Nhận định, soi kèo Telavi vs Iberia, 22h00 ngày 24/4: Thất vọng kéo dài
Nằm trong trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Synary Smart Hub là mô hình cafe đầu tiên đầu tư màn hình tương tác thông minh thay thế máy tính, laptop, điện thoại thuận tiện cho việc nghiên cứu, hội họp, học tập, thư giãn.Thế giới thu nhỏ bằng đúng chiếc bàn uống cà phê
Sáng 26/10, quán cafe hiện đại Synary Smart Hub khai trương tại khuôn viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Synary Smart Hub không phải là một quán cafe bình thường, mà đúng với tên gọi của nó đây là một quán cafe 4.0.
 |
Bà Lê Thị Loan và Nguyễn Thị Thu, 2 người đồng sáng lập Synary Smart Hub |
Điểm nhấn dễ nhận thấy nhất và cũng nổi bật của Synary Smart Hub là những màn hình cảm ứng lớn được sử dụng thay thế cho những mặt bàn. Khi đến với Synary Smart Hub, bạn không chỉ được thưởng thức những ly cafe ngon đúng điệu, hay những ly nước tuyệt hảo, mà còn có thể thoải mái thư giãn với chính những màn hình cảm ứng được sử dụng thay thế cho mặt bàn.
Thay vì phải cầm khư khư những chiếc điện thoại, ngay trên mặt bàn chỗ bạn ngồi, Synary Smart Hub đã trang bị một thiết bị cảm ứng, ở đó bạn có thể chơi game, lướt web, nhắn tin nói chuyện, hay thậm chí là cả xem những bộ phim yêu thích ngay trên mặt bàn. Cũng chính từ những màn hình này bạn còn có thể order đồ uống một cách nhanh chóng thay vì phải gọi với cho những nhân viên.
 |
GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá rất cao sự ra đời của Synary Smart Hub trong khuôn viên nhà trường. |
Bà Lê Thị Loan người đồng sáng lập Synary Smart Hub cho hay: “Synary Smart Hub mong muốn góp phần cùng nhà trường hoàn thành sứ mệnh trở thành ngôi trường trọng điểm về việc đi đầu trong thời hội nhập công nghệ 4.0, xứng đáng với lòng tin của ban giám hiệu nhà trường”.
Cà phê kết hợp với giáo dục, tại sao không?
Trong khi đó, GS.TS. Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đánh giá rất cao sự ra đời của Synary Smart Hub trong khuôn viên nhà trường. “Sau một thời gian mong chờ, một dịch vụ mới đã xuất hiện tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân dưới cái tên Synary Smart Hub.
Đây không phải là một quán cafe bình thường, đây là một quán café mang thương hiệu và tầm vóc Việt.
Đồng thời đây cũng là một trong số hiếm những quán cafe công nghệ mà tại đó có những bàn tương tác để cho cán bộ, giáo viên, sinh viên có thể thảo luận.
Đây cũng không phải là một quán cafe công nghệ bình thường, mà còn là sự kết hợp giữa cafe và giáo dục, là sự cộng hưởng của những ý tưởng sáng tạo”, ông Trần Thọ Đạt nói.
 |
Không chỉ dừng lại là cafe phục vụ, Synary Smart Hub còn là một tổ chức đào tạo, huấn luyện sinh viên, học sinh có các kỹ năng, kiến thức thực tiễn nhằm trang bị cho các em hành trang cho bước tiến sự nghiệp |
Có thể nói, Synary Smart Hub là mô hình cafe đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đầu tư màn hình tương tác thông minh thay thế máy tính, laptop, điện thoại thuận tiện cho việc nghiên cứu, hội họp, học tập, thư giãn.
Với không gian rộng, đầy đủ vật chất và được thiết kế thành hai khu vực: Khu vực dành cho quan khách, cán bộ, giảng viên và khu vực sinh viên riêng biệt, cùng sân khấu hiện đại, Synary Smart Hub là nơi lý tưởng để tổ chức các hội thảo mang tính giao lưu trao đổi, là nơi sinh hoạt của các câu lạc bộ, tổ chức sinh nhật hay các sự kiện phù hợp với sức chứa gần 200 người.
