
Để kiếm tiền trang trải cuộc sống cùng nhau, Zhao khuyên Vu đầu tư Bitcoin. Vu bị ấn tượng trước sự tăng giá chóng mặt của đồng tiền mã hóa này. Zhao còn thuyết phục Vu mua Bitcoin trên Coinbase, một sàn giao dịch crypto nổi tiếng của Mỹ, trước khi chuyển chúng vào sàn do Zhao chọn. "Mỗi khi chúng tôi thực hiện giao dịch, anh ta luôn nói đi nói lại lý do vì sao chúng tôi lại làm việc này" - Vu kể lại. "Anh ta luôn nói rằng, 'cưng à, vì tương lai của chúng mình'"
Chỉ khi Vu tìm cách rút tiền lãi, cô mới nhận ra Zhao không hề có thật, và sàn giao dịch mà anh ta bảo cô chuyển tiền vào cũng vậy. Cô đã tự tay gửi thẳng token của mình cho một nhóm những tên lừa đảo chuyên nghiệp. Phương thức lừa đảo này gọi là "mổ lợn" - hay crypto-romance - trong đó những tên tội phạm chấp nhận bỏ ra nhiều tuần đến nhiều tháng để chiếm được lòng tin của nạn nhân. Vu cho biết cô đã mất khoảng 306.000 USD, bao gồm tiền đầu tư và phí bổ sung mà cô nghĩ là phí và thuế thu bởi sàn giao dịch giả kia. "Đó là một trong những sự việc đau khổ nhất đời tôi" - Vu nói. "Tôi không chỉ mất hết tiền tiết kiệm, nhưng tương lai mà tôi cứ tưởng sẽ là một cuộc phiêu lưu mới hóa ra toàn là giả dối"
 |
|
Theo dấu crypto
Lừa đảo tiền mã hóa, giống như vụ việc mà Vu là nạn nhân, đang dẫn đến sự bùng nổ của tội phạm mạng. Lừa đảo tình cảm, lừa đảo đầu tư, hack ví kỹ thuật số, mô hình kim tự tháp, tấn công đòi tiền chuộc, và thậm chí là trộm tác phẩm nghệ thuật số - phương thức có thể khác biệt, nhưng bất kỳ khi nào bạn nhận ra mình là nạn nhân của tội phạm mạng, khả năng cao vụ việc có dính líu đến crypto.
Theo báo cáo từ công ty nghiên cứu Chainalysis, chuyên theo dấu đường đi của tiền mã hóa trên internet, số tiền mã hóa trị giá 14 tỷ USD đã được gửi đến những địa chỉ ví "phi pháp" trong năm ngoái, gấp 3 lần so với năm 2017. Những ví kỹ thuật số này có thể được sử dụng để lừa đảo, tài trợ khủng bố, hay thanh toán những nội dung lạm dụng trẻ em. Có quá nhiều nạn nhân của crypto-romance đến nỗi họ đã thành lập nên một nhóm gọi là "Tổ chức chống lừa đảo toàn cầu" (Global Anti-Scam Organization, GASO), mà Vu là một thành viên. Chỉ riêng năm ngoái, GASO cho biết số tiền các nạn nhân bị thất thoát do lừa đảo đã lên đến 73 triệu USD.
Và nếu tính cả những thứ như tấn công đòi tiền chuộc, thiệt hại còn tăng nhanh hơn nữa. Vào tháng 2, công ty tài chính ở Chicago là Jump Trading đã phải chấp nhận bỏ ra 320 triệu USD để giải cứu nền tảng crypto Wormhole của mình sau một vụ tấn công kinh hoàng. Trong khi đó, số lượng nhà đầu tư crypto tăng chóng mặt mỗi ngày tiếp tục mang đến cho bọn tội phạm mạng những mục tiêu mới béo bở.
