Cả hai doanh nghiệp bưu chính VietnamPost, ViettelPost đều có chung nhận định, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho nông dân là việc cần được chú trọng đầu tiên.
Với quan điểm đó, thời gian qua, ở một số địa phương, đội ngũ chuyên quản sàn Postmart đã phối hợp với UBND tỉnh, huyện, xã, thậm chí là tới đội ngũ trưởng thôn, trưởng xóm để tổ chức các buổi hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, trải nghiệm bán hàng trên sàn thương mại điện tử cho bà con.
Điểm đặc biệt là những chia sẻ ở các buổi hướng dẫn này do chính những “người truyền cảm hứng” - hộ nông dân tại chính địa phương đã và đang kinh doanh thành công trên sàn thương mại điện tử.
Nhận định các trải nghiệm, kinh nghiệm thành công này trước đây thường khó được chia sẻ bởi quan niệm giữ “bí mật kinh doanh”, đại diện sàn Postmart cho biết: “Để làm được điều đó, đội ngũ chuyên quản đã trực tiếp gặp gỡ và tiếp xúc trước với các cá nhân kinh doanh thành công để động viên cũng như có những cam kết về hỗ trợ thúc đẩy kinh doanh cho họ. Việc áp dụng cách thức này bước đầu có hiệu quả. Các buổi hướng dẫn thu hút được đông bà con tham gia”.
Với những người nông dân chưa sắp xếp được thời gian tham dự các buổi hướng dẫn, đội ngũ chuyên quản sàn Postmart đã cắt cử nhân sự trực tiếp đến giới thiệu, hướng dẫn họ cách ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.
Phương thức đưa nhân sự trực tiếp xuống các trang trại, nhà vườn, hợp tác xã… để “cầm tay chỉ việc”, hướng dẫn bà con cách tạo tài khoản, livestream, viết nội dung giới thiệu sản phẩm và vận hành gian hàng trên sàn cũng được ViettelPost áp dụng tại Hải Dương, thu được những kết quả bước đầu.
Mở rộng mô hình “người truyền cảm hứng”, lấy hợp tác xã làm hạt nhân
Để chương trình hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số đạt hiệu quả mong muốn, đồng thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đại diện ViettelPost đề xuất Bộ TT&TT chủ trì thúc đẩy chuyển đổi số các địa phương với vai trò định hướng và làm cầu nối liên kết với các bộ, ngành cùng các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp.
Cam kết tiếp tục đóng góp vào tiến trình chuyển đổi số khu vực nông nghiệp, nông thôn, đại diện ViettelPost cho biết thời gian tới phối hợp cùng Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ tại các địa phương, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục tổ chức các buổi đào tạo trực tiếp cho nông dân, từng bước giúp bà con hiểu rõ được lợi ích và quen dần với bán hàng qua sàn thương mại điện tử.
ViettelPost sẽ tập trung trước hết vào các hợp tác xã, lấy hợp tác xã làm điển hình để các hộ nông dân tham khảo, kiểm nghiệm và học tập.
![]() |
Trong 3 quý cuối năm 2021, ViettelPost dự kiến tập trung hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân ở 9 tỉnh. (Ảnh minh họa) |
ViettelPost cũng tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, với mục tiêu thay đổi thói quen bán hàng truyền thống của nông dân cũng như thu hút người tiêu dùng mua nông sản, nhu yếu phẩm qua sàn thương mại điện tử.
Theo kế hoạch, trong năm nay, sàn Vỏ Sò của ViettelPost sẽ tập trung hỗ trợ chuyển đổi số cho nông dân ở 9 tỉnh gồm: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang (quý 2); Bến Tre, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp (quý 3); Lâm Đồng, Nghệ An (quý 4).
Cũng từ tháng 4 đến hết tháng 11, toàn bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận OCOP, VietGap sẽ được tập trung đưa lên sàn Vỏ Sò. Việc này sẽ được làm đồng loạt tại các địa phương, do các chi nhánh của ViettelPost đảm trách.
Với VietnamPost, bên cạnh các chương trình truyền thông qua kênh mạng xã hội, hệ thống loa truyền thanh tại địa phương và lực lượng bưu tá trên toàn quốc, các chương trình đào tạo, hướng dẫn cho nông dân ứng dụng công nghệ số, tham gia sàn thương mại điện tử sẽ tiếp tục được triển khai.
Đặc biệt, mô hình “Người truyền cảm hứng” đã thành công tại một số tỉnh, tới đây sẽ được đội ngũ Postmart áp dụng tại nhiều địa phương khác.
