
Bài liên quan:
ơnngườidựthitìmhiểulịchsửtrêndiđộlich thi dau bong da chau au>> Thi tìm hiểu lịch sử trên di động
ơnngườidựthitìmhiểulịchsửtrêndiđộlich thi dau bong da chau auBài liên quan:
ơnngườidựthitìmhiểulịchsửtrêndiđộlich thi dau bong da chau au>> Thi tìm hiểu lịch sử trên di động
ơnngườidựthitìmhiểulịchsửtrêndiđộlich thi dau bong da chau auTrước áp lực quá lớn của kỳ thi, thời điểm này, chị Ngân Hà (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã cuống cuồng đi tìm chỗ học cho con nếu không may trượt lớp 10 công lập.
“Trượt lớp 10 công lập, chỉ còn một số lựa chọn như học trường tư, học nghề hoặc trung tâm GDTX. Kinh tế cũng khá ổn định nên tôi tìm một số trường tư cho con. Thế nhưng, chấp nhận bỏ tiền cho con học trường tư nếu trượt lớp 10 công lập cũng không hề đơn giản”, chị Hà cho hay.
Theo nữ phụ huynh, chị có gọi tới một trường tư tại quận Cầu Giấy. Trường này có chỉ tiêu 675 học sinh nhưng thời điểm này đã nhận tới 3.000 hồ sơ nên sẽ không nhận thêm nữa. Một số trường tư khác cũng cho biết đã nhận đủ lượng hồ sơ.
“Trường tư không nhận hồ sơ, cho con học nghề, tôi chưa biết con thích gì để định hướng. Vì vậy, chúng tôi cũng đang trước ngưỡng cửa không biết cho con học gì nếu trượt lớp 10 công lập”, chị Hà nói.
Hai vợ chồng đều làm công nhân tại cụm công nghiệp Bắc Từ Liêm, kinh tế cũng không khá giả là bao nên chị Thu Hương cho biết, nếu con trượt lớp 10 công lập sẽ không đủ khả năng cho học trường tư. Họ sẽ cho con đi học tại trường cao đẳng nghề với hệ 9+ vừa học văn hóa vừa học nghề.
“Tôi tìm hiểu được biết một số trường cao đẳng nghề đào tạo những nghề khá hot hiện nay như công nghệ ô tô, thẩm mỹ. Trong đó, chỉ cần nộp học phí học văn hóa còn chi phí học nghề sẽ được nhà nước chi trả. Vì vậy nếu trượt, con tôi sẽ tham gia học nghề theo đúng sở thích về nghề nghiệp”, nữ phụ huynh cho hay.
Lựa chọn nào cho thí sinh?
Thầy Nguyễn Cao Cường - Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (Hà Nội) cho biết, vì nhiều yếu tố nên hiện nay các cơ sở giáo dục công lập chưa đáp ứng hết nhu cầu của học sinh. Nếu không vào lớp 10 công lập, các em còn nhiều lựa chọn như học tại hệ thống ngoài công lập, trung tâm GDTX... các trường hoàn toàn đủ khả năng đào tạo.
“Việc không may trượt lớp 10 công lập là điều hoàn toàn bình thường. Mỗi học sinh cần chuẩn bị tâm lý. Nếu kết quả thi không mong muốn, các em hãy tìm hiểu các trường ngoài công lập, mô hình 9+, 10+ hoàn toàn có thể tiếp tục nuôi dưỡng ước mơ. Việc của các em là tự tin và làm thật tốt trong khả năng của mình”, thầy Cường nói.
Lâu nay, nhiều phụ huynh và thí sinh vẫn chưa có thiện cảm với việc học nghề, đa số đều có nguyện vọng vào lớp 10 công lập. Theo một số chuyên gia, việc học nghề tại các trường nghề, trường cao đẳng hiện nay cũng là một trong những lựa chọn tốt với thí sinh.
Trao đổi với VietNamNet, ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, cho hay, thực tế, học sinh tốt nghiệp THCS đều có nhu cầu học lớp 10 công lập. Trong khi, Hà Nội là thành phố lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh nên số trường THPT công lập không đáp ứng hết nhu cầu.
"Học sinh trượt lớp 10 công lập có thể học trường ngoài công lập hoặc trường quốc tế. Tuy nhiên, tôi cho rằng chọn con đường học tập nào cũng phải xuất phát từ nhu cầu.