Cuộc chiến đòi lại tiền đã mất
Nhiều người cho rằng tiền mã hóa được tội phạm sử dụng phổ biến bởi đường đi nước bước của các token là không thể truy được. Trên thực tế, những đồng tiền số lớn như Bitcoin và Ether lại cực kỳ dễ truy vết. Mọi giao dịch đều được ghi lại vĩnh viễn trên một blockchain công khai - một cơ sở dữ liệu phi tập trung. Dù tên người thực hiện giao dịch không được hiển thị, tội phạm sẽ đứng trước nguy cơ lộ tẩy khi chúng tìm cách chuyển crypto thành tiền đô, euro, hay các loại tiền định danh truyền thống khác.
Đó là bởi chuyển tiền mã hóa sang tiền định danh đòi hỏi phải có một sàn giao dịch như Coinbase hay Binance. Những sàn này bị quản lý tại nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, và được yêu cầu phải thu thập thông tin về người dùng. Một trát thi hành lệnh của tòa án có thể buộc các sàn giao dịch phải tiết lộ chủ nhân của những ví nghi ngờ.
"Tôi nghĩ có một chút hiểu lầm về mặt bảo mật trong giới tội phạm crypto, liên quan mức độ khó truy vết" - theo Ben Hamilton, điều tra viên pháp y chuyên truy vết tội phạm tài chính cho công ty quản trị rủi ro Kroll.
Thật vậy, Bộ Tư pháp Mỹ gần đây vừa phạt tù hai cá nhân tội rửa tiền liên quan số Bitcoin trị giá 4,5 tỷ USD từ vụ hack Bitfinex 2016, sau khi truy vết số coin qua một mạng lưới hồ sơ giao dịch phức tạp. Các công ty điều tra như Chainalysis thì luôn giám sát các địa chỉ ví lưu trữ tiền đánh cắp từ vụ hack Wormhole, khiến kẻ gian có muốn bán lấy tiền mặt cũng khó.
Vấn đề lớn hơn ở đây là thu hồi tiền bị mất. Với tiền định danh, khi bạn chuyển tiền, tiền không thực sự di chuyển mà chỉ những con số liên quan tài khoản người nhận và người gửi thay đổi - ngân hàng có thể điều chỉnh lại thông tin về người sở hữu số tiền, khiến giao dịch bị chặn hoặc đảo ngược.
Chuyển tiền trên blockchain thì hoàn toàn tự động hóa và gần như không thể can thiệp. Token có thể được chuyển đi xuyên quốc gia mà không cần bất kỳ sự cho phép nào từ bên ngoài, và mọi giao dịch đều không thể hủy bỏ được: nếu kẻ lừa đảo dụ dỗ được nạn nhân gửi crypto cho chúng, hoặc chiếm quyền kiểm soát ví của nạn nhân và chuyển tiền họ đi nơi khác, không có cơ quan nào đứng giữa để đảo ngược giao dịch đó. "Kẻ lừa đảo tôi cứ liên tục khuyến khích tôi mua Bitcoin. Với tiền mã hóa, gã có thể ở bất kỳ đâu trên thế giới và vẫn nắm được tiền. Với ngân hàng, thì phải có một tổ chức, một địa điểm cụ thể" - Vu nói.
Cơ quan chức năng - thường giới hạn bởi vùng và biên giới quốc gia - chưa thể bắt kịp xu hướng này. Jan Santiago, phó giám đốc GASO, cho biết các lực lượng cảnh sát thường từ chối theo vết những vụ phạm tội bên ngoài khu vực địa lý của họ, và nhiều người biết rất ít về tiền mã hóa. "Bạn phải tìm đến FBI, nhưng ai cũng tìm đến FBI thì chính FBI sẽ bị quá tải" - ông nói.
Điều đó dẫn đến yêu cầu phải có một sự hợp tác quốc tế - theo Mark Turner, giám đốc bộ phận quản lý tài chính của Kroll. Turner nói rằng các quốc gia phải đồng ý với những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý dòng crypto bất hợp pháp. Các chính phủ có thể quản lý các ví crypto giống như họ làm với tài khoản ngân hàng, cho phép các sàn giao dịch đưa vào sổ đen những ví cụ thể dựa trên tình trạng của ví, đồng thời các ngân hàng cũng có thể chặn giao dịch đến và đi từ các sàn giao dịch đang bị đưa vào tầm ngắm.
