 cay đắng nhắc lại những tai ương liên tiếp xảy ra với gia đình mình suốt 1 năm nay. Nhà chị vốn thuộc hộ cận nghèo, giờ lại mất trắng tất cả.</p><table class=)
 |
Bé Bảo An bị máy xay thịt bị nghiền nát bàn tay phải |
Ngồi cạnh mẹ, bé Nguyễn Bảo An, năm nay mới 2 tuổi vẫn khóc nức liên hồi. Bàn tay phải của bé bị nghiền nát chỉ sau một sự cố đầy hy hữu. Nhớ lại những tai nạn kinh hoàng xảy ra với con, chị vẫn đau đớn không nguôi.
Bảo An là đứa trẻ khá lanh lợi, nhanh nhẹn, đem đến cho vợ chồng chị nhiều kỳ vọng. Tuy nhiên, vào tháng 11/2019, trong lúc chị dắt con đứng đợi chồng bên lề đường, một thanh niên đi xe máy cố tình tăng tốc độ vượt công an đã đâm vào hai mẹ con.
Cú va chạm quá mạnh hất văng chị lẫn bé Bảo An. Bản thân chị Thủy bị đập đầu xuống đường, rơi vào trạng thái bất tỉnh. Các đồng chí công an vội đưa hai mẹ con đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu.
Đến lúc tỉnh dậy, chị gọi con liên hồi thì bàng hoàng hay tin, An bị lõm hộp sọ. Bé được chuyển đến Bệnh viện E để theo dõi, điều trị. Sau 3,4 ngày nằm viện, nhận thấy An không bị tụ máu não hay gặp tổn thương nghiêm trọng, không cần thiết phải can thiệp bằng phẫu thuật nên mẹ con chị Thuỷ được xuất viện.
 |
Trước đó, bé Bảo An bị tai nạn lõm hộp sọ |
Kể từ ngày gặp nạn, mọi phản xạ của con đều chậm hẳn đi, không còn tinh nhanh như trước. Vợ chồng chị Thủy rất đau lòng song đành chấp nhận số phận, bảo nhau làm ăn cố gắng sống qua ngày.
Hơn 1 năm sau, một lần nữa tai họa khủng khiếp lại tìm đến đứa trẻ này. Ngày 22/12/2020, khi từ nhà ngoại về, trong lúc chị lấy điện thoại ra định gọi cho người thân, không để ý thì bất ngờ, con thò tay vào máy xay thịt của hàng thịt bên cạnh. Thời điểm đó, máy chưa ngắt điện nên bàn tay phải của con đã bị máy nghiền nát.
Máu chảy lênh láng, ướt đẫm, hủy hoại bàn tay nhỏ bé. Chị đứng cạnh gào khóc kêu cứu trong tuyệt vọng.
Ngay lập tức, Bảo An được đưa tới Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất sơ cứu rồi chuyển tuyến lên Bệnh viện Việt Đức. Chị Thủy nức nở nhớ lại khi ấy, chị gần như quỳ xuống cầu xin: “Em xin bác sĩ hãy cứu lấy con em. Em xin bác sĩ cố giữ lại bàn tay cho con em vì cháu còn cả một cuộc đời phía trước”.
Bằng sự nỗ lực hết mình, các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức đã phẫu thuật thành công nối gân, đóng đinh vào bàn tay cho bé An. Những ngày hậu phẫu, con khóc suốt đêm do những cơn đau khủng khiếp. Bình phục được một chút, bé được điều trị bằng kháng sinh để tránh nhiễm trùng.
“Nhà mình bị cháy hết rồi các con ơi!”
Tai nạn bất ngờ xảy ra với Bảo An được hơn 1 tuần thì ngày 6/1 vừa qua, căn nhà chị Thủy đang ở bị chập điện dẫn đến cháy to. Hậu quả, toàn bộ đồ đạc tầng 1 cùng căn gác xép bị hủy hoại nghiêm trọng.
Chứng kiến ngọn lửa bủa vây nhà mình, các con lớn của chị đứng khóc hỏi: “Mẹ ơi phải làm thế nào bây giờ?”. Trong cơn cùng quẫn, chị chỉ còn biết khóc nức nở: “Nhà mình bị cháy hết rồi con ơi!”.
Nhìn hai vợ chồng và bốn đứa con bỗng chốc lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, cùng bàn tay băng kín rớm máu của bé An, hàng xóm xung quanh đều lắc đầu thương xót. Dường như, số phận nghiệt ngã cứ thế tìm cách đưa những con người bất hạnh, những đứa trẻ còn ngây dại vào bước đường cùng.