Phụ huynh phải xác định con học để làm gì? Học để cho con có việc làm phù hợp với năng lực cũng như sở thích, sở trường, phụ huynh sẽ định hướng đúng cho con mình”.
Cũng theo ông Ngọc, nếu trượt lớp 10 công lập, học nghề cũng là một lựa chọn. Thậm chí, ở trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội, có nhiều em lớp 9 với lực khá cũng lựa chọn học nghề.
“Ưu điểm của mô hình này là thời gian học ngắn. Cùng tốt nghiệp lớp 9, một em học THPT công lập, em còn lại học nghề trong trường cao đẳng, sau 3 năm, cả hai em nhận bằng tốt nghiệp THPT giống nhau.
Thế nhưng, em học trường nghề được có thêm 1 bằng trung cấp nghề. Tính về kinh tế chi phí học tập và thời gian học đều có lợi hơn.
Bởi lẽ, học nghề được Nhà nước hỗ trợ học phí, được ưu tiên tiếp cận nghề sớm. Ngoài ra, theo quy định của học GDTX bậc THPT các em học 7 môn, học THPT công lập, học nhiều môn hơn.
18 tuổi các em có thể đi làm ngay theo luật lao động học hoặc học 1 năm nữa được thêm 1 bằng cao đẳng chính quy”.
Một số trường đào tạo nghề, hiện nay có chính sách cam kết việc làm, nhiều em được doanh nghiệp hỗ trợ hoàn toàn học phí và khi ra trường có việc làm ngay.
“Đó chính là mô hình đặt hàng của doanh nghiệp với những ngành như công nghệ cơ khí, công nghệ hàn, công nghệ ô tô... có cả doanh nghiệp ở nước ngoài.
Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, sinh viên còn còn cơ cơ hội theo học tại ĐH Minh Tân (Đài Loan, Trung Quốc), một số trường đại học ở Nhật Bản một năm và được các đại học này cấp bằng chính quy. Trong suốt thời gian học, các em được tài trợ chi phí ăn ở, sau khi tốt nghiệp cam kết với mức lương 20-30 triệu đồng/tháng.
Cô giáo Nguyễn Thị Hải - giáo viên dạy văn tại Hà Nội, cũng thừa nhận, nhiều học sinh và phụ huynh cũng có chung tư tưởng trượt lớp 10 công lập là hết, đây là quan niệm sai lầm.
"Các trường ngoài công lập hay đào tạo nghề hiện nay rất nhiều, được đầu tư cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên có trình độ. Nếu tài chính gia đình cho phép có thể theo trường tư hoặc vào trường nghề cũng là lựa chọn khá ổn. Đặc biệt, trường nghề sẽ giúp các học sinh có cơ hội tiếp xúc với nghề nghiệp sớm hơn, cơ hội việc làm cũng rộng mở”.
Dưới đây là những chỗ học gợi ý cho học sinh nếu không giành suất vào lớp 10 trường công lập:
>>>Tra cứu điểm thi vào lớp 10 năm 2024nhanh trên VietNamNet<<<
Trên các hội nhóm, mạng xã hội, hoạt động tìm kiếm lớp học dự thính, tiền tiểu học của các phụ huynh có con sắp vào lớp 1 diễn ra sôi nổi. Trước nhu cầu của phụ huynh, có rất nhiều cơ sở, trung tâm ở Đà Nẵng như trung tâm dạy Toán, tiếng Anh, trung tâm tổ chức kỹ năng sống cũng mở thêm dịch vụ bán trú hè cho học sinh.
Liên hệ đến trung tâm phát triển năng khiếu và kỹ năng L.N (địa chỉ ở đường Nguyễn Phước Nguyên, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), giáo viên ở đây cho biết, kỳ nghỉ hè, trung tâm có lớp học cả ngày cho trẻ, khai giảng vào ngày 1/6. Trẻ học từ thứ 2 đến thứ 6 (7h đến 16h30). Trung tâm tạo điều kiện cho phụ huynh có thể đón trễ hơn vào lúc 17h. Học phí 2,2 triệu đồng/tháng. Nếu đăng ký học thứ 7, trung tâm tính 120.000 đồng/ngày. Tham gia bán trú hè, trẻ được học Toán, tiếng Việt và tập viết. Ngoài ra, trẻ còn được học thêm tiếng Anh, võ, vẽ…
Tương tự, trung tâm Toán trí tuệ trên đường Hà Huy tập (quận Thanh Khê) giới thiệu, ngoài học toán trí tuệ, các em đăng ký lớp học tiền tiểu học sẽ được tập đọc, viết, học kỹ năng sống… Học phí cho khoá học từ ngày 3/6 đến 3/8 là 6,4 triệu đồng, bao gồm bữa trưa và bữa xế.