Tránh lừa đảo crypto
Ở thời điểm hiện tại, người dùng crypto phải tự bảo vệ và trau dồi kiến thức bản thân. "Sự ngây ngô và khờ dại của những người đang cắm đầu vào thế giới crypto là miếng mồi béo bở nhất cho những kẻ lừa đảo" - một quản trị viên của diễn đàn CryptoScams trên Reddit cho biết (lượng truy cập vào diễn đàn này trong năm ngoái đã tăng theo cấp số nhân!). Những kẻ lừa đảo lợi dụng sự bảo vệ lỏng lẻo trong cơ sở hạ tầng crypto, hướng lái các nạn nhân trao cho chúng những cụm từ bảo mật (seed phrase) để mở ví của họ. Nhiều dịch vụ ví và chợ tác phẩm nghệ thuật crypto phổ biến cũng không hỗ trợ giải pháp bảo mật xác thực nhiều bước, vốn là cách phổ biến để tăng cường độ an toàn của các tài khoản số.
Một quản trị viên khác của CryptoScams, Luis Garcia, nói rằng sự nóng sốt xoay quanh những dự án crypto mới cũng dẫn đến "những quyết định thiếu suy nghĩ". Anh khuyên người dùng crypto đừng bao giờ đưa seed phrase cho bất kỳ ai, và đừng bao giờ dùng Google để tìm kiếm tên của các dịch vụ crypto thay cho việc gõ trực tiếp địa chỉ vào trình duyệt (những kẻ lừa đảo đôi lúc mua quảng cáo đặt trên cùng của trang kết quả tìm kiếm để trỏ liên kết đến các website crypto phổ biến, nhằm dụ dỗ bạn vào các trang giả mạo).
Garcia nói rằng hãy chọn người mà tin, dù đang mua ví hay sử dụng sàn giao dịch - và đừng bao giờ để người khác quản lý tiền của bạn, đặc biệt nếu bạn gặp họ như cách Vu gặp kẻ lừa đảo kia vậy. "Cảnh giác các tin nhắn trực tiếp (DM)" - anh nói. "Việc bị lừa qua DM có thể khiến bạn mất mọi thứ"
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, MSN)

Mạo danh Công ty TikTok nhắn tin tuyển nhân viên để lừa đảo người dân
Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa cho biết nhiều người dân đã phản ánh họ nhận được tin nhắn giả mạo Công ty TikTok tuyển nhân viên nhằm mục đích lừa đảo.
" alt=""/>Mặt trái của thị trường crypto bùng nổ: những vụ lừa đảo tình
Vốn được biết đến là một trong những nữ diễn viên xinh đẹp nhất từng góp mặt trong các dự án bom tấn của Châu Tinh Trì, Trương Vũ Kỳ sở hữu nhan sắc vượt trội từ những ngày đầu bước chân vào showbiz. |
Trương Vũ Kỳ được mệnh danh là “nữ diễn viên nóng bỏng nhất” phim Châu Tinh Trì. |
Tuy nhiên, cũng chính vì nhan sắc nổi bật, Vũ Kỳ từng trở thành tâm điểm bị ghét bỏ trong lớp học. "Bọn họ gán cho tôi cái danh 'tiểu hồ ly tinh'. Đây cũng là lần đầu tiên tôi ý thức được rằng con gái mà xinh đẹp cũng không được yêu thích", cô nhớ lại.
Theo Vũ Kỳ, cô nhận ra bản thân bị tẩy chay từ khi mới 9 tuổi. Dù sốc và suy sụp tinh thần, cô vẫn kiên quyết không nói với gia đình hay giáo viên mà tự mình chịu đựng.
