Hồi tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã ký lệnh cấm Chính phủ Mỹ dùng sản phẩm của công ty này vì lý do an quốc gia.
Nhưng bà Mạnh Vãn Châu là ai và công ty của bà có ảnh hưởng gì đến vấn đề an ninh của Mỹ?
Người cha quyền lực
Theo Reuters, bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), năm nay 46 tuổi, là con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei) và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, tập đoàn công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông.
![]() |
Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi (phải) giới thiệu với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tòa nhà văn phòng của tập đoàn tại London vào tháng 10/2015. Ảnh: Reuters |
Ông Nhậm Chính Phi từng làm việc trong ngành công nghệ quốc phòng, và là đảng viên Cộng sản Trung Quốc từ năm 1958. Trong thời gian ở quân đội, ông được bầu là đại biểu của quân đội tham dự Đại hội Đảng Toàn quốc. Sau khi rời quân ngũ, ông thành lập công ty Huawei vào năm 1988 và năm 2005, ông được tạp chí Times bình chọn là một trong 500 người có ảnh hưởng nhất thế giới. Một số nguồn tài liệu cho rằng tài sản của ông vào khoảng 3,5 tỷ USD.
Ông Nhậm đã tháp tùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Anh cuối 2015 và được các báo Hong Kong cho là "người thường xuyên ra vào chốn cung đình" ở Bắc Kinh.
Bà Mạnh Vãn Châu được cho là người sẽ thay cha trở thành Chủ tịch Huawei sau khi ông nghỉ hưu vào cuối năm nay. Huawei hiện là công ty công nghệ lớn nhất Trung Quốc về số lượng nhân viên, với trên 180.000 người và doanh thu 93 tỉ USD trong năm 2017.
"Nữ tướng" tài chính
Bà Mạnh Vãn Châu có bằng thạc sỹ Đại học Công nghệ Hoa Trung ở Vũ Hán. Năm 1992, bà xin việc làm đầu tiên ở Ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc (China Construction Bank) nhưng chỉ một năm sau thì bắt đầu làm việc cho Huawei, công ty của cha.
![]() |
Mạnh Vãn Châu trở thành cánh tay phải của cha về quản lý tài chính tại Huawei. |
Bà từng trải qua nhiều vai trò quyền lực trong mảng ngân hàng, quản lý vốn và kế toán. Tuy thế, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, bà Mạnh tiết lộ là đã từng bắt đầu ở Huawei trong vai trò người nhận điện thoại, thư ký, và đôi khi lo bán hàng tại hội chợ.
Năm 2003, Mạnh Vãn Châu được trao nhiệm vụ thống nhất các bộ phận tài chính của Huawei trên toàn cầu và chuẩn hóa các thủ tục kế toán, IT (công nghệ thông tin).
Từ năm 2005, Mạnh Vãn Châu đảm nhận vai trò điều hành việc thành lập 5 trung tâm dịch vụ của Huawei. Các trung tâm này đã giúp nâng cao hiệu quả kế toán và giám sát chất lượng của Huawei, góp phần mở rộng nhanh chóng quy mô hoạt động của Huawei ở nước ngoài. Bà cũng chỉ đạo hoàn thành trung tâm thanh toán quốc tế của tập đoàn này, đặt tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Những trung tâm này đã trở thành động lực thúc đẩy hiệu quả của việc kế toán và quản lí chất lượng, góp phần mở rộng hệ thống kế toán để có thể đáp ứng đủ với tốc độ phát triển và mở rộng của Huawei trên thị trường toàn cầu.
Từ năm 2007, bà Mạnh đã phụ trách Chương trình Chuyển đổi Dịch vụ tài chính tích hợp trong một dự án chung 8 năm với tập đoàn IBM để giúp Huawei phát triển hệ thống dữ liệu và quy tắc phân bổ nguồn lực, cải thiện hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa quá trình kiểm soát nội bộ.
Mạnh Vãn Châu làm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei cho đến lúc bị bắt ở Canada. Bà có nguy cơ bị dẫn độ sang Mỹ khi Huawei bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt Iran và hỗ trợ hoạt động gián điệp của Trung Quốc, theo cáo buộc của Washington.
Ái nữ mang họ mẹ
Mạnh Vãn Châu đã lấy họ mẹ một thời gian trước khi cha mình kết hôn lần hai. Tuy vậy, theo BBC, nhiều con cháu các nhân vật có thế lực ở Trung Quốc khi tham gia kinh doanh hoặc xuất ngoại thường dùng họ mẹ để giữ sự kín đáo.
