Trong kết cấu ngôi nhà, huyền quan là vị trí phía trong gần cửa ra vào, là nơi bắt buộc đi qua khi vào nhà và cũng là bộ phận tổ hợp quan trọng trong kiến trúc truyền thống châu Á. Huyền quan là khu vực hoà hoãn từ cửa chính bước vào phòng khách, giúp người bước vào nhà đang ở thế vận động được tĩnh lại, đồng thời đây cũng là đường bắt buộc phải đi qua để dẫn khí vào nhà. Cảm giác nó mang lại cho người bước vào nhà được ví như ấn tượng đầu tiên giữa hai người xa lạ.
Có thể nói, huyền quan là khu vực có vai trò như “yết hầu” của ngôi nhà, đại diện cho tài vận của gia đình, mang tính quyết định đối với sự cát hung của gia vận.
Do vậy, bày trí huyền quan một cách chính xác và hợp lý có thể giúp gia chủ hoá giải được sát khí bên ngoài nhà xông vào từ cửa chính và có tác dụng ngăn vượng khí trong nhà lọt ra ngoài.
 |
Ngoài tác dụng mang tính quyết định về phong thuỷ, huyền quan còn có chức năng thực tế trong việc làm đẹp phòng khách. (Ảnh minh hoạ) |
Trong các ngôi nhà lớn kiểu truyền thống, huyền quan thường được bày trí với diện tích lớn tương ứng. Còn với những ngôi nhà đô thị hiện nay, vì diện tích nhỏ hẹp nên không thể bố trí huyền quan một cách hoành tráng.
Do đó, biện pháp điều hoà chính là dùng bình phong thuỷ tinh để ngăn cách, vừa ngăn ngoại khí từ cửa chính vào thẳng phòng khách, đồng thời cũng khiến cho huyền quan nhỏ hẹp không trở nên bí bách.
Hoá sát, chống thất thoát tài khí
Ai cũng mong môi trường sống của mình sẽ yên bình và thoải mái, nếu xuất hiện “sát” sẽ khiến những người trong gia đình cảm thấy bí bách, khó chịu. Huyền quan chính là vị trí quan trọng để hoá giải ngoại sát của ngôi nhà.
Tác dụng phong thuỷ lớn nhất của huyền quan là có thể hoá giải sát khí từ ngoài nhà xung thằng vào cửa chính. “Sát” ở đây bao gồm “hình sát” và “khí sát”.
Trong phong thuỷ học, “hình sát” chủ yếu có 3 loại, đó là:
Đao sát hay còn gọi là góc nhọn xung xạ: Tức cửa chính đối diện với góc chuyển hoặc góc nhọn gần vật kiến trúc, giống như một chiếc chêm đâm thẳng vào trung tâm ngôi nhà, khiến cho chủ nhà như bị vật nhọn đâm vào, cảm giác khó chịu, tâm lý ức chế.
Ám tiễn thương não: Đường chính hoặc ngõ nhỏ đối diện nhà có hình đường thẳng, xung thẳng vào nhà, ngăn chặn khí thế phát triển của gia chủ.
 |
"Ám tiễn thương não, một trong những loại "hình sát". (Ảnh minh hoạ) |
Đường nghiêng xung thẳng: Ngôi nhà ở vị trí thấp phải chịu áp lực lớn từ vị trí cao của đường đâm xuống, như nước lũ tràn xuống với lực mạnh xung thẳng vào nhà. Phạm sát này có thể khiến những người trong nhà khó có thể vượt qua khó khăn, trở ngại.
Không như “hình sát” có thể thấy bằng mắt thường, “khí sát” vô hình, chỉ có thể dựa vào số lý phong thuỷ để suy đoán. Như những trường hợp quái mệnh gia chủ và hướng cửa chính tương xung với nhau sẽ mang lại sát khí cho ngôi nhà. Khi đó, gia chủ nên đặt huyền quan theo 2 phương pháp chắn sát như sau:
Chuyển hướng ngoại khí đi vào từ cửa chính: Với gia chủ thuộc Tây tứ mệnh, nếu cửa chính mở ở vị trí hung hướng Bắc thì cửa chính mang sát. Nếu đặt thêm huyền quan, khí bên ngoài nhà vốn đi vào từ hướng Bắc sang Nam sẽ chuyển thành đi từ Tây sang Đông. Hướng Tây vốn là hướng cát lợi của mệnh này, có thể gặp hung hoá cát.
Ngăn vượng khí từ trong nhà ra ngoài: Vượng khí và tài khí vào nhà qua cửa chính. Nếu cửa chính đối diện ban công hoặc cửa sổ, vượng khí sẽ xung thẳng ra ngoài, tiền tài trong nhà khó tích tụ. Cách hoá giải ở đây là đặt huyền quan ở giữa cửa chính và ban công hoặc cửa sổ, chuyển hướng vượng khí vào trong nhà.
Tác dụng che chắn
Là khu vực hoà hoãn giữa cửa chính và phòng khách, huyền quan có tác dụng che chắn, làm cho người ngoài không thể tuỳ tiện quan sát các hoạt động trong nhà từ bên ngoài, nhất là khu vực phòng khách vốn là trung tâm hoạt động của gia đình.
Với thiết kế nhà kiểu phương Đông, vừa bước vào cửa đã nhìn thấy phòng khách. Nếu không đặt huyền quan sẽ khó tránh khỏi gió bụi bay vào, gây cảm giác bất an. Trường hợp cửa chính đối diện hướng Bắc hoặc Tây bắc, mùa đông có gió lạnh nên cần phải có huyền quan để che chắn.
