Với sự ra đời của Quyết định 2345/QĐ-NHNN, kể từ ngày 1/7/2024, khi người dùng chuyển khoản online trên 10 triệu đồng sẽ phải xác thực khuôn mặt mới có thể thực hiện được lệnh chuyển tiền. Đây được xem là biện pháp giúp hạn chế việc mua bán hay cho thuê tài khoản ngân hàng hiện nay.
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc kỹ thuật Công ty cổ phần Công nghệ an ninh mạng quốc gia Việt Nam – NCS, việc Ngân hàng Nhà nước ra quy định yêu cầu áp dụng xác thực sinh trắc học với các giao dịch từ 10 triệu đồng sẽ hạn chế các tài khoản "rác", tài khoản ảo. Tức là, nếu nạn nhân có chuyển tiền vào tài khoản lừa đảo thì tiền vẫn nằm ở đó và có khả năng lấy lại do đối tượng lừa đảo không chuyển đi tiếp được. Có thể nói, đây là công cụ rất hữu hiệu trong phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, khi thu hẹp phạm vi hoạt động của các đối tượng lừa đảo bằng cách loại bỏ hầu hết các tài khoản ngân hàng "rác".
Tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”, được tổ chức ngày 14/6 tại TP.HCM, ông Ngô Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Công ty an ninh mạng SCS, cũng cho biết những trường hợp lừa đảo hiện nay vẫn xảy ra là do tồn tại các tài khoản ngân hàng đi thuê và mạo danh người khác. Theo ông Ngô Tuấn Anh, có những trường hợp kẻ lừa đảo đi đến các vùng xa xôi, miền núi, nhờ người bán rau ngoài chợ, mượn căn cước công dân để đăng ký tài khoản và chúng dùng chính tài khoản đó. Do đó, với quyết định 2345, việc xác thực khuôn mặt khi chuyển khoản giúp ngăn chặn tội phạm sử dụng tài khoản "mượn" để chuyển tiền.
Chia sẻ tại hội thảo trên, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dẫn lời một chuyên gia nổi tiếng về an ninh mạng nhấn mạnh, với quyết định 2345, khi thực hiện giao dịch, chủ tài khoản phải vào xác thực khuôn mặt. Vì thế, tài khoản cho thuê không thể sử dụng được trong trường hợp này.
Tất cả các giải pháp đều không an toàn tuyệt đối
Tại Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra ngày 6/7 vừa qua, ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, quyết định 2345 có mục đích đầu tiên là làm “sạch” tài khoản ngân hàng. Bởi hiện nay, người dân đã có căn cước công dân gắn chip, trong khi trước đây còn tồn tại chứng minh thư và nhiều giấy tờ khác để kẻ gian lợi dụng làm giấy tờ giả. Giờ đây, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Công an làm “sạch” tài khoản và chỉ giao dịch trên 10 triệu đồng mới yêu cầu khách hàng thực hiện bước xác thực khuôn mặt.
Có ý kiến đặt vấn đề giải pháp này liệu có an toàn tuyệt đối không? Theo ông Phạm Tiến Dũng, tất cả các giải pháp đều không an toàn tuyệt đối, bởi khi đưa ra giải pháp này thì tội phạm sẽ lại có phương án khác. Ở đây, ngân hàng cần phải liên tục tuyên truyền, phổ biến các giải pháp và đưa ra các khuyến cáo đến người dân, nhất là khi xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mới.
Ông Vũ Ngọc Sơn cũng cho rằng, mặc dù quyết định 2345 sẽ loại bỏ hầu hết các tài khoản rác, nhưng thực tế vẫn còn nguy cơ các đối tượng lừa đảo thuê người lập tài khoản và thuê chính những người này thực hiện việc chuyển tiền cho chúng. Do đó, bên cạnh biện pháp tăng cường xác thực sinh trắc học từ ngày 1/7, vẫn cần tăng cường tuyên truyền để người dân chủ động nhận biết các hình thức lừa đảo, cũng như tăng cường giáo dục pháp luật cho người dân, để không trực tiếp tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo như cho thuê tài khoản, làm thuê việc chuyển tiền…
Cùng quan điểm, một chuyên gia trong lĩnh vực thanh toán cho biết, thực tế kẻ lừa đảo sẽ không ngồi yên trước các giải pháp mới từ cơ quan chức năng. Chúng sẽ nghĩ ra nhiều thủ đoạn mới hơn. Điển hình mới đây là việc kẻ lừa đảo giả dạng cán bộ, nhân viên ngân hàng để hỗ trợ người dân tiến hành xác thực sinh trắc học tài khoản ngân hàng, sau đó, chúng chiếm đoạt tài khoản của họ. Cho nên, quan trọng nhất vẫn là công tác tuyên truyền để người dân ngày càng nhận thức rõ và biết cách ứng phó với các đối tượng lừa đảo.
" alt=""/>Xác thực sinh trắc học không có nghĩa là không còn tồn tại lừa đảo![]() |
Doanh nhân Hoàng Khải |
Doanh nhân Hoàng Khải cho biết ông có mấy đứa cháu trai đã lên 15 và 17 tuổi. Ông có cho các cháu sử dụng thẻ tín dụng, từ 1 - 2 triệu đồng mỗi tháng, để dạy cho các cháu cách quản lý về tiền bạc một cách hiệu quả.
Hoàng Khải cho biết các cháu của ông phải giữ gìn thẻ rất cẩn thận bởi ông luyện cho các cháu không được cẩu thả trong cuộc sống. Doanh nhân Hoàng Khải quy định với ngân hàng là không cấp thẻ lại kể cả khi bị trộm cắp mất thẻ, bị nuốt thẻ khi rút tiền mặt, hoặc bị khóa thẻ vì sai mật khẩu. Điều này sẽ làm cho các cháu e ngại mà phải cẩn thận hơn trong mỗi chi tiết của cuộc sống, hoặc để đối phó với mọi tình huống trong cuộc sống.
![]() |
Chia sẻ của ông Hoàng Khải |
“Mỗi tháng các cháu phải tự quản lý số tiền đó, vì nếu chi tiêu quá số tiền cho phép thì thẻ sẽ tự động bị khóa và bác Khải sẽ không can thiệp vào ngân hàng nữa, và các cháu sẽ không được phát thẻ lại nữa” – vị doanh nhân này cho biết.
Khi các cháu tiêu tiền thì thường các cháu phải tự nhớ và tự cân đối dòng tiền, đã tiêu bao nhiêu và còn lại là bao nhiêu. Cuối kỳ, các cháu đều phải báo cáo cho vị doanh nhân này xem đã tiêu tiền vào những thứ gì (thông qua bill báo cáo của ngân hàng ) và có chi tiêu thực tế không (dạy cho các cháu không được hoang phí, và có thể là không hợp lý lắm, trong cách quản lý về đồng tiền).
“Như vậy là với 1 hay 2 triệu đồng là Khải đã dạy cho các cháu của Khải cách chi tiêu có kỷ luật hơn, để rồi mai này đỡ lo nhiều hơn khi các cháu bước vào tuổi trưởng thành” – ông Hoàng Khải kết luận.
Phương Chi
" alt=""/>Doanh nhân Khải Silk chia sẻ cách dạy con cháu quản lý tiền bạc