Trung tâm tiếng Anh L.U (đường Tôn Đản, quận Cẩm Lệ) cũng thông báo có chương trình bán trú hè, bắt đầu học từ ngày 10/6, học phí 2,7 triệu đồng/tháng.
“Học sinh tiền tiểu học bên em sẽ được học tiếng Anh và các môn Toán, tiếng Việt, năng khiếu. Hè có 2 tháng nên các cô ở lại với các em cho vui, còn bình thường bên em là trung tâm tiếng Anh”, nhân viên này cho hay.
Để thu hút phụ huynh, nhiều trung tâm đưa ra các ưu đãi như đăng ký sớm giảm 5-10% học phí; giảm khi đăng ký theo nhóm 3 học sinh trở lên; giảm cho các anh chị em ruột cùng học… Bên cạnh các trung tâm, hiện nay, nhiều cá nhân cũng tự lập lớp bán trú nhận học sinh.
Sở Giáo dục nói gì?
Ngày 15/5, ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng, cho biết, mới đây, đơn vị này đã có công văn chấn chỉnh hoạt động đào tạo ngoại ngữ, tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khoá.
Theo đó, Sở GD-ĐT đề nghị các trung tâm Ngoại ngữ, Tin học, kỹ năng sống tuyệt đối không tổ chức các chương trình tiếng Anh bán trú hè, chương trình kỹ năng sống bán trú hè, hoạt động bán trú cho học sinh và giữ trẻ mầm non tại địa điểm hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống.
Việc tổ chức các hoạt động này không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm. Các trung tâm tổ chức giảng dạy chương trình đã được sở cho phép, không được tự tiện sử dụng giáo trình, tài liệu dạy học trái với các chương trình đã đăng ký với sở và các quy định hiện hành.
Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng yêu cầu phòng GD-ĐT các quận, huyện tăng cường rà soát, phối hợp kiểm tra các đơn vị trên địa bàn; chủ động đề xuất, tham mưu UBND quận, huyện, Sở GD-ĐT kiểm tra nếu phát hiện đơn vị hoạt động không phép hoặc không đúng chức năng để kịp thời xử lý, giải quyết theo quy định.
Ông Thành cho biết, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường kiểm tra việc tổ chức, hoạt động của các trung tâm này, nếu phát hiện vi phạm sẽ tiến hành đình chỉ, giải thể theo quy định.
Ngày 20/5 là hạn cuối cùng các Hội đồng Giáo sư cơ sở gửi hồ sơ thành lập Hội đồng Giáo sư cơ sở. Ngày 31/5, văn phòng Hội đồng Giáo sư Nhà nước tập hợp danh sách các Hội đồng Giáo sư cơ sở và thông báo trên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Sau đó, công tác tập huấn xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS sẽ được tổ chức vào khoảng từ 3/6 đến 19/6.
Ngày 1/7 là hạn cuối cùng ứng viên nộp hồ sơ đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2024 tại Hội đồng cơ sở; hạn cuối ứng viên gửi bản đăng ký xét đạt tiêu chuẩn chức danh lên trang thông tin điện tử của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Từ ngày 1/7-22/7, các Hội đồng Giáo sư cơ sở xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Từ 31/8-27/9, các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS. Từ ngày 21/10-31/10, Hội đồng Giáo sư Nhà nước họp xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm nay.
Theo Hội đồng Giáo sư Nhà nước, sau 5 năm (2028-2023) triển khai thực hiện Quyết định 37 và Quyết định 25 của Thủ tướng Chính phủ thay thế Quyết định 174 về xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh GS, PGS, có 2.184 ứng viên được công nhận chức danh.
Năm 2023, có 58 người đạt chuẩn GS, 572 người đạt chuẩn PGS. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Hội đồng giáo sư của hai ngành Khoa học an ninh và Khoa học quân sự không công khai danh sách ứng viên, chỉ công bố số lượng đạt chuẩn.