- MU xem xét khả năng đổi De Gea lấy Asensio. Griezmann muốn bỏ Atletico để gia nhập Barca. Real Madrid cân nhắc lấy lại James Rodriguez.
- MU xem xét khả năng đổi De Gea lấy Asensio. Griezmann muốn bỏ Atletico để gia nhập Barca. Real Madrid cân nhắc lấy lại James Rodriguez.
Trong thập kỷ vừa qua, công nghệ tài chính (Fintech) có phát triển rất nhanh chóng và đặt ra nhiều thách thức cho các mô hình kinh doanh truyền thống trên toàn cầu. Trong đó, châu Á chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của Fintech, kể từ năm 2010, đầu tư vào Fintech ở châu Á đã tăng trưởng gấp gần 100 lần, trong đó Trung Quốc đang có tỷ trọng áp đảo.
Ở Việt Nam, ngày 16/03/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực công nghệ tài chính của NHNN để tham mưu, đề xuất với Thống đốc các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ sinh thái, kể cả hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Fintech ở Việt Nam phát triển, phù hợp với chủ trương, định hướng của Chính phủ.
Việt Nam được đánh giá là thị trường có dân số đông và trẻ, am hiểu công nghệ, nhiều khách hàng chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng; Cơ quan quản lý hướng tới mục tiêu an toàn nhưng khuôn khổ pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện đầy đủ cho lĩnh vực Fintech. Các hoạt động ngân hàng đã có sự phát triển nhưng vẫn theo mô hình truyền thống, mục tiêu an toàn. Các công ty công nghệ hợp tác tốt với Fintech. Theo đó, mô hình ngân hàng cộng tác với Fintech trên cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh toàn diện, đi đôi với việc cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ với một khuôn khổ pháp lý hiệu lực, hiệu quả là một lựa chọn hợp lý cho hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Trên cơ sở nắm bắt xu thế CMCN 4.0 trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt, năm 2016, NHNN đã tham mưu và được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, trong đó Đề án tập trung chú trọng phát triển thanh toán điện tử. Để đảm bảo hoạt động thanh toán tại Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực, tại Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, Thủ tướng Chính phủ đã giao NHNN phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, triển khai thực hiện một số giải pháp.
Cụ thể, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó bao gồm các quy định về các phương tiện, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới, dịch vụ trung gian thanh toán, tiền điện tử, hoạt động thương mại điện tử; ban hành các quy định về trách nhiệm của tổ chức cung ứng dịch vụ, người sử dụng dịch vụ và bên thứ ba.
" alt=""/>Ngân hàng Nhà nước sẽ tạo chính sách thuận lợi cho Fintech phát triểnMột nhà máy thông minh với sự kết hợp ăn ý giữa robot và con người. Ảnh: Reuters
Một số xu hướng chính có thể nhận thấy trên thị trường hiện nay như sự gia tăng sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng dây chuyền có các robot kết hợp với con người, sử dụng mạng lưới vạn vật kết nối trong công nghiệp (Internet Industrial Things - IIoT) và tăng đầu tư vào các nhà máy sản xuất.
Sự thúc đẩy của công nghệ thông tin
Sự hội tụ của sức mạnh công nghệ lớn, máy móc biết suy nghĩ và trí thông minh nhân tạo đã kích hoạt sự chuyển đổi hoàn toàn của ngành công nghiệp sản xuất, cho ra đời những nhà máy thông minh siêu tiện ích và tạo điều kiện cho sự nổi lên của Industry 4.0 - thế giới của điện toán đám mây, IoT và các hệ thống điều khiển vật lý.
" alt=""/>Nhà máy thông minh biến đổi năng lực sản xuất ra sao?