- Đây là căn bệnh có tỉ lệ chết nhiều hơn cả ung thư và 90% người mắc đều để lại di chứng hết sức nặng nề.
- Đây là căn bệnh có tỉ lệ chết nhiều hơn cả ung thư và 90% người mắc đều để lại di chứng hết sức nặng nề.
Để che mắt lực lượng chức năng, Đạt thường tổ chức sới ở trong rừng sâu, hoặc dưới thuyền ra giữa sông. Xung quanh vị trí Đạt tổ chức sới đều có cả chục đàn em bao quanh để “mật thám” báo động khi phát hiện sự việc bất thường. Và những người đàn em của Đạt có thể chống trả lại đối phương bất cứ khi nào cần thiết. Từ đó, cái tên Đạt “ma” đã nổi tiếng khắp nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, và có hàng trăm đàn em “nằm vùng” ở các huyện.
Không chỉ nổi tiếng trong việc mở sòng bạc, Đạt còn bảo kê, thâu tóm lô đề, cho vay nặng lãi… và sẵn sàng chỉ đạo đàn em của mình đi gây rối trật tự công cộng.
Trước đó, vào ngày 8/5/2018, do mâu thuẫn trong việc nợ tiền lô đề với anh Mai Xuân T. (SN 1990), trú tại khu tái định cư phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, Đạt đã chỉ đạo hàng chục đàn em dùng súng đạn hoa cải bắn anh T. trọng thương.
Sau khi gây án, các đàn em của Đạt lần lượt bị cơ quan công an bắt giữ và truy tố về các tội danh “Cố ý gây thương tích”, “Gây rối trật tự công cộng” và “Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép”. Riêng Đạt “ma” đã bỏ trốn khỏi địa phương.
Sau gần 2 năm lẩn trốn, đầu năm 2020, Bùi Quốc Đạt quay trở về TP Thanh Hóa thì bị công an bắt giữ khi đang trốn tại nhà riêng.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng, lực lượng Công an thu giữ một số hung khí như: dao, kiếm, mã tấu và nhiều tài liệu, tang vật khác có liên quan.
Đối tượng vừa chấp hành án xong thì nay tiếp tục phạm tội mới.
Thời gian gần đây, Đạt “ma” được biết đến khá nhiều trong vai trò “trùm bảo kê đấu thầu”. Trong các cuộc đấu thầu trên khắp địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đàn em của Đạt đều có mặt, dùng đủ mọi chiêu thức để làm lũng đoạn trong các phiên đấu giá và can dự vào các hoạt động kinh tế ở Thanh Hóa.
Mới đây, ngày 14/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các lực lượng nghiệp vụ bắt quả tang đối tượng Bùi Quốc Đạt có hành vi cưỡng đoạt tài sản của công dân tại địa bàn xã Xuân Du, huyện Như Thanh.
Trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ thu thập được. Cùng ngày 13/11, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ, thi hành lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở của Bùi Quốc Đạt.
Minh Khôi
Đó cũng là lý do vì sao những chiếc iPhone 12 mới lại có một đường rãnh bí ẩn nằm ở trên cạnh phải của máy. Đây chính là cửa sổ đặc biệt để tín hiệu 5G bước sóng milimet có thể xuyên qua. Do bước sóng này không thể xuyên qua khung máy bằng kim loại.
Apple cũng cố tình thiết kế phần cửa sổ này có thể nhìn rõ, để tránh việc người dùng vô tình giữ tay ở đó và làm giảm tín hiệu 5G.
Tuy nhiên thật thú vị, đây dường như không phải là tính năng của những chiếc iPhone 12 được bán tại các thị trường khác trên thế giới. Một hình ảnh tương tự của iPhone 12 từ Apple Anh cho thấy không có phần rãnh này.
Hình ảnh so sánh của iPhone 12 Pro Max trên các trang web của Apple tại Mỹ và Anh cũng cho thấy sự khác biệt. Có vẻ như tính năng 5G bước sóng mmWave là độc quyền tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên có một lời giải thích đơn giản cho việc iPhone 12 không hỗ trợ 5G mmWave bên ngoài thị trường Mỹ. Đó là vì khả năng tương thích với bước sóng 5G milimet không phải là có ở mọi nơi trên toàn thế giới.
Mặc dù 5G mmWave cung cấp tốc độ cao hơn nhiều so với các băng tần 5G khác, nhưng nó cũng có nhược điểm là mức độ phủ sóng thấp. Ví dụ như khi ở ngoài đường, bạn có thể không nhận được tín hiệu 5G mmWave chỉ sau khi đi qua một đoạn đường ngắn.
Chính vì vậy mà lần tới, nếu bạn có sở hữu một chiếc iPhone 12 xách tay từ Mỹ, thì cũng đừng ngạc nhiên vì cái rãnh nằm ở cạnh bên phải của máy. Nó sẽ hoàn toàn vô dụng tại các thị trường khác.