Bà Mạnh Vãn Châu và cha Nhậm Chính Phi đều là những nhân vật kín tiếng. |
Là người kín tiếng, bà Mạnh không trả lời phỏng vấn từ lâu và ít thông tin được biết đến về gia đình bà. Chỉ một lần Mạnh Vãn Châu tiết lộ có con trai. Tuy thế, bà có cô em gái cùng cha khác mẹ khá nổi tiếng trong giới thời trang. Con gái của ông Nhậm Chính Phi từ cuộc hôn nhân thứ hai có tên là Annabel Yao năm nay 21 tuổi, tốt nghiệp Đại học Harvard nhưng làm người mẫu và múa ballet. Theo các báo Hong Kong, cũng lấy họ mẹ, cô Annabel Yao xuất hiện trong giới thời trang "con nhà giàu" ở châu Âu thời gian gần đây.
Tin Mạnh Vãn Châu bị bắt làm cổ phiếu của Huawei sụt giảm ngay lập tức, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn chỉ trong giai đoạn tạm hòa hoãn.
Bắc Kinh đã yêu cầu Canada trả tự do ngay cho công dân của họ, trong khi Washington thì yêu cầu dẫn độ sang Mỹ để xét xử. Chính phủ Trung Quốc gọi vụ bắt giữ này là "vi phạm nhân quyền".
Vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu xảy ra khi Mỹ đang xúc tiến một số vụ kiện nhằm vào các công ty công nghệ Trung Quốc, với những cáo buộc như trộm cắp an ninh mạng và vi phạm lệnh cấm vận đối với Iran.
Ngày 13/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký lệnh cấm sử dụng các công nghệ của Huawei và ZTE trong Chính phủ Mỹ và các nhà thầu cung cấp dịch vụ cho nhà nước. Quyết định này là một phần của đạo luật ủy quyền quốc phòng Mỹ. Việc sử dụng công nghệ của hai hãng viễn thông lớn nhất Trung Quốc cho bộ máy chính phủ được nhiều người Mỹ xem là mối đe dọa an ninh quốc gia.
Theo Baotintuc
Bộ Thương mại Trung Quốc là một trong những cơ quan có vai trò "tiền tuyến" trong các cuộc đối thoại và đàm phán về thương mại với Mỹ.
" alt=""/>Tiết lộ về Phó Chủ tịch, con gái nhà sáng lập Huawei vừa bị bắt tại CanadaHiện tuyển Nga đang được dẫn dắt bởi HLV Valeri Georgievich Karpin - cựu tiền vệ nổi tiếng và từng khoác áo nhiều CLB tên tuổi của Nga (Fake Voronezh, Spartak Moscow) và Tây Ban Nha (Real Sociedad, Valencia CF và Celta Vigo).
HLV Valeri Karpin vừa gọi 38 cầu thủ lên tuyển Nga trước khi rút gọn còn hơn 20 cái tên khi đến Hà Nội. Nhiều gương mặt sáng giá của tuyển Nga đang thi đấu ở nước ngoài như thủ môn Matvey Safonov (PSG), tiền đạo Herman Onugha ((Vejle), tiền vệ Daler Kuzyaev (Le Harve)... dự kiến góp mặt.
Tuyển Việt Nam có thể thu được gì?
Trong 2 trận giao hữu sắp tới, nếu cuộc đọ sức với "kình địch" Thái Lan cần phải thắng nhằm tạo đà tâm lý cho AFF Cup 2024 thì trận gặp Nga lại là cơ hội để tuyển Việt Nam học hỏi, cọ xát về chuyên môn.
HLV Kim Sang Sikvẫn giữ nguyên bộ khung tuyển Việt Nam như thời người tiền nhiệm Park Hang Seo, nhưng tạo ra những nét mới. Nói cách khác, từ cái gốc là con người và lối chơi cũ được HLV Kim Sang Sik nâng cấp thành một phiên bản mới, có sự phù hợp với những điều kiện hiện tại.
Ngoại trừ việc V-League chưa diễn ra nên có thể các cầu thủ không đạt được phong độ tốt nhất, một vài cầu thủ chấn thương, HLV Kim Sang Sik có gần như đầy đủ mọi thứ ở đợt tập trung lần này.
Nhưng điều quan trọng là chiến lược gia người Hàn Quốc phải nắm bắt được cơ hội rất quý giá khi được đọ sức với Nga, để giúp tuyển Việt Nam thu hoạch được nhiều điều, học hỏi được cách tổ chức về lối chơi của đội bóng từng nhiều lần tham dự World Cup.
Đây cũng là trận đấu mà hàng thủ tuyển Việt Nam làm quen với những áp lực từ bóng bổng, trong khi hàng công cần có sự chuẩn bị nhiều phương án để tiếp cận khung thành đối phương.
Trước đối thủ hơn tới hơn 80 bậc trên BXH thế giới, việc tuyển Việt Nam thua có thể là điều sớm được dự báo. Nhưng thua mà vỡ ra được những bài học bổ ích lại quý giá hơn cả một chiến thắng trong trận giao hữu như thế này.