Vụ hoả hoạn làm vợ chồng chị Thủy không còn chút tài sản nào. Trong khi đó gia đình chị vẫn còn đang nợ đến hơn 30 triệu đồng vay mượn cho con đi cấp cứu.
 |
Tất cả tài sản có giá trị trong nhà đều bị lửa thiêu cháy rụi |
Những ngày qua, chị Thuỷ cùng các con phải đi ở nhờ nhà họ hàng. Thiệt hại từ vụ cháy quá lớn. Chị vốn bán rau mưu sinh còn chồng đi làm hàn xì thuê, công việc không ổn định, mỗi tháng chỉ được 10 công. Thu nhập cả hai chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng mà phải lo cho 6 miệng ăn.
Giờ đây, anh chị đang cố dọn dẹp những tàn tích sau vụ hoả hoạn để bắt đầu lại cuộc sống từ con số không.
“Tôi muốn sửa lại nhà cho các con đón Tết lắm. Ai lại để năm mới nhà loang lổ vết cháy đen thế này chẳng ra sao cả. Nhưng chúng tôi chẳng biết lấy đâu ra tiền. Mới vay cho con chữa bệnh giờ ai cho vay nữa đâu. Mà có tiền cũng không biết sửa kịp để ăn Tết không”, chị thở dài.
Những bất hạnh liên tiếp ập đến khiến phận người nghèo khổ không kịp trở tay. Gia đình chị Thủy, đặc biệt là các cháu nhỏ đang rất cần sự quan tâm, giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, ở khu phố Đồng Cao, cổng chợ Săn, thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0364272687. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2021.021 (gia đình chị Thủy) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |

Không có tiền chữa bệnh, mẹ đơn thân sợ hãi nhìn con "chết dần"
Từ lúc mang thai được 1 tháng cho đến tận khi sinh nở, chị Hạnh đã không có chồng bên cạnh. Nay con mắc căn bệnh hiểm nghèo, cũng chỉ một mình chị ra sức níu kéo sự sống cho con.
" alt=""/>Nhà cháy, bé gái 2 tuổi bị máy xay nghiền nát tay, gia đình kêu cứu
Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020 theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 (gọi tắt là Đề án 1956).Sau 10 năm triển khai thực hiện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Không ít người đã vượt khó, thoát nghèo, cải thiện thu nhập, đời sống. Một trong số đó là bà Thân Thị Hường (SN 1967 - Đồng Lạc, Yên Thế, Bắc Giang).
Thoát nghèo nhờ học nghề
Trước đây, bà Hường và gia đình gắn liền với công việc đồng áng và chăn nuôi, cuộc sống khá vất vả.
Năm 2017, địa phương phổ biến về chương trình học nghề ngắn hạn theo Đề án 1956 tại Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế (Phồn Xương, Yên Thế, Bắc Giang).
 |
Cuộc sống của gia đình bà Hường thay đổi khi công việc chăn nuôi thuận lợi. |
Bà Hường bàn với gia đình đăng ký tham gia. Người thân trong nhà cho rằng bà đi học cho biết, không ai nghĩ học về sẽ áp dụng được. Các con bà khuyên mẹ không nên học, vì bà đã có tuổi, sợ khó tiếp thu được kiến thức.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, bà vẫn quyết định tham gia. Thời gian đào tạo tập trung 2 tháng, bà được giảng dạy kiến thức về chăn nuôi, thú y.
Kết thúc lớp học, bà Hường được nhà trường và các thầy cô kết nối với các đơn vị cung ứng con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, hỗ trợ kỹ thuật để mở trang trại quy mô nhỏ.
“Nhà tôi trước đây vẫn chăn nuôi gà nhưng không ngờ khi học hóa ra có nhiều kiến thức bổ ích mình chưa biết đến thế”, bà Hường kể.
Sau 3 năm áp dụng kiến thức được học vào trang trại của gia đình, đàn gà nhà bà Hường tăng trưởng nhanh. Trung bình mỗi con xuất chuồng khoảng 2,2 - 3,5 kg. Một năm gia đình bà xuất 4 lứa gà, ba tháng một lứa, mỗi lứa khoảng 1.000 con.
“Trước đây chưa học, tôi chỉ dám nuôi 300 - 500 con/ lứa nhưng giờ mỗi lứa của tôi là 1.000 con. Lứa này xuất xong, tôi nuôi tiếp đàn khác, gối nhau quanh năm”, bà Hường chia sẻ.
 |
Qua khóa học, bà Hường áp dụng được nhiều kỹ thuật - khoa học vào chăn nuôi. |
Cũng theo bà Hường, mô hình trang trại gà đã đem lại cho bà thu nhập cả trăm triệu đồng/năm. Từ ngày áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi đàn gà nhà bà ít bệnh tật, đặc biệt là không phải dùng thuốc thú y nhiều, đảm bảo nguồn hàng vệ sinh, an toàn cho sức khỏe con người.