Theo GenK
" alt=""/>Cái rãnh bí ẩn ở cạnh bên phải của iPhone 12 là gì?Tuy nhiên, các hệ thống này vận hành chưa hiệu quả: Khoảng thời gian thấp điểm (22h30 đến 5h30 sáng), lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ít nhưng ánh sáng đèn đường vẫn được duy trì như khoảng thời gian cao điểm (18h đến 22h30) dẫn đến lãng phí điện năng.
Mặt khác, lưới điện chiếu sáng được sử dụng chung với lưới điện sinh hoạt nên khoảng thời gian về đêm điện áp lưới thường cao hơn định mức (đạt khoảng 240 - 250V); do đó công suất tiêu thụ của mỗi bóng cũng tăng lên, điều này không những gây lãng phí điện năng mà còn làm giảm tuổi thọ của bóng đèn (do bóng bị quá điện áp).
Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng ra một hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh và tiết kiệm năng lượng. Giải pháp sử dụng bộ vi xử lý với tính năng thời gian thực kết hợp các thiết bị động lực để điều chỉnh công suất bóng đèn, truyền thông qua mạng viễn thông GSM để tạo ra hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh – điều khiển qua điện thoại đã được đề cập đến trong các nghiên cứu.
Cũng với phương pháp truyền thống bằng GSM, nhưng sử dụng năng lượng mặt trời để làm nguồn điện cấp cho chiếu sáng thay vì sử dụng điện áp lưới. Một hệ thống tự động tắt ánh sáng trên đường phố khi không có xe và tự động bật ánh sáng khi có một số xe đang đi tới cũng đã được thử nghiệm. Ngoài ra, các lý thuyết điều khiển kinh điển, các nghiên cứu về lý thuyết điều khiển hiện đại cũng đã được áp dụng cho hệ thống chiếu sáng đèn đường, bao gồm: Lý thuyết điều khiển mờ và Mạng Noron nhân tạo.
Những năm gần đây, ở Việt Nam, nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng cho các thiết bị chiếu sáng cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng một số giải pháp như tắt luân pha các bóng đèn vào ban đêm, thay thế bóng Led, sử dụng chấn lưu hai mức công suất…Có thể thấy rằng, các giải pháp này đã đem lại hiệu quả tiết kiệm điện. Tuy nhiên giải pháp không hoàn toàn đảm bảo chất lượng chiếu sáng hoặc chi phí đầu tư cao, thiếu tính tự động hóa, không tận dụng được hệ thống bóng đèn có sẵn…
Cùng với việc tiết kiệm điện, vấn đề giám sát tổn hao (do sử dụng điện trái phép) hoặc đưa ra các cảnh báo về các vị trí bị sự cố trên các tuyến đường vẫn còn bị hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, một giải pháp mới do nhóm tác giả Vũ Trọng Hiệp (Công ty điện lực Sơn La), Nguyễn Hữu Công (Đại học Thái Nguyên), Nguyễn Thế Cường (Công ty cổ phần cơ điện tử ASO), Dương Quốc Hưng (Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên) đề xuất nhằm chế tạo ra một tủ điện để điều khiển cho tuyến đèn đường.
Tủ điều khiển có thể tự động điều chỉnh được công suất chiếu sáng với nhiều chế độ làm việc khác nhau, đồng thời giám sát được năng lượng tiêu thụ trên các tuyến đường này để đưa ra các cảnh báo cần thiết. Đặc biệt, với thiết kế này có thể tận dụng lại các cơ sở vật chất có sẵn tại các tuyến, chỉ cần thay thế tủ điều khiển và giữ nguyên hệ thống có sẵn, bao gồm: Đường dây, cột, các bóng đèn; do đó giảm được chi phí đầu tư.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bộ điều khiển PLC và các linh kiện bán dẫn công suất, để chế tạo ra tủ điều khiển có khả năng tự động điều chỉnh công suất chiếu sáng tối ưu theo nhu cầu sử dụng của từng thời điểm, đồng thời ổn định được điện áp đặt lên bóng đèn nhờ bộ điều khiển PID đã được tích hợp trong PLC S7 1200.
Qua thử nghiệm, kết quả ghi nhận khả năng chiết giảm đến 40% điện năng, nhưng vẫn đảm bảo cường độ chiếu sáng cho phép. Thiết kế tủ cũng đảm bảo mỹ quan đô thị, chống quá áp trên bóng đèn, giúp tăng tuổi thọ bóng đèn và tận dụng được thiết bị hạ tầng chiếu sáng hiện có.
Điểm trừ của giải pháp này là chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn giải pháp tắt xen kẽ pha, nhưng vẫn thấp hơn so với các giải pháp khác. Mặc dù vậy, đây vẫn là một thiết kế có lợi về lâu dài và nếu được triển khai rộng rãi sẽ có thể tiết kiệm đáng kể điện năng chiếu sáng cho giao thông và đô thị.
Điệp Lưu
Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện các chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả, là một trong những giải pháp trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam.
" alt=""/>Giải pháp tủ điều khiển tiết kiệm năng lượng cho hệ thống chiếu sáng đèn đường