Hai ngành còn lại của cơ sở đào tạo này cũng có mức học phí khá cao so với mặt bằng chung tại các trường công lập đào tạo nhóm ngành Sức khỏe, lần lượt là 65 triệu đồng đối với ngành Y khoa chất lượng cao và 55 triệu đồng đối với ngành Dược học chất lượng cao.
Học phí Trường ĐH Y Dược TP. HCM cũng "gây sốc" khi tăng cao nhất gấp 5 lần so với những khoá trước, lên mức 30-70 triệu đồng/năm tùy từng ngành.
Học phí Trường ĐH Y Dược TP. HCM cũng "gây sốc" khi tăng cao nhất gấp 5 lần so với những khoá trước
Lý giải về mức học phí này, ông Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho rằng, không thể nào đào tạo một bác sĩ mà chỉ tốn hơn 1 triệu đồng/ tháng. Ngay cả đào tạo học sinh tiểu học cũng không có mức này.
"Có những ngành đòi hỏi chi phí đào tạo cao như ngành Răng - Hàm - Mặt phải hơn 100 triệu đồng/sinh viên/năm, bởi mỗi sinh viên sẽ trực tiếp thực hành trên một máy riêng cùng với chi phí nguyên vật liệu khác. Do đó, trường quyết định vẫn bù lỗ và đưa ra mức thu 70 triệu đồng/năm", ông Khôi lý giải.
Còn tại Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, mức học phí bình quân tối đa là 24,6 triệu đồng/năm cho chương trình đại trà.
Trong khi đó, nhiều trường Y, Dược khu vực phía Bắc đã đưa ra mức học phí "tăng nhẹ" trong năm học 2020-2021 là 1,43 triệu đồng/tháng, tương đương 14,3 triệu đồng/năm.
GS.TS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, cho biết hiện nhà trường chưa thực hiện tự chủ đại học nên vẫn sẽ thu theo quy định của Nhà nước, không tăng quá cao như một số luồng ý kiến dư luận đang lo lắng.
14,3 triệu đồng cũng là mức thu chung trong năm học tới của các trường như: Trường ĐH Dược Hà Nội, Trường ĐH Y Thái Bình, Trường ĐH Y Dược Hải Phòng, Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên, Khoa Y Dược - ĐH Đà Nẵng, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, Trường ĐH Y Dược - ĐH Huế.
Tại Khoa Y Dược (ĐH Quốc gia Hà Nội), mức học phí các ngành trong năm học 2020-2021 là 14,3 triệu đồng. Riêng học phí ngành Răng – Hàm – Mặt hệ chất lượng cao là 60 triệu đồng/năm.
Tại Trường ĐH Y tế công cộng, mức học phí dao động từ 9,8 – 14,3 triệu đồng/năm tùy ngành.
Như vậy có thể thấy, học phí các trường thuộc khối ngành Sức khỏe phía Nam đang có sự chênh lệch cao nhất lên tới 6,15 lần so với mức học phí của các trường đào tạo ngành học này tại cơ sở phía Bắc. Hầu hết cơ sở đào tạo ngành này tại khu vực phía Bắc vẫn đang thu theo quy định của Nhà nước, ở mức 14,3 triệu đồng/ năm.
Trường tư cao nhất gần 200 triệu đồng/năm
Trong nhóm các trường tư có đào tạo chuyên ngành Y, Dược, mức học phí chủ yếu dao động từ 20-70 triệu đồng/năm. Cá biệt đối với ngành Răng - Hàm - Mặt tại ĐH Hồng Bàng, mức học phí lên tới gần 200 triệu đồng.
Bắt đầu đào tạo khối ngành sức khỏe vào năm 2016, mức học phí được ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đưa ra là 50 triệu đồng đối với ngành Y đa khoa và 25 triệu đồng đối với ngành Dược học.
Năm 2020-2021, học phí đối với ngành Y đa khoa của trường là 50 triệu đồng, ngành Răng - Hàm - Mặt là 60 triệu, ngành Dược học và Điều dưỡng là 25 triệu đồng/năm.
Đây cũng là năm đầu tiên Trường ĐH Đại Nam (Hà Nội) tuyển sinh ngành Y khoa. Trường dự kiến sẽ tuyển 50 sinh viên đầu tiên để đào tạo ngành này. Mức học phí được nhà trường đưa ra là 65 triệu đồng/ năm. Ngoài ra, trước đó, 2 ngành đào tạo về sức khỏe cũng được mở tại trường này là Dược học và Điều dưỡng với mức học phí lần lượt là 30 và 24 triệu đồng/ năm.
Tại khu vực phía Nam, mức học phí đào tạo ngành Y, Dược tại một số trường ở mức cao, lên tới gần 200 triệu đồng/ năm. Cụ thể, tại Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TP. HCM), mức học phí đối với ngành Răng – Hàm – Mặt chương trình Cử nhân là 165 triệu đồng/ năm, chương trình tiếng Anh là 198 triệu đồng/ tháng. Các ngành còn lại dao động từ 45 – 85 triệu đồng/ năm.
Học phí Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng có ngành lên tới gần 200 triệu đồng/ năm.