Không chỉ dừng lại là cafe phục vụ, Synary Smart Hub còn là một tổ chức đào tạo, huấn luyện sinh viên, học sinh có các kỹ năng, kiến thức thực tiễn nhằm trang bị cho các em hành trang cho bước tiến sự nghiệp. Việc huấn luyện đào tạo sẽ dựa trên tiêu chí nền tảng gốc rễ như phát hiện các tài nâng bẩm sinh khoa học của từng cá nhân để được hướng dẫn phù hợp.
“Học tập và giúp sinh viên tiếp cận công nghệ trong thời đại 4.0 là thứ quan trọng nhưng không vì thế mà cà phê ở Cafe Synary bị coi là thứ yếu. Cà phê ở đây nguyên chất. An toàn cho sức khỏe. Ngoài sản phẩm truyền thống còn có sản phẩm khác biệt dành cho cả chị em phụ nữ. Một trong những sản phẩm duy nhất trên thị trường hiện nay Cafe Synary sẽ mang đến cho khách hàng những cách uống độc đáo và đa dạng”, bà Nguyễn Thị Thu người đồng sáng lập Synary Smart Hub cho hay.
PV
" alt=""/>Cafe 4.0 đầu tiên đốn tim sinh viên kinh tế
Ẩm thực được xem là một trong những điều đại diện cho nền văn hóa của một quốc gia. Du khách đến thăm các nước đều muốn được thưởng thức những món ăn ngon của đất nước đó. Dưới đây là những món ăn ngon được coi là hấp dẫn nhất Đông Nam Á, những vùng đất đang là điểm đến thu hút khách du lịch trong thời gian qua.
Indonesia - Nasi PadangTại quần đảo Indoneisa rộng lớn, một bữa ăn bình thường hàng ngày chính là món Nasi Padang nhưng lại được coi là bữa ăn đặc trưng của đất nước và rất ngon miệng. Món ăn bao gồm một đĩa cơm với một số món ăn quen thuộc như cà ri cá, rau xanh, một ít bánh đậu nành (tempeh) và một muỗng tương ớt sambal lớn.
Adobo - Philippines
Trong số nhiều món ăn thoải mái của người Philippines món cơm thịt nóng hổi này thường được nhiều người yêu thích. Món ăn thường được làm bằng thịt lợn hoặc thịt gà được nấu với sự kết hợp của nước tương, dầu, giấm, tỏi và gừng để tạo ra một loại nước sốt mặn và hơi chua. Một bát thịt lợn adobo cực kỳ hợp với một đĩa cơm nóng.
Phở - Việt Nam
Thực phẩm Việt Nam nói chung nổi tiếng với sự tươi mát và sử dụng nhiều loại rau. Một trong những món ăn dân tộc của Việt Nam là một bát phở nóng hổi trong một bát nước dùng làm từ thịt gà hoặc thịt bò thơm lừng. Các bát mỳ thường được nêm nhẹ với một vài loại rau thơm và một muỗng tương ớt. Phở được tìm thấy trên khắp các đường phố của Việt Nam.
Mohinga – Miến Điện
Một trong những món ăn phổ biến nhất trong ẩm thực Miến Điện là một súp được gọi là mohinga.Thay vì một món súp trong vắt, mohinga là một món cá hầm kem dày, chứa đầy mì gạo và phủ lên trên là một quả trứng luộc và rắc một ít nước cốt chanh.
Mì Khao Soi - Thái Lan
Đây là món ăn chịu ảnh hưởng từ Myanmar. Khao Soi gồm mì trứng rán và mì trứng luộc, chan một loại sốt như cà-ri làm từ nước cốt dừa, ăn kèm thịt bò, thịt cừu, rau thơm, giá. Điểm nhấn chính là sợi mì chiên tạo độ giòn cho món ăn được hầm với cà ri này.
Somtam - Lào
Gỏi đu đủ xanh (somtam) và xôi là sự kết hợp thực sự của người Lào. Som tam được làm bằng đu đủ xanh xắt nhỏ được trộn một vài loại sốt khác nhau, một số có chứa nước mắm lên men, trong khi các biến thể khác chỉ mặc với nước chanh, sau đó rắc lạc, cà chua và một số loại rau thơm khác.