Đội ngũ Postmart dự kiến triển khai kế hoạch “Đi từng xóm, gõ từng nhà” đối với các gia đình chưa có điều kiện và thời gian tham gia các buổi hướng dẫn. Mục đích là giúp các hộ dân có cái nhìn rõ ràng và cụ thể nhất về sàn thương mại điện tử, từ đó định hướng bà con chuyển đổi sang mô hình này. Ngoài ra, đội ngũ Postmart đã xây dựng các chương trình kích cầu mua sắm như: miễn phí vận chuyển, tặng Voucher giảm giá trực tiếp cho khách hàng…
Vân Anh
Trong 10 ngày đầu tháng 4, hai sàn thương mại điện tử của Vietnam Post và Viettel Post đã ghi nhận hơn 2.600 đơn nông sản và có thêm 33 nhà cung cấp sản phẩm nông sản và đặc sản vùng miền mở mới gian hàng.
" alt=""/>Thuyết phục nông dân ứng dụng công nghệ số qua “người truyền cảm hứng”Tổng lượng sản phẩm căn hộ được chào bán trên toàn thị trường năm 2021 đạt 16.841 sản phẩm, lượng giao dịch đạt hơn 7.400 căn hộ. Trong đó, phân khúc căn hộ chủ yếu được chào bán là phân khúc trung và cao cấp. Giá bán về cơ bản ổn định, tăng nhẹ 5% so với năm 2020 do thị trường vẫn đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.
Bước sang năm 2022, VARS ghi nhận có khoảng 15.916 sản phẩm nhà ở chung cư được mở bán, tỷ lệ hấp thụ đạt 47,4%, tương đương gần 7.543 giao dịch. Con số cho thấy, nguồn cung nhà ở chung cư ngày càng sụt giảm.
Đáng chú ý, trong tình hình quỹ đất khu vực trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm, 70% nguồn cung căn hộ mới ở Hà Nội trong năm qua tới từ các dự án đại đô thị ở khu vực phía Đông và phía Tây. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 50 triệu đồng/m2, tăng 10 - 15% so với năm 2021.
Hội Môi giới cho rằng, giá ngày càng tăng đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp bắt nguồn từ nhu cầu thực của người dân. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn đối với các dự án có vị trí đẹp và cao cấp.
Khảo sát của đơn vị này cho thấy, 92% người được hỏi đã trả lời vẫn có ý định mua bất động sản, trong đó đa số đưa ra dự kiến thời gian mua là trong vòng 6 tháng tới. Như vậy, áp lực nguồn cung sụt giảm trong 2 năm qua và thời gian tới sẽ còn tác động trực tiếp lên giá nhà ở Hà Nội trong trung và ngắn hạn.
Giá tăng, hướng đến khách có nhu cầu ở thực
Số liệu từ Batdongsan.com.vn ghi nhận, tính đến tháng 2/2023, thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận tốc độ tăng trưởng giá bán khá tốt. Trong đó, mặt bằng trung bình giá căn hộ bình dân tăng 16%, căn hộ trung cấp tăng 17%, căn hộ cao cấp tăng 9%.
Bên cạnh đó, đơn vị này cho rằng, càng nắm giữ nhiều bất động sản, xu hướng muốn mua thêm nhà, đất của người tiêu dùng càng tăng. Tỷ lệ người dự định mua bất động sản trong năm 2023 là 46% với đối tượng chưa có bất động sản nào, con số này với nhóm những người sở hữu 2 bất động sản là 79% và lên đến 87% ở nhóm những người đã có trên 3 sản phẩm. Tín hiệu này phần nào thể hiện xu hướng khách hàng đã tìm kiếm, nghe ngóng nhiều hơn về các cơ hội mua căn hộ chung cư.
Thời gian qua, thị trường bất động sản cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong quý I/2023, lãi suất huy động có xu hướng giảm và có thể lãi suất cho vay cũng sẽ giảm nhẹ một lần nữa. Thông tin về gói vay tín dụng 120.000 tỷ đồng sắp “rót” vào thị trường, hành lang pháp lý cho bất động sản được đẩy mạnh gỡ vướng… tạo tâm lý nhà đầu tư tốt hơn, thị trường bắt đầu có giao dịch.
Ông Trần Minh, chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản cá nhân nhận định, mặc dù bất động sản nhà ở có đà tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận sẽ không tăng đột biến như những năm trước. Thay vào đó, tốc độ tăng ở trong khoảng 10 - 20%/năm, tùy thuộc vào từng phân khúc. Trong đó, phân khúc nào càng thiếu nguồn cung trầm trọng thì giá càng có xu hướng đi lên.
