Về thị phần, iPhone 12dẫn đầu danh sách bán thiết bị 5G với 16% thị phần, iPhone 12 Pro đứng thứ hai với 8% thị phần. Ở vị trí thứ ba là Galaxy Note 20 Ultra 5G của đối thủ cạnh tranh Samsung, chỉ có 4% thị phần trong tháng 10. Đồng thời, doanh số của iPhone 12 cũng đứng vị trí thứ 7 trong Top 10 thiết bị 5G bán chạy nhất, tính từ hồi đầu năm cho đến thời điểm tháng 10
Các nhà phân tích tin rằng, lượng iPhone 12 bán ra tăng nhanh có nhiều yếu tố đằng sau, bao gồm nhu cầu nâng cấp lên thiết bị 5G và chương trình khuyến mại mạnh mẽ từ các nhà mạng Mỹ đóng góp vào 1/3 doanh số của tháng. Sức mua ở thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và 140 quốc gia khác cũng đưa dòng iPhone 12 nhanh chóng chiếm lĩnh bảng xếp hạng doanh thu của các thiết bị 5G trong năm nay.
Bằng cách tung ra iPhone mới hỗ trợ sóng milimet, Apple đã tăng tổng tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động 5G tại Mỹ từ 5% trong tháng 9 lên 12% vào tháng 10. Dự kiến, sự phổ biến của iPhone mới sẽ giúp các nhà khai thác xây dựng thêm nền tảng 5G trên quy mô lớn.
![]() |
Top 10 điện thoại 5G bán chạy nhất thế giới trong tháng 10 |
Thông lượng cao và độ trễ thấp do sóng milimet cung cấp góp phần tạo nên tiềm năng thực sự của mạng 5G trên thị trường. Với việc phổ biến các mạng và thiết bị sử dụng sóng milimet, điều đó giúp Apple chiếm lợi thế và tạo nền tảng vững chắc ở thị phần sản phẩm AR/VR.
Trong hai tháng còn lại của quý 4 năm 2020, nhu cầu thị trường đối với dòng iPhone 12 vẫn mạnh, đặc biệt là trong tháng 12. Doanh số bán cao hơn giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường cao cấp và tăng giá bán trung bình toàn cầu ở phân khúc này. Việc ra mắt muộn làm hoãn thời gian tăng doanh số bán hàng trong vài tháng, điều này sẽ tiếp tục đà tăng cho đến đầu năm 2021.
Có thông tin cho rằng Apple đang phát triển sóng AiP 5G milimet của và sẽ sử dụng để thay thế mô-đun 5G Qualcomm trong tương lai. Theo một số nguồn tin, Apple có thể ra mắt mô-đun 5G tự phát triển trên iPhone 13 sớm nhất vào năm 2021.
Phong Vũ
Trong 10 người Việt, chỉ có khoảng 2 người chọn mua iPhone 12 và iPhone 12 Mini so với hai máy còn lại.
" alt=""/>IPhone 12 trở thành điện thoại 5G bán chạy nhất thế giớiĐây là nội dung được đề cập đến trong Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 Chính phủ vừa ban hành.
Chiến lược mới về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đặt mục tiêu cụ thể đến 2030 sẽ xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ; bảo đảm 100% các tuyến đường bộ xây dựng mới, nâng cấp cải tạo và đang khai thác được thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông theo quy định.
100% các tuyến đường bộ cao tốc, các tuyến, đoạn tuyến quốc lộ huyết mạch có triển khai lắp đặt các hệ thống quản lý, điều hành giao thông thông minh; hình thành các trung tâm tích hợp quản lý, điều hành giao thông đô thị thông minh tại các thành phố trực thuộc trung ương và địa phương có nhu cầu.
Giảm ùn tắc giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm, các đầu mối giao thông chính, tại Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
Đồng thời, trong các năm tới có thể bỏ 100% xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông; triển khai kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông.