Nasi Lemak - Malaysia
Là một món ăn béo ngậy rất được người dân ưa chuộng. Món ăn bao gồm cơm dừa và hỗn hợp các nguyên liệu khác được phục vụ trong lá chuối. Một trong những hình trên được phục vụ với một miếng gà rán, một quả trứng ốp lếp non, và một lượng lớn số nước sốt đỏ ngon tuyệt vời.
Kway Teow – Malaysia
Món này gồm hủ tiếu gạo bản mỏng dẹt, giá, hành, trứng và tùy nơi sẽ có thêm cả tôm hoặc lạp xưởng thái mỏng. Khi chế biến món ăn này, người đầu bếp sẽ phải chỉnh mức nhiệt lên cao nhất và xào hủ tiếu trong chảo sâu lòng với gia vị gồm xì dầu, sốt ớt cay đặc trưng của Char Kway Teow. Rắc lên phía trên bề mặt hủ tiếu là trứng tráng xắt nhỏ, giá đỗ, hành lá, vài lát ớt đỏ tươi.
Singapore - Cơm gà
Singapore, mặc dù là một quốc gia nhỏ nhưng họ rất tự hào về nền ẩm thực sôi động. Món cơm gà là món khoái khẩu và quen thuộc của người Sing. Gà được luộc đơn giản, thái lát và đặt lên cơm là một bữa ăn rất phổ biến ở Singapore. Chìa khóa của thịt gà và cơm nằm trong tương ớt đỏ được phục vụ cùng.
Ambuyat – Brunei
Khi nói đến món ăn quốc gia của Burnei, xôi là có vẻ được nhắc đến khá nhiều. Nhưng có một món rất ngon có tên gọi là Ambuyat. Ambuyat là món ăn được làm với tinh bột cọ cao lương được nấu thành một chất keo và ăn cùng với nước sốt lên men chua và cùng vơi rau và súp.

Cách làm món dạ dày xào sả ớt ngon chuẩn vị cho ngày lạnh
Dạ dày xào sả ớt là món ăn vị chua cay, giòn giòn hấp dẫn, dùng làm món nhắm với bia rất hợp.
" alt=""/>Món ngon được du khách yêu thích nhất Đông Nam Á
Các hoạt động thông tin truyền thông không chỉ giúp các địa phương triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được thông tin, các chính sách, học hỏi các gương sáng vươn lên thoát nghèo.Thúc đẩy giảm nghèo bền vững
Sáng 23/11 Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá giữa kỳ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), trong lĩnh vực TT&TT giai đoạn 2016-2020.
Thông tin tại hội nghị, với tổng vốn thực hiện 600 tỷ đồng, hoạt động giảm nghèo bền vững trên lĩnh vực TT&TT thời gian qua đã đạt được những kết quả khả quan.
Nhiều hoạt động truyền thông về giảm nghèo được thực hiện và phát huy hiệu quả như: 2 cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo; 350 lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng thông tin tuyên truyền về giảm nghèo cho 26.000 lượt cán bộ; 2 lớp tập huấn cho phóng viên, báo chí về kỹ năng tuyên truyền công tác giảm nghèo; 789 cuộc tòa đàm với 71.000 lượt người tham gia chia sẻ kinh nghiệm công tác giảm nghèo; sản xuất nhiều ấn phẩm tuyên truyền về giảm nghèo.
 |
Toàn cảnh hội nghị |
Với các hoạt động giảm nghèo về thông tin, Bộ TT&TT đã thiết lập 1 cụm thông tin cơ sở tại cửa khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên; Xuất bản tài liệu “hệ thống văn bản quản lý Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững” để phổ biến, áp dụng cho toàn ngành; Thiết lập Cổng thông tin điện tử “Truyền thông và giảm nghèo về thông tin” để cung cấp thông tin, ấn phẩm đến mọi người dân; Xây dựng khung chương tình và biên soạn tài liệu đào tạo bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin cơ sở.
Bên cạnh đó, Bộ TT&TT, Ủy ban dân tộc, Hội nông dân Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam cũng tích cực xây dựng, sản xuất, phát hành các tin bài, video, ấn phẩm tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kinh nghiệm sản xuất, gương điển hình tiên tiến… đến người dân.