Do đầu vào ổn định, đầu ra không bị hao hụt nhiều nên bà Hường có lãi hơn. Bà tiết lộ: “Ngày trước tỉ lệ hao hụt lớn. Nay tỉ lệ hao hụt chỉ chiếm 5% trong tổng số 1.000 con. Thu nhập của tôi trước 20 triệu/năm, giờ khoảng 100 triệu/năm”.
Do đó, đối với bà, chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn rất thiết thực và có ý nghĩa. Đặc biệt là với bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa.
 |
Ngôi nhà mới xây của gia đình bà Hường |
Đời sống gia đình bà Hường thay đổi rõ rệt. Bà có điều kiện xây lại căn nhà lụp xụp với kinh phí hàng trăm triệu đồng, sắm thêm nội thất và các đồ điện tử như ti vi, điều hòa và cả xe máy mới.
“Nếu ai có ý định đi học, tôi khuyên nên đăng ký. Ngành nghề nào cũng vậy, có khoa học kỹ thuật vẫn hơn. Nhiều người học cùng tôi hiện còn đầu tư quy mô trang trại to hơn. Họ chăn thả gia cầm trên 3 ngọn đồi rộng, cuộc sống khá giả, mua được ô tô. Nếu có khóa học khác tôi cũng muốn được đăng ký để mở rộng sản xuất”, bà Hường bộc bạch.
Ông Trần Xuân Thao (Đồng Tâm, Yên Thế, Bắc Giang) cũng là học viên của khóa chăn nuôi, thú y chia sẻ: “Sau khi tham gia khóa học, mỗi lứa gia đình tôi nuôi hàng nghìn con gà khỏe mạnh, chi phí thuốc giảm, thu nhập ổn định”.
Vẫn khó thu hút người lao động
Ông Đào Quyết Thắng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp miền núi Yên Thế chia sẻ, các học viên lớp chăn nuôi thú y ngắn hạn như bà Hường đều có những khởi sắc trong công việc chăn nuôi.
Đối với những lao động có ý định khởi nghiệp, nhà trường và các thầy cô sẽ kết nối lao động với các đơn vị có liên quan để cung ứng vốn, con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm. “Các khóa học này hoàn toàn miễn phí”, ông Thắng thông tin.
 |
Giáo viên của trường xuống tư vấn và hướng dẫn cho bà Hường một số kỹ thuật chăn nuôi mới. |
Bên cạnh khóa học về chăn nuôi gà đồi an toàn, Trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế cũng mở các lớp hàn, may mặc, lớp chuyển giao kỹ thuật cho lao động nông thôn như: Kỹ thuật sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP; sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật...
Các lớp học đều phù hợp với tình hình, lợi thế địa phương và nhu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn. Sau khi kết thúc khóa học theo Đề án 1956, 85% học viên có việc làm, số còn lại là thành lập cơ sở sản xuất, chăn nuôi tại nhà.
Nhà trường cũng tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện nhằm hỗ trợ đầu ra cho người lao động sau đào tạo.
Phía UBND huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, cơ sở kinh doanh, HTX duy trì và mở rộng hoạt động, đa dạng ngành nghề, từ đó tạo việc làm cho người lao động.
Những doanh nghiệp này đều phải cam kết sẽ giải quyết việc làm cho người lao động trong một thời gian nhất định sau khi hoàn thành việc đào tạo.
 |
Bà Nguyễn Thị Hồng - Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề miền núi Yên Thế. |
Hiệu quả là vậy nhưng bà Nguyễn Thị Hồng, hiệu trưởng nhà trường cho biết, mặc dù được miễn phí nhưng hai năm trở lại đây, các lớp học nghề ngắn hạn vẫn khó thu hút được người lao động.
Bà Hồng lý giải, nguyên nhân là do nhu cầu của người lao động, nhất là đối tượng thanh niên giảm. Phần lớn các em tốt nghiệp THCS đăng ký vào học chương trình 9+. Trong khi đó, người lao động trong độ tuổi 20 - 40 tuổi bỏ ruộng để đi làm công nhân tăng, chỉ một số ít người lao động trong độ tuổi 45 - 60 tuổi ở nhà trồng trọt.
Quang Sơn
" alt=""/>Người phụ nữ nông dân đổi đời sau khóa học nghề