Chất lỏng này thực ra là một loại "thuốc trường sinh" được pha chế từ thời cổ đại.
Chiếc hũ đồng được phát hiện hồi tháng Mười năm ngoái bởi các nhà khảo cổ đang khai quật hầm mộ của một gia đình quý tộc ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Khu vực rộng 210 mét vuông nằm ở thành phố Lạc Dương này có niên đại từ thời Tây Hán (năm 202 Trước Công nguyên đến năm 8 Sau Công nguyên), và bên cạnh chiếc hũ, người ta còn phát hiện được một bộ hài cốt còn khá nguyên vẹn của một nhà quý tộc, nhiều chiếc hũ đất sét sơn vẽ, các loại vật liệu làm từ ngọc bích và đồng, và một chiếc đèn có hình con ngỗng.
Khá hấp dẫn là, chiếc hũ có chứa khoảng 3,5 lít chất lỏng màu vàng có mùi rượu rất nồng. Tại thời điểm khai quật, các nhà khảo cổ cho rằng đó là rượu - một kết luận khá trùng khớp với nhiều phát hiện có cùng niên đại trước đây. Ngày xưa, rượu làm từ gạo và lúa miến được sử dụng trong các nghi thức và nghi lễ hiến tế.
Nhưng theo tờ Xinhua chỉ ra thì, sau khi nghiên cứu chất lỏng này kỹ hơn trong phòng thí nghiệm, người ta mới biết được rằng nó chẳng phải là rượu. Chất lỏng chủ yếu được cấu thành từ kali nitrate và alunite - những nguyên liệu chính của một loại...thuốc kéo dài sự sống đã được ghi chép trong các văn tự Đạo giáo cổ.
"Đây là lần đầu tiên thứ thuốc trường sinh huyền bí này được tìm thấy ở Trung Quốc" - Shi Jiazhen, giám đốc Viện Khảo cổ và Di chỉ văn hoá ở Lạc Dương nói - "Chất lỏng này có giá trị đáng kể đối với việc nghiên cứu tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại về đạt được sự bất tử và sự tiến hoá của nền văn minh Trung Quốc".
Tất nhiên, hợp chất kali nitrate và alunite này có hoạt động như dự kiến hay không còn là một điều đáng hoài nghi, khi mà kali nitrate còn được sử dụng trong xử lý thịt, phân bón, và pháo hoa, trong khi alunite thì được sử dụng để sản xuất phèn - thứ sau đó được dùng để ngâm dấm và bột nở. Alunite khá lành tính, nhưng kali nitrate ở liều cao sẽ gây ra nhiều nguy cơ cho sức khoẻ, từ kích ứng da và mắt, đến suy thận, thiếu máu, và cả chết nữa.
Không rõ chất lỏng này có thật được tạo ra với mục đích để uống, hay chỉ đóng vai trò một vật chôn chung trong nghi thức đám tang của gia chủ. Cách duy nhất để biết chắc liệu nó có thật sự mang lại sự bất tử hay không có lẽ là...thử nghiệm trên một con người. Có ai tình nguyện không?
Theo GenK
" alt=""/>Phát hiện 'Thuốc Trường Sinh' trong hầm mộ 2.000 năm tuổi tại Trung QuốcMột chiếc xe máy đều có hai chiếc chân chống, một để chống đứng và một để chống nghiêng. Chân chống đứng gồm 2 chân cân bằng giúp bạn có thể “dựng” xe lên để chằng, buộc hàng hóa. Loại chân chống này giúp xe “đứng” thẳng nên xe khó đổ và tiết kiệm diện tích hơn khi để xe. Tuy nhiên, chân chống đứng chỉ dùng trong một vài trường hợp vì khá bất tiện và tốn sức.
Vì thế, một chiếc xe máy thông thường có thêm một chân chống nghiêng, được bố trí ở phía bên trái xe. Người dùng sử dụng nó hằng ngày nhưng rất ít người giải thích được tường tận là vì sao nó lại được lắp đặt ở phía bên trái.
![]() |
Bản thân ngay từ khi ra đời, chân chống xe máy đã được đặt ở phía trái ngay phía dưới tay lái. Chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng trên xe máy này được phát minh bởi Alfred Berruyer vào năm 1869. Có hai câu trả lời khi lí giải tại sao người ta lại bố trí chân chống phía bên trái. Đó là kỹ thuật và thói quen sử dụng.
Về mặt kỹ thuật, khi xe tay ga chưa ra đời, những chiếc xe số luôn có bàn đạp phanh sau ở bên phải. Chân chống ở bên trái có thể giúp hai bộ phận phanh và chân chống hoạt động độc lập.