“Trong suốt những năm phổ thông, cuộc sống tôi chỉ gói gọn ở việc mỗi ngày đến lớp, tan học lại về nhà mà không có bạn bè. Mọi người giờ đây thường hay ngẫm về quá khứ, còn với tôi ký ức thời đi học chỉ là một màu xám xịt”, cô nói.
Những chia sẻ của nữ diễn viên nhận được sự đồng cảm của các khách mời và khán giả theo dõi chương trình.
 |
Trương Vũ Kỳ có nhan sắc xinh đẹp từ khi còn đi học. |
Trong tấm ảnh từ thời đi học của Trương Vũ Kỳ mới được đăng tải, cư dân mạng nhận ra nhan sắc nổi bật của cô so với bạn bè cùng trang lứa. "Các đường nét đều sắc sảo, thanh tú đã sớm xuất hiện trên mặt cô ấy từ khi còn rất nhỏ", QQ nhận xét.
Trương Vũ Kỳ năm nay 33 tuổi, cô được xem là thế hệ diễn viên tiếp nối của những cái tên nổi tiếng như Phạm Băng Băng, Lý Băng Băng… Cô khởi nghiệp khi mới 19 tuổi khi tham gia phim "Trường Giang số 7" do Châu Tinh Trì thực hiện. Nhờ bộ phim này, nữ diễn viên sớm được gọi là “Tinh nữ lang” (cô đào nổi tiếng do Châu Tinh Trì phát hiện). Bên cạnh đó, Vũ Kỳ cũng gây được tiếng vang với loạt bom tấn xứ Trung như: Mỹ nhân ngư, Siêu khuyển thần thông, Yêu miêu truyện,...
 |
Nữ diễn viên có đời sống hôn nhân đầy biến cố. Cô bị chính chồng cũ “tố” ngoại tình với cùng lúc nhiều người đàn ông. |
Khác với sự nghiệp thăng hoa, Trương Vũ Kỳ có đời sống tình cảm sóng gió khi hai lần kết hôn và ly hôn chóng vánh. Đỉnh điểm vào tháng 1/2019, Trương Vũ Kỳ bị chồng cũ tố cáo đã bắt quả tang cô qua đêm ở khách sạn với người đàn ông khác. Những tai tiếng đến từ cuộc hôn nhân này khiến hình ảnh nữ diễn viên dần đánh mất thiện cảm với công chúng trong vài năm nay.
Thúy Ngọc

‘Bom sex’ Trung Quốc hủy hôn với bạn trai sau màn cầu hôn bất ngờ
– Từ Đông Đông chủ động chia sẻ trên trang cá nhân việc chấm dứt mối quan hệ tình cảm cùng chồng sắp cưới dù cả hai đã dự tính tổ chức hôn lễ.
" alt=""/>‘Mỹ nhân nóng bỏng nhất phim Châu Tinh Trì’ kể về tuổi thơ bị chà đạp vì đẹp

Trong bài viết có tựa đề" Việt Nam xếp thứ 12 giáo dục toàn cầu: Hiểu như thế nào?" gửi tới VietNamNet, nghiên cứu sinh Tăng Thị Thùy chỉ ra những điều nguy hiểm từ kết quả khảo sát giáo dục của OECD.
Hai cuộc khảo sát
Ngày 13/5/2015, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) phát hành ấn phẩm “Universal Basic Skills: What countries stand to gain” (tạm dịch là: “Những kỹ năng phổ thông cơ bản: nước nào đạt được điều đó”) được coi như một báo cáo xếp hạng giáo dục phổng thông thông qua kết quả của cuộc khảo sát PISA nă m 2012 ( Program International Student Assessment) và TIMSS năm 2011 (Trends in International Mathematics and Science Study) của 76 nước trên thế giới tham dự.
Có thể nói qua về hai cuộc khảo này như sau:
Thứ nhất, cuộc khảo sát PISA được tổ chức bởi OECD, đánh giá học sinh ở độ tuổi 15 trên các môn toán học, khoa học, đọc hiểu, và giải quyết vấn đề.