“Cũng chính vì tỷ suất lợi nhuận sẽ không tăng đột biến như những năm trước, nên nhu cầu khách hàng đầu tư lướt sóng, cho thuê sẽ không còn nhiều, thay vào đó là tệp khách hàng có nhu cầu sở hữu thực. Đó là những người có nhu cầu mua nhà ở lần đầu, nhu cầu thay đổi trải nghiệm sống và nhu cầu mong muốn sở hữu từ 2 bất động sản trở lên”, ông Minh cho hay. Theo đó, cơ hội tăng giá cũng chia đều cho các dự án nhà ở thực sự quan tâm đến yếu tố nhu cầu thực, có chất lượng tốt.
Dự báo xu hướng giá nhà tại Hà Nội trong năm 2023, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Phát triển Nhà ở CBRE cho hay: “Hết quý I giá nhà ở tại các khu vực của Hà Nội vẫn giữ mức bình ổn, chưa thể tăng giá cao nhưng cũng sẽ khó giảm như kỳ vọng. Trong đó, mức giá nhà ở tại thị trường sơ cấp cơ bản ổn định, có thể biến động nhẹ vào giai đoạn cuối năm. Trên thị trường thứ cấp, giá nhà cũng sẽ có những thay đổi do liên quan đến các chính sách tài chính”.
Theo thống kê, hiện đã có trên 50% tỉnh, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số. Một số địa phương như Bến Tre, Thái Nguyên, Tây Ninh, Ninh Bình đã ra nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy về chuyển đổi số.
Tại hội nghị trực tuyến với các Sở TT&TT trên cả nước vào cuối tháng 4 vừa qua, Bộ TT&TT đã đôn đốc các tỉnh, thành phố xây dựng và triển khai Nghị quyết về chuyển đổi số của địa phương mình.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị Sở TT&TT khẩn trương tham mưu cho tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số. “Đây là nghị quyết hết sức quan trọng, thể hiện định hướng lớn, quan điểm chỉ đạo quan trọng đối với việc chỉ đạo chuyển đổi số của địa phương giai đoạn 2021 – 2025, theo đúng tinh thần Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thông tin cụ thể hơn với các Sở TT&TT về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số tỉnh, thành phố, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho hay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định chuyển đổi số là một trong những nội dung cần triển khai trong giai đoạn tới. Để cụ thể hóa được những chủ trương, định hướng của Đại hội Đảng, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần xây dựng một Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh mình.
Là Nghị quyết có tính chất dẫn dắt, Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số của các tỉnh, thành phố bao gồm những chủ trương lớn, quan điểm chỉ đạo quan trọng, sẽ là đầu vào cho các chương trình, kế hoạch hành động về chuyển đổi số của địa phương trong giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Quan trọng hơn, Nghị quyết này còn là đầu vào để thực hiện việc ưu tiên, bố trí, phân bổ nguồn lực nhằm hiện thực hóa các nội dung trong chương trình, kế hoạch chuyển đổi số.
Trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến với các Sở TT&TT, đại diện Cục Tin học hóa đã giới thiệu lại các nội dung chính trong mẫu Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số. Mẫu Nghị quyết này được Cục Tin học hóa xây dựng và giới thiệu từ đầu tháng 2/2021 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong việc xây dựng nghị quyết về chuyển đổi số.
Trước đó, ngay trong tháng 6/2020, sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã có hướng dẫn Khung chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của các bộ, ngành, địa phương.
Căn cứ Khung chương trình này, các bộ, ngành, địa phương có thể xây dựng văn bản riêng về chuyển đổi số như chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án chuyển đổi số hoặc lồng ghép nội dung chuyển đổi số trong các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội của mình một cách phù hợp.
Đại diện Cục Tin hóa một lần nữa nhấn mạnh, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Tỉnh ủy, Thành ủy về chuyển đổi số là một việc quan trọng, tạo tiền đề để địa phương triển khai chuyển đổi số đạt được kết quả.
"Để thúc đẩy triển khai, Bộ TT&TT đang giao Cục Tin học hóa dự thảo văn bản của Ban cán sự Đảng Bộ TT&TT gửi Ban cán sự Đảng của các bộ, ngành và Tỉnh ủy, Thành ủy của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc này”, đại diện Cục Tin học hóa thông tin thêm.
M.T
Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về chương trình chuyển đổi số tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt mục tiêu đưa Thái Nguyên thành trung tâm chuyển đổi số của khu vực trung du miền núi phía Bắc.
" alt=""/>Các tỉnh, thành phố cần sớm ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số