Trong 9 nhóm giải pháp được đưa ra để thực hiện các mục tiêu cụ thể, trong nhóm giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ thống nhất sẽ điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ phù hợp với Công ước viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam.
Thời gian tới, sẽ thực hiện đào tạo, cấp giấy phép lái xe cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50cm3 hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4kW.
Đồng thời, tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển trên thế giới.
Trong khi đó, Chính phủ cũng xây dựng và thực hiện lộ trình đến năm 2030 tham gia các quy định về an toàn phương tiện của Liên hợp quốc, các tổ chức quốc tế, trong đó có các quy định về an toàn chủ động, an toàn bị động.
Sẽ có lộ trình để yêu cầu các nhà sản xuất, lắp ráp, các tổ chức và cá nhân sử dụng phương tiện ô tô có trang bị các hệ thống cảm biến, cảnh báo va chạm với người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông khác, hệ thống tiếp nhận thông tin về tuyến đường và các hệ thống, thiết bị an toàn hiện đại khác.
Thực hiện kiểm soát phát thải khí thải xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát thực hiện kiểm định phương tiện.
Xây dựng trung tâm thử nghiệm an toàn xe cơ giới theo hướng hiện đại; tiến hành thử nghiệm mức độ an toàn của các loại phương tiện ô tô.
Chính phủ sẽ kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng, xe tự chế ba, bốn bánh thuộc diện không được tham gia giao thông; gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc thực hiện.
Tại các thành phố trực thuộc trung ương, đẩy nhanh phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, ưu tiên đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn, từng bước hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân; tăng cường kiểm tra phương tiện giao thông công cộng đáp ứng nhu cầu tiếp cận giao thông cho người khuyết tật, người cao tuổi.
Đồng thời triển khai ứng dụng toàn diện các hệ thống giám sát hành trình phương tiện; hệ thống cảnh báo lái xe buồn ngủ; hệ thống camera giám sát hình ảnh trên phương tiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; hệ thống quản lý an toàn, điều hành của bến xe, điều hành xe của các doanh nghiệp vận tải bằng xe ô tô; sử dụng tài khoản thu phí điện tử để thanh toán đa mục đích cho các dịch vụ giao thông đường bộ và nộp phạt vi phạm.
Ngoài ra, sẽ ban hành các quy định chặt chẽ về dịch vụ, phương tiện vận tải đưa đón công nhân và học sinh; ban hành quy định sử dụng ghế ngồi cho trẻ em trong xe ô tô theo chiều cao và độ tuổi.
Phúc Vinh
Thị trường ô tô đã qua sử dụng được kỳ vọng trở lại sôi động trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, nhu cầu mua xe tăng cao nhưng lại ít người bán khiến tình trạng khan hàng diễn ra trong các tháng cuối năm.
" alt=""/>Đi xe máy dưới 50 phân khối và xe điện phải có bằng láiChung cư Phương Việt (tên thương mại là The Pegasuite) toạ lạc trên đường Tạ Quang Bửu, P.6, Q.8, TP.HCM do Công ty CP Đầu tư Phương Việt (Phương Việt Invest) làm chủ đầu tư. Chung cư này hoàn tất xây dựng và được bàn giao nhà cho khách hàng từ năm 2019.
Phản ánh đến VietNamNet, nhiều cư dân chung cư The Pegasuite rất bức xúc về việc xác định diện tích căn hộ sau bàn giao và các vấn đề liên quan đến cấp sổ hồng.
![]() |
Bức xúc vì ép đóng 5% khi bàn giao sổ hồng và mập mờ trong xác định diện tích căn hộ, cư dân The Pegasuite căng băng rôn ở chung cư. |
Theo ông Nguyễn Trung Nghĩa (ngụ Q.Phú Nhuận), ông mua căn hộ ở tầng 30 dự án The Pegasuite, diện tích thông thuỷ theo hợp đồng mua bán là 53,68m2. Thời gian bàn giao nhà dự kiến theo hợp đồng vào tháng 12/2018 và chủ đầu tư được trễ 90 ngày. Dù vậy, đến tháng 12/2019 ông Nghĩa mới được bàn giao căn hộ.