PISA bắt đầu từ năm 2000 và cứ 3 năm thì lại tổ chức đánh giá một lần. Mỗi lần là chú trọng vào một môn. Năm 2012, PISA chú trọng vào môn Toán và có 65 nước tham dự, trong đó Việt Nam là nước tham dự lần đầu tiên trong năm này. Kết quả PISA của Việt Nam đạt được ở mức khá cao, cả ba môn đều trên trung bình của OECD tương ứng là 17/65; 19/65 và 8/65 cho ba môn Toán, Đọc hiểu và Khoa học.
Thứ hai, cuộc khảo sát TIMSS được tổ chức bới Tổ chức Quốc tế Đánh giá thànhtích giáo dục (The International Association for the Evaluation of EducationalAchievement), nhằm đánh giá học sinh ở lớp 4 và lớp 8 về hai môn Toán học vàKhoa học.
Cuộc khảo sát TIMSS đầu tiên là vào năm 1995 và cứ 4 năm lại tổ chức đánh giá một lần. Lần gần đây nhất là năm 2011 với 52 nước tham dự đánh giá học sinh lớp 4 và 45 nước tham dự đánh giá học sinh lớp 8. Hầu hết các nước tham dự chương trình đánh giá này đều tham dự vào chương trình đánh giá PISA. Việt Nam chưa tham dự chương trình đánh giá này.
Dựa trên những sự tương đồng của hai khảo sát này, OECD đã dùng kỹ thuật thống kê để chuyển đổi điểm số của hai cuộc khảo sát này và ra được bảng xếp hạng của 76 nước về môn Toán học và môn Khoa học. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 12.
 |
Nguồn OECD |
Thứ hạng này hiểu như thế nào?
Vị trí này không khẳng định được chất lượng của nền giáo dục Việt Nam.
Ngay trong báo cáo này, OECD cũng nói rõ thống kê này không mang tính đại diện của cả hệ thống giáo dục vì mẫu nghiên cứu không phải là tất cả HSđang theo học. Đây chỉ là điểm số xếp hạng của HS từng nước tham gia vào bài đánh giá của hai môn Toán học và Khoa học. Vì thế, không phải cứ xếp hạng cao đồng nghĩa với chất lượng giáo dục tốt.
Hơn nữa, trong báo cáo này, Việt Nam là một trong những nước được nhắc đến rất nhiều vì những điểm khác biệt so với xu hướng chung của thế giới.
Đặc biệt, OECD nhấn mạnh vào tỷ lệ học sinh theo học phổ thông của Việt Nam rất thấp, chỉđạt 64% trong tổng số thanh thiếu niên đang ở độ tuổi 15 trong năm 2012, đứngthứ 74/76 (xem bảng dưới).
 |
Nguồn OECD
|
OECD kết luận rằng với cách chọn mẫu trong toàn bộ dân số (ở đây là các trường học) như thế thì không thể khẳng định Việt Nam đang đạt đến mục tiệu cung cấp kỹ năng cơ bản cho tất cả thanh thiếu niên.
Điều này ngược lại với các nước có xếp hạng cao, những nước càng xếp hạng cao thì tỷ lệ học sinh theo học phổ thông càng cao. Theo chứng minh của OECD thì mối quan hệ giữa tỷ lệ học sinh theo học phổ thôngvà thành tích học tập của học sinh các nước có ý nghĩa thống kê tích cực.
Giá trị của PISA?
Năm 2012, Việt Nam lần đầu tiên tham gia PISA cùng với 64 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trong quy mô đánh giá quốc tế khảo sát với mẫu khá lớn mà từ trước đến nay Việt Nam cũng chưa từng có cuộc khảo sát đánh giá nào bài bản và quy mô như vậy.
TS Lê Thị Mỹ Hà, Giám đốc Quốc gia PISA Việt Nam: 'Ngoại soi" giáo dục" alt=""/>Điều nguy hiểm khi OECD xếp giáo dục Việt Nam thứ 12
- Tin HOT Nhà Cái
-
|