Câu lạc bộ Môi trường 360 độ thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân - tác giả của cuộc thi"Sinh viên bảo vệ môi trường" mong muốn tạo ra một sân chơi bổ ích, lành mạnh,sáng tạo cho các bạn sinh viên yêu môi trường; có khao khát muốn thay đổi thựctrạng môi trường hiện nay, hướng tới một môi trường mới, tương lai mới, đất nướcmới.
Các thí sinh tham dự bao gồm sinh viên trong trường và ngoài trường, trên địabàn Hà Nội, trải qua các phần thi kiến thức và các hoạt động thực tế, như phầnchơi làm sản phẩm từ vật liệu tái chế.
Các hoạt động ngoài trời được cho là sẽ góp phần quan trọng làm cho cuộc thithêm "rôm rả" và sinh động, gắn với hành động thiết thực như dọn vệ sinh tạicông viên Thống Nhất và tuyên truyền cộng đồng, nhảy flashmob, “Đạp xe tuyêntruyền hưởng ứng Giờ trái đất 2010”.
Thông qua cuộc thi, các bạn sinh viên mong muốn đưa vấn đề môi trường trở thành mốiquan tâm hàng đầu của tất cả sinh viên, thanh niên, và người dân trên địa bànthành phố Hà Nội từ đó tạo ra một hiểu quả truyền thông mạnh mẽ giúp thay đổi từnhận thức đến hành động của tất cả mọi người.
Cuộc thi cũng là một trong những hoạt động hướng tới Giờ Trái Đất, ngày TráiĐất 22/4.
Theo ban tổ chức của chương trình, cuộc thi sẽ là một sân chơi thiết thực,hiệu quả và đầy ý nghĩa cho các bạn sinh viên, thanh niên trong trường nói riêngvà trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung.
Hoạt động này diễn ra trong khuôn khổ hưởng ứng tháng thanh niên năm 2012.
Các sinh viên trường khác cũng có cơ hội tham gia cuộc thi, số lượng thí sinhđến từ các trường khác không quá 50%.
Câu lạc bộ Môi trường 360 độ thành lập từ năm 2007, là mái nhà chung củanhững bạn sinh viên năng động, yêu môi trường và muốn góp phần vào xây dựng cuộcsống lành mạnh, bền vững. động của mình. Đó là hành động trên mọi phương diện,mọi hình thức, mọi lĩnh vực; tuyên truyền và giáo dục bảo vệ môi trường, nângcao ý thức bảo vệ môi trường.
Một số hoạt động nổi bật của Câu lạc bộ: Tổ chức thành công hội thảo “ Biến đổikhí hậu - Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế” (2008); Tổ chức lễ phát động vàtruyền thông rộng rãi về “ Giờ Trái Đất” các năm 2008, 2009, 2010, 2011; Thamgia chương trình “Đối thoại trẻ” và “Màu xanh Việt Nam” (2008); Tổ chức “ Ngàykhông sử dụng túi nilon” được tổ chức tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân
Chi tiết liên hệ: Câu lạc bộ Môi Trường 360 độ - ĐH Kinh tế Quốc dân. Địa chỉ: 207 Đường GiảiPhóng, Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội.
Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Diệu, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, cho hay phụ huynh nhận được tin nhắn và báo vào nhà trường. Vì vậy nhà trường ngay lập tức yêu cầu giáo viên chủ nhiệm báo phụ huynh để cảnh giác.
Cụ thể, Ban giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn khuyến cáo trường không thông báo kiểm tra tiếng Anh qua tin nhắn. Vì vậy thầy, cô chủ nhiệm khuyến cáo phụ huynh học sinh để cảnh giác và không nhấn vào link yêu cầu của tin nhắn.
Trước đó, Trường THCS Lê Quý Đôn cũng yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm thông báo tới phụ huynh, học sinh sau khi tài khoản Zalo của một thầy giáo trong trường bị hack, nhắn tin mượn tiền.
Theo đó, tài khoản Zalo của một thầy giáo trong trường đã gửi tin nhắn đến các tài khoản có trong danh bạ nhờ chuyển khoản với nội dung: "Tài khoản còn tiền không, chuyển giúp 14 triệu, sáng mai chuyển lại", rồi tiếp tục gửi thông tin số tài khoản mang tên Huynh Chau Phuc Khang tại ngân hàng Techcombank.
Ban giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn đã gửi thông báo đến giáo viên chủ nhiệm, đề nghị gửi thông báo đến toàn bộ phụ huynh và học sinh về việc tài khoản Zalo của một giáo viên bị kẻ gian xâm nhập nhắn tin mượn tiền để phụ huynh và học sinh phòng ngừa.
Thời gian qua, nhiều phụ huynh và học sinh ở TP.HCM bị các đối tượng lừa đảo và chiếm đoạt tài sản. Khởi nguồn là kịch bản “con cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy”, khiến 14 trường hợp phụ huynh học sinh bị lừa đảo, tổng số tiền lên đến 825 triệu đồng.
Tiếp đến, một sinh lớp 12 của trường đứng chờ người thân đến đón ở cổng trường. Một người đàn ông chạy xe máy đến nói: "Ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện. Chú là bạn của ba con".
Sở GD-ĐT TP.HCM đã yêu cầu các nhà trường rà soát, chấn chỉnh công tác truyền thông sau khi xuất hiện trò lừa đảo học sinh ở cổng trường. Sở này yêu cầu thông tin rõ ràng cho phụ huynh biết về các số điện thoại cần liên lạc với nhà trường, đảm bảo các kênh thông tin giữa nhà trường và phụ huynh học sinh luôn được thông suốt.
Nhà trường cần xây dựng nhiều giải pháp giáo dục, hỗ trợ học sinh, sinh viên nhận biết và phòng tránh các hành vi lừa đảo; Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, cập nhật các hình thức và phương thức lừa đảo mới phát sinh cho học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh.
Sở GD-ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường phối hợp với lực lượng chức năng tại địa phương đảm bảo trật tự, an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường.
Công an TP.HCM cũng cảnh báo, khi nhận thông tin về việc người thân đang bị tai nạn, người dân cần bình tĩnh, liên hệ cơ quan, công ty, trường học nơi người thân đang công tác, làm việc, học tập để kiểm tra, kiểm chứng thông tin. Trường hợp không có căn cứ rõ ràng (thông báo thu viện phí của cơ sở khám chữa bệnh…), người dân tuyệt đối không chuyển tiền theo yêu cầu của đối tượng để phòng ngừa bị đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Khi bị đối tượng lừa đảo hoặc phát hiện các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cần liên hệ ngay với cơ quan công an nơi gần nhất hoặc liên hệ trực ban công an thành phố để cung cấp thông tin, phối hợp cơ quan công an nhanh chóng điều tra, xử lý.
Trực ban công an thành phố - số điện thoại 0693187344 hoặc trực ban phòng cảnh sát hình sự- số điện thoại 0693187200.