Trong biên bản bàn giao nhà, diện tích thông thuỷ căn hộ của ông Nghĩa là 54,5m2, tăng 0,82m2 (tương ứng tăng 1,5%) so với diện tích thông thuỷ ghi trong hợp đồng.
Vì chênh lệch diện tích căn hộ nhỏ hơn 2% nên theo điều khoản hợp đồng, ông Nghĩa không phải thanh toán thêm khoản tiền nào. Bất ngờ, ngày 5/1/2021 Phương Việt Invest gửi thông báo cho rằng diện tích thông thuỷ thực tế căn hộ của ông Nghĩa là 54,8m2, tức tăng 1,12m2 (tương ứng tăng 2,08%) so với diện tích thông thuỷ trong hợp đồng.
Do đó, Phương Việt Invest yêu cầu ông Nghĩa thanh toán thêm 30 triệu đồng. Nếu quá ngày 19/1/2021, ông Nghĩa chưa đóng tiền thì chủ đầu tư sẽ tính thêm lãi trả chậm.
Ngoài các khoản phí làm sổ hồng gần 10 triệu đồng, Phương Việt Invest còn yêu cầu ông Nghĩa đóng thêm 5% giá trị căn hộ còn lại, tương ứng 80 triệu đồng.
Tương tự, bà Trần Thị Diễm Linh (ngụ Q.10) nhận bàn giao căn hộ ở tầng 18 chung cư The Pegasuite vào tháng 11/2019. Diện tích thông thuỷ trong hợp đồng là 53,68m2 và diện tích thông thuỷ thực tế bàn giao là 54,5m2, tăng 0,82m2.
Vì diện tích chênh lệch nhỏ hơn 2% nên bà Linh không phải đóng thêm tiền. Bỗng nhiên, đầu tháng 1/2021, bà Linh nhận được thông báo của chủ đầu tư cho rằng diện tích thông thuỷ căn hộ của bà là 54,8m2, tăng 1,12m2 so với diện tích thông thuỷ theo hợp đồng.
Vì vậy, Phương Việt Invest yêu cầu bà Linh đóng thêm gần 30 triệu đồng, nếu không thanh toán đúng hạn cũng bị tính lãi phạt trả chậm. Chủ đầu tư cũng yêu cầu bà Linh đóng 5% giá trị căn hộ còn lại để làm thủ tục cấp sổ hồng.
Một số căn hộ khác tại chung cư The Pegasuite cũng bị sai lệch diện tích thông thuỷ sau khi hoàn tất bàn giao căn hộ. Các cư dân cho rằng việc thu thêm tiền do chênh lệch diện tích là không phù hợp, bởi cùng một căn hộ và cùng một đơn vị đo nhưng lại cho ra con số khác nhau.
Chưa giao sổ hồng đã ép cư dân đóng tiền
Ngoài việc chênh lệch diện tích căn hộ, nhiều cư dân The Pegasuite còn bức xúc khi Phương Việt invest chưa bàn giao sổ hồng nhưng đã ép khách hàng đóng 5% giá trị căn hộ còn lại, vi phạm hợp đồng mua bán và không thực hiện đúng Luật Kinh doanh BĐS năm 2014.
Bà Khổng Khiết Hà (ngụ Q.5) cho biết, bà nhận bàn giao căn hộ ở tầng 18 chung cư The Pegasuite từ tháng 3/2019. Diện tích thông thuỷ bàn giao thực tế và trong hợp đồng không có sự sai khác.
Cuối tháng 10/2019, Phương Việt Invest gửi thông báo cho bà Hà cung cấp hồ sơ để thực hiện thủ tục cấp sổ hồng. Công ty gửi đến địa chỉ cũ nên bà Hà không nhận được. Thông báo lần 2 bà Hà nhận được thì đã trễ 50 ngày, do đó bà Hà thuộc trường hợp tự đi làm thủ tục cấp sổ hồng.