Những ngôi nhà sát mặt đất thường sẽ bị gió mạnh và cát bụi từ bên ngoài bay vào, nếu có huyền quan vừa chống được gió vừa ngăn bụi, từ đó sẽ giữ cho ngôi nhà luôn ấm áp và sạch sẽ.

Mở cửa chính ngôi nhà theo cách này, gia chủ sẽ được ‘trong ấm ngoài êm’
Cửa chính ngôi nhà là ranh giới phân chia không gian bên trong nhà và thế giới bên ngoài. Nếu gia chủ biết bố cục phương vị và bài trí chính xác cửa chính sẽ giúp tránh hung, gia vận thuận thông.
" alt=""/>Bố trí nơi này hợp lý sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn ‘tụ khí sinh tài’
Trong thiết kế kiến trúc truyền thống, cầu thang là một bộ phận tổ hợp thành quan trọng của ngôi nhà, có tác dụng chuyển tiếp không gian. Cùng với sự thịnh hành của những ngôi nhà có kết cấu nhiều tầng, biệt thự và nhà liên kế ngày nay, cầu thang trở thành yếu tố không thể thiếu trong việc kết nối không gian. Không chỉ có chức năng là lối đi, phương vị và hình dáng cầu thang còn ảnh hưởng đến bố cục ngôi nhà. Trong phong thuỷ học, cầu thang là nơi nhận khí và trả khí trong nhà, nếu đặt sai phương vị dễ gây tổn hại đến những người trong gia đình.
 |
Ngoài chức năng lối đi, cầu thang còn là nơi luân chuyển khí quan cho ngôi nhà. (Ảnh minh hoạ) |
Do đó, để đạt mục đích “tàng phong tụ khí” cho ngôi nhà, gia chủ cần lưu ý những kiêng kỵ khi thiết kế cầu thang.
Đối diện cửa chính
Cầu thang đặt đối diện cửa chính sẽ khiến nhân khí và tài khí theo hướng cầu thang đi thẳng ra ngoài. Để hoá giải bố cục này, gia chủ nên đặt một chiếc gương lồi nơi gần cửa chính để phản xạ khí năng trở lại. Vị trí lý tưởng nhất nhất của cầu thang là dựa vào tường.
Chính giữa nhà
Tuyệt đối tránh đặt cầu thang ở chính giữa ngôi nhà. Theo phong thuỷ học, cầu thang xuyên nhà cũng như đặt ở vị trí chia ngôi nhà thành hai phần dễ khiến vợ chồng bất hoà dẫn đến ly tán.
Quá dốc
Cầu thang là đường di chuyển khí năng giữa hai tầng, người đi lên xuống cầu thang sẽ khuấy động, thúc đẩy khí năng di chuyển theo hướng cầu thang. Luồng khí này phải xoay chuyển nhưng lại kỵ xung thẳng. Vì vậy, cầu thang càng dốc càng gây bất lợi.
Giường ngủ đặt dưới gầm cầu thang
Trong phong thuỷ phương Đông, giường ngủ tuyệt đối không được đặt dưới các thanh dầm, xà ngang vì sẽ khiến cho người ngủ có cảm giác bị đè nén, áp lực, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần. Đặt gường ngủ dưới gầm cầu thang cũng được xem là dưới các thanh dầm, xà ngang.
Nhà vệ sinh ở gầm cầu thang
Như đã nói ở trên, cầu thang là đường di chuyển khí năng, trong đó có cả vượng khí. Trong khi đó nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều hung khí, tác động không tốt đến sức khoẻ và còn ngăn chặn các luồng khí năng từ ngoài vào. Bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ vô tình ảnh hưởng đến vượng khí.
 |
Nhà vệ sinh được bố trí dưới gầm cầu thang. (Ảnh minh hoạ) |
Trong một số trường hợp, vì diện tích nhà nhỏ nên gia chủ phải bố trí nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang. Vấn đề cần giải quyết lúc này là phải có phương án xử lý kỹ thuật để nhà vệ sinh thông thoáng, không phát tán mùi hôi.
Hạn chế dùng đá và kim loại làm bậc thang
Cầu thang trong nhà thường có 3 loại, là: Cầu thang hình xoắn ốc, cầu thang nghiêng và cầu thang có chỗ ngoặt. Trong đó, cầu thang hình xoắn ốc và có chỗ ngoặt nên lựa chọn đầu tiên.
Để đạt mục đích nhận khí và trả khí chậm, gia chủ nên sử dụng vật liệu gỗ làm bậc thang, hạn chế dùng đá và kim loại.
Đối với cầu thang nghiêng và cầu thang có chỗ ngoặt, vị trí bậc thang đầu tiên nằm chính giữa ngôi nhà không gây bất lợi. Tuy nhiên, bậc thang cuối cùng đặt tại vị trí trung tâm ngôi nhà là kết cấu đại hung.

Gợi ý cách lắp cửa phòng khách hợp phong thủy tránh 'hao tài'
Theo phong thủy, phòng khách là nơi 'sinh tài, vượng lộc' của ngôi nhà, do đó gia chủ cần lưu ý khi lắp cửa căn phòng này.
" alt=""/>Những sai lầm phong thuỷ cầu thang dễ gây tổn hại cho gia chủ