Học phí ngành Y đa khoa của Trường ĐH Tân Tạo (Long An) năm 2020-2021 cũng ở mức cao với 150 triệu đồng/ năm. Mức học phí này được duy trì trong suốt 6 năm đào tạo. Học phí các ngành còn lại thu theo tín chỉ với mức 1,3 triệu đồng/tín chỉ lý thuyết và 1,95 triệu đồng/tín chỉ thực hành, dự kiến học phí một năm là 40 triệu đồng.
Trong khi đó, mức học phí của Trường ĐH Yersin (Lâm Đồng) trung bình là 15-16 triệu đồng/năm.
Trước đó, thông tin học phí ở nhiều trường đào tạo chuyên ngành Y dược sẽ tăng vọt trong năm học mới đã gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, theo đại diện một số trường, với mức thu học phí hàng chục triệu đồng/ năm, các trường vẫn phải bù lỗ để sinh viên có thể theo học.
Thúy Nga
Bộ GD-ĐT đề nghị Bộ Y tế xác minh và có ý kiến về vụ học phí trường Y lên tới 70 triệu đồng/năm, để phối hợp với Bộ GD-ĐT cung cấp thông tin công khai cho xã hội và người học.
" alt=""/>Học phí các trường Y, Dược 2020![]() |
Trần Thuỳ Dương giành giải Nhất cuộc thi Codewar Junior 2020 ở bảng đấu dành cho học sinh không chuyên |
Dương là học sinh chuyên Toán. Trước cuộc thi, ngoài các kiến thức được học tại trường em đã tự tìm hiểu, học lập trình trên nền tảng CodeLearn.
“Khi bắt đầu đọc đề bài, em đã ngầm căn giờ cho từng phần, chú ý đảm bảo thời gian”, Dương chia sẻ về chiến thuật của mình trong cuộc thi chung kết.
Tại bảng đấu dành cho các học sinh THPT chuyên, em Đinh Văn Thanh, học sinh lớp 12 chuyên Toán-Tin của Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm đã giành giải Nhất với số điểm 850 cho 3 bài thi lập trình ngôn ngữ Python, trong thời gian 1 giờ 19 phút 43 giây.
Giải Nhất của bảng THCS thuộc về em Trần Xuân Bách, học sinh Trường THCS Ngôi sao Hà Nội với 700 điểm trong thời gian 56 phút 4 giây.
![]() |
3 thí sinh đạt giải cuộc thi |
Cuộc thi lập trình Codewar Junior thu hút gần 1.000 học sinh đến từ 97 trường THCS, 250 trường THPT trên toàn quốc. Tại vòng chung kết vừa diễn ra, 3 bảng đấu THCS, THPT chuyên và THPT, có 30 thí sinh tranh tài theo ngôn ngữ lập trình C++ và Python.
Hải Nguyên
Trong bối cảnh ngành công nghiệp game trên toàn thế giới đang bùng nổ và dự đoán trong những năm tới sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu tuyển dụng, lần đầu tiên Việt Nam đào tạo đại học ngành Thiết kế và Lập trình Game.
" alt=""/>Nữ sinh Hưng Yên giành ngôi quán quân lập trìnhRalf Rangnickđến MU vào tháng 11 năm ngoái và ông nhận ra ở CLB danh tiếng này có quá nhiều vấn đề, mà gần nhất ông thẳng thừng rằng: việc đại phẫu Quỷ đỏ giống như một cuộc mổ tim.
Theo nguồn trên, chiến lược gia 62 tuổi liệt kê ra 7 vấn đề nhức nhối tại MU:
1. Rangnick tin rằng, ông đã bị phòng thay đồ MU chơi xấu, nơi mà ông mô tả là “ích kỷ, thiếu phẩm chất, thổi phồng quá mức và ta đây”.
2. Ông cũng bị choáng váng vị sự thiếu chuyên nghiệp của các cầu thủ và việc họ ngang nhiên phớt lờ những chỉ đạo chiến thuật của ông trong một số trận đấu.
3. Rangnick đã nói với cấp trên MU rằng, rất nhiều cầu thủ MU không phù hợp với tiêu chuẩn và không thể đối phó với các đối thủ nhanh hơn, khó hơn ở Premier League.
4. Ralf Rangnick cũng không đánh giá những cầu thủ như Aaron wan-Bissaka, Phil Jones và Eric Bailly. Ông cũng không chắc chắn về vị trí và sự quyết đoán của Victor Lindelof trong các trận đấu.
5. Chiến lược gia người Đức tin rằng, Harry Maguire là trung tâm của nhiều màn trình diễn kém cỏi ở mùa này nhưng trung vệ tuyển Anh không thể bị loại vì mức giá khủng 80 triệu bảng.
6. Rangnick đã bị sốc bởi hàng tiền về của MU thiếu năng lượng và thể chất cần có. Ông yêu cầu CLB ký hợp đồng với ít nhất 2 tiền vệ làm việc chăm chỉ và 1 tiền vệ kiến thiết vào mùa hè.
7. Rangnick cũng lưu ý trong ‘hồ sơ đen’ của mình rằng, Erik ten Hag nên đảm bảo việc MU ngừng thói quen ký hợp đồng những cầu thủ tên tuổi để thành công ngắn hạn và tin rằng đội hình MU hiện này thực sự ‘nát’.
L.H