![]() |
Cư dân The Pegasuite căng băng rôn ở căn hộ để phản đối chủ đầu tư. |
Đầu tháng 1/2021, Phương Việt Invest tiếp tục gửi thông báo về việc thực hiện thủ tục cấp sổ hồng cho bà Hà. Chủ đầu tư yêu cầu bà Hà phải hoàn tất thanh toán 79 triệu đồng (5% giá trị căn hộ còn lại). Nếu quá ngày 13/1/2021, bà Hà không thanh toán thì phải chịu thêm khoản tiền phạt trả chậm.
Vô lý hơn, Phương Việt Invest còn cho rằng, sau khi bà Hà hoàn tất thanh toán 5% giá trị căn hộ còn lại thì công ty mới cung cấp hồ sơ pháp lý liên quan để bà tự thực hiện thủ tục cấp sổ hồng.
Theo bà Hà, Phương Việt Invest ép bà đóng 5% giá trị căn hộ còn lại là không đúng cam kết trong hợp đồng và vi phạm Luật Kinh doanh BĐS 2014. Bởi theo quy định, khách hàng chỉ đóng số tiền này khi chủ đầu tư bàn giao sổ hồng.
Trong khi hợp đồng mua bán thể hiện, chủ đầu tư sẽ hỗ trợ và cung cấp đầy đủ hồ sơ pháp lý để khách hàng tự thực hiện thủ tục cấp sổ hồng. Nhưng ở đây, Phương Việt Invest lại đưa ra điều kiện ép buộc phải đóng tiền mới cung cấp hồ sơ.
Nhiều cư dân The Pegasuite khác cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự bà Hà. Họ cho rằng Phương Việt Invest gây khó khăn khi tính lãi phạt nếu chậm đóng 5% giá trị căn hộ còn lại và tiền do tăng diện tích. Khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ thì công ty sẽ không cung cấp hồ sơ để họ tự làm thủ tục cấp sổ hồng.
Trao đổi với PV VietNamNet, bà Huỳnh Thị Thảo Vy – Đại diện truyền thông của Phương Việt Invest cho biết, chênh lệch diện tích căn hộ khi bàn giao và khi đo để làm thủ tục cấp sổ hồng là điều không tránh khỏi.
Bà Vy cho rằng, diện tích căn hộ có sự sai khác là do lỗi của đơn vị đo đạc. Nếu cư dân không đồng ý với số đo cuối cùng do chủ đầu tư cung cấp thì có thể thuê một đơn vị khác có chức năng đo đạc và phải tự trả chi phí.
Về việc cư dân phản ánh Phương Việt Invest ép họ phải đóng 5% giá trị căn hộ còn lại khi chưa bàn giao sổ hồng là không đúng cam kết hợp đồng và vi phạm Luật Kinh doanh BĐS năm 2014, đại diện truyền thông Phương Việt Invest thừa nhận có sai.
“Quy định của Nhà nước trong việc cấp sổ hồng có sự chồng chéo và đây cũng là dự án đầu tay nên công ty thiếu kinh nghiệm. 5% giá trị căn hộ còn lại này công ty chỉ thu hộ cư dân.
Những trường hợp chậm cung cấp hồ sơ kể từ ngày ra thông báo 50 ngày, nếu cư dân có nhu cầu, công ty sẽ hỗ trợ, đi cùng với họ để thực hiện thủ tục cấp sổ hồng. Chúng tôi vẫn đang thoả thuận với cư dân để tìm tiếng nói chung”, bà Vy nói.
Các dự án đang thế chấp ngân hàng, chậm tiến độ, chưa nộp tiền sử dụng đất, chậm làm thủ tục cấp sổ đỏ, sổ hồng cho người dân sẽ được công khai.
" alt=""/>Chưa giao sổ hồng, chủ đầu tư The Pegasuite đã ép cư dân đóng tiền