Tại các địa phương, trong giai đoạn 2016-2018 đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TT&TT cơ sở. Theo thống kê tại 52 tỉnh thành phố, các địa phương đã tổ chức được 128 lớp với trên 19.000 lượt cán bộ, đạt 96,2% mục tiêu. Sản xuất phát sóng trên 10.000 chương trình phát thanh và 588 chương trình truyền hình. Sản xuất phát hành 8.754 video clip, trên 260.000 tờ rơi và trên 116.000 ấn phẩm truyền thông khác.
Các địa phương đã hỗ trợ phương tiện tác nghiệp cho 137 huyện (vượt 37 huyện so với mục tiêu) và 343 xã (đạt 57,2% mục tiêu); hỗ trợ phương tiện nghe - xem cho 2.886 hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc ít người, đạt 28.9% mục tiêu; Xây dựng, nâng cấp 582 điểm tuyên truyền cổ động ngoài trời cho 356 xã.
Về kết quả thực hiện nội dung Tiêu chí số 8 - TT&TT trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới: có 12 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí xã có điểm phục vụ bưu chính; 17 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí xã có dịch vụ viễn thông, Internet; 12 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí về xã có đài truyền thanh; 13 tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí về xã có ứng dụng CNTT.
Đẩy mạnh các hoạt động giảm nghèo thông tin
Đánh giá tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, các hoạt động TT&TT có vai trò quan trọng trong chương trình MTQG, không chỉ giúp các địa phương triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm được thông tin, các chính sách giảm nghèo, học hỏi các gương sáng, điển hình thoát nghèo. Những kết quả đạt được góp phần hoàn thành MTQG giảm nghèo bền vững.
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, còn tồn tại một số hạn chế như kinh phí bố trí còn thấp, đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở còn thiếu và chưa đồng đều; công tác tổ chức tuyên truyền chưa có sự kết hợp tốt giữa Trung ương và địa phương, còn hạn chế về chủ đề, nội dung, hình thức tuyên truyền; nhiều địa phương chưa thật sự quan tâm hỗ trợ cho lĩnh vực TT&TT …
Để hoàn thành các mục tiêu các chương trình MTQG trong lĩnh vực TT&TT, Bộ TT&TT kiến nghị nhiều giải pháp.
Bộ đề nghị các Sở TT&TT xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành thuộc các chương trình MTQG năm 2019, báo cáo UBND quan tâm bố trí kinh phí từ các chương trình do Trung ương giao cho địa phương và kinh phí đối ứng của địa phương; Các địa phương tăng cường kết hợp quản lý theo ngành và theo địa phương trong thực hiện các nội dung chuyên ngành, phát huy vai trò trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương có giải pháp phân công, chỉ đạo công tác kết hợp, lồng ghép trong hoạt động tổ chức truyền thông của các chương trình, quan tâm đến lựa chọn chủ đề nội dung, hình thức, thể loại báo chí, thời lượng, thời điểm phát sóng, phát hành tác phẩm đến đối tượng thụ hưởng để đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả truyền thông…
Năm 2020, phấn đấu đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững trong lĩnh vực TT&TT với 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã, trưởng thôn, bản được tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; 100% cán bộ làm công tác TT&TT được đào tạo nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ TT&TT cổ động; 50% xã nghèo có điểm thông tin, tuyên truyền cổ động ngoài trời; Khoảng 100 huyện, 600 xã được trang bị phương tiện tác nghiệp truyền thông cổ động; Thiết lập ít nhất 20 cụm thông tin cơ sở tại khu vực cửa khẩu, biên giới, trung tâm giao thương.
Về xây dựng nông thôn mới, đến năm 2020, đạt mục tiêu thiết lập mới trên 2.000 đài truyền thanh cấp xã, nâng cấp trên 3.200 đài truyền thanh cấp xã và trên 300 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, trạm phát lại; Thiết lập mới trên 4.500 trạm truyền thanh thôn, bản, xã khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới giải đảo xa trung tâm xã. Đến năm 2020 có 95% số xã đạt chuẩn các nội dung khác của tiêu chí số 8 về TT&TT.
Ngọc Minh - Mai Hương
" alt=""/>Nỗ lực giảm nghèo về thông tin và truyền thông