Thêm vào đó, do hộp số ở bên trái, khi chuẩn bị chạy xe, người sử dụng sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chống rồi đạp số. Do đó nếu chân chống đặt ở bên phải, người điều khiển xe sẽ phải tốn thao tác hơn khi dùng chân phải gạt chống, dùng chân phải làm trụ, rồi mới dùng chân trái đạp số.
![]() |
Về thói quen sử dụng, theo nhiều tài liệu, chân chống xe máy ở bên trái xuất phát thói quen thuận bên phải của con người. Bạn có thể thấy, hầu hết chúng ta đều thuận bên phải nên khi dừng xe lại, để xuống xe, đa số đều đưa chân phải lên cao, xoay người theo hướng chiều kim đồng hồ.
Tương tự như khi lên xe, chúng ta cũng đưa chân phải lên và quay người ngược chiều kim đồng hồ để ngồi lên xe. Vì thế, thiết kế chân chống bên trái là giúp người điều khiển xe có thể dễ dàng xoay người khi lên và xuống xe.
Để xác minh điều này, bạn có thể thử làm ngược lại khi lên và xuống xe: dùng chân phải làm trụ, chân trái đưa cao và xoay người qua bên phải, như vậy sẽ rất khó để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này được áp dụng từ xe đạp cho đến xe máy.
Cũng có tài liệu cho rằng do thói quen lên ngựa, xuống ngựa bên trái của người Anh mà sau này khi xe máy ra đời, chân chống cũng được thiết kế bên trái để chúng ta bước lên và bước xuống ở phía bên trái xe. Tuy nhiên, ý kiến này không hoàn toàn có tính thuyết phục.
(Theo Trithucthoidai)
" alt=""/>Vì sao chân chống xe máy lại ở bên trái?1. Dầu máy và dầu hộp số
Dầu làm mát, làm sạch và bôi trơn động cơ cho xe; quá lâu không thay dầu làm động cơ xe bị đóng cặn bẩn, tăng mức độ mài mòn và làm giảm tuổi thọ cũng như sức mạnh động cơ.
Để chủ động trong việc thay dầu máy không khó; hướng dẫn sử dụng xe hoặc các gara uy tín có thể cho bạn biết chính xác sau khi chạy bao nhiêu km thì cần thay dầu. Nếu bạn hay quên, hãy dặn gara gọi điện nhắc bạn sau mỗi khoảng thời gian nhất định tùy vào mức độ sử dụng xe của bạn.
2. Áp suất lốp
Lốp là bộ phận duy nhất kết nối xe với mặt đường nên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cảm giác lái và cả sự an toàn của xe. Lốp quá căng sẽ làm xe xóc và giảm độ bám đường; trong khi lốp thiếu hơi sẽ làm xe chạy ì ạch và tốn nhiên liệu hơn.
![]() |
Hầu hết xe đều có một chiếc tem nhỏ ở cửa người lái ghi rõ áp suất lốp lý tưởng của xe là bao nhiêu. Trên các xe đời mới hiện nay cũng sẽ hiện thông báo trên màn hình trung tâm nếu áp suất lốp không chuẩn. Hãy chú ý đến chi tiết này và nói cho thợ bơm xe chính xác mức áp suất xe bạn cần.
3. Làm sạch cần gạt mưa
Lái xe trong trời mưa với một cặp cần gạt bẩn để lại những vệt mờ trên kính là một thảm họa về an toàn giao thông. Hãy kiểm tra và làm sạch lưỡi cần gạt cả trước và sau mỗi tháng và thay thế chúng mỗi khi lưỡi cao su đã mòn.
4. Dầu phanh
Hãy nhắc nhân viên gara kiểm tra dầu phanh cho bạn mỗi lần thay dầu máy. Luôn có thể bị chảy bớt trong quá trình xe hoạt động, dầu phanh luôn phải được đảm bảo đổ đầy ở một mức nhất định để giữ cho phanh hoạt động hiệu quả.
5. Dung dịch tản nhiệt động cơ
![]() |
Cùng với dầu phanh thì nước tản nhiệt cho động cơ cũng là dung dịch luôn cần được đảm bảo đầy đủ. Tản nhiệt tốt giúp duy trì tuổi thọ động cơ và là một điều khá quan trọng ở Việt Nam với khí hậu nhiệt đới.
(Theo Vntinnhanh)
" alt=""/>5 điều đơn giản ai cũng có thể làm để giữ xe hơi luôn bền