GS Lê Quân, Giám đốc ĐHQGHN cho hay, dự án của nhà trường tại Hòa Lạc được Chính phủ phê duyệt năm 2003 với quy mô 1.113 ha.
ĐHQGHN hiện có quy mô khoảng 60.000 học sinh, sinh viên và thầy cô giáo. Tuy nhiên, toàn bộ khu vực nội thành của ĐHQGHN chỉ có 16 ha, chủ yếu thuộc 3 trường thành viên: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn; Trường ĐH Ngoại ngữ. Nhiều đơn vị trong ĐHQGHN phải đi thuê cơ sở vật chất với chi phí hàng trăm tỷ mỗi năm. Không gian cho đào tạo và nghiên cứu khoa học rất chật chội, hầu như không có không gian để nghiên cứu chuyển giao và hợp tác cung ứng dịch vụ.
Do đó, đưa dự án ĐHQGHN tại Hòa Lạc vào sử dụng sẽ giúp tạo ra không gian mới để nâng tầm ĐHQGHN.
“ĐHQGHN thay đổi tư duy và cách làm đối với một không gian mới như Hòa Lạc: Chuyển từ tập trung riêng cho Trường ĐH Khoa học Tự nhiên tới Hòa Lạc sang đưa vào sử dụng dùng chung đáp ứng nhu cầu thiết yếu và cấp bách cho toàn ĐHQGHN để đảm bảo xây dựng đến đâu đưa vào sử dụng hiệu quả đến đó; Chuyển từ các ngành khoa học cơ bản sang mở mới thêm các ngành kỹ thuật công nghệ và các ngành xã hội có nhu cầu cao; Chuyển từ bắt buộc các đơn vị phải chuyển tới Hòa Lạc một cách hành chính sang ưu tiên phát triển các đơn vị đang có nhu cầu. Hơn hết, lãnh đạo phải chuyển tới Hòa Lạc thì tập thể mới theo gương, cơ quan ĐHQGHN chuyển đến thì đơn vị mới sẵn sàng, thầy cô chuyển đến thì sinh viên và gia đình mới yên tâm. Nếu chúng ta không có mặt ngày đêm ở Hòa Lạc thì Hòa Lạc sẽ khó chuyển mình”, ông Quân nói.
GS Lê Quân cũng bày tỏ mong muốn, với không gian phát triển mới, ĐHQGHN sẽ nhanh chóng vươn lên, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng trở thành trung tâm tri thức hàng đầu.
Dự lễ khai giảng, ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội chúc các cán bộ, giảng viên và các sinh viên một năm học mới tràn đầy năng lượng, sức sáng tạo và đạt được nhiều thành tựu, xứng đáng với tầm vóc Đại học Quốc gia.
Ông Mẫn cũng ghi nhận, đánh giá cao việc trong một năm qua, ban lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển trụ sở làm việc về Hòa Lạc, tổ chức tuyển sinh và hôm nay đón các sinh viên đến học tập.
Ông Mẫn cho rằng, ĐHQGHN đã và đang tiếp tục có bước chuyển mình vươn lên mạnh mẽ, khẳng định danh tiếng, xác lập vị trí đại học hàng đầu Việt Nam và ghi danh vào nhóm các trường đại học có vị thế cao trong khu vực và thế giới.
“Những thành công bước đầu của ĐHQGHN cùng một số trường đại học đang tạo nên khí thế mới của giáo dục đại học Việt Nam trên con đường đổi mới căn bản, toàn diện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước”, ông Mẫn nói.
Ông Mẫn cũng bày tỏ mong muốn các em sinh viên hãy cố gắng rèn đức, luyện tài, chăm học, đạt được nhiều điểm cao, thành tích tốt - bởi đó là những “bông hoa” đầy ý nghĩa dâng tặng thầy cô, là động lực rất lớn cho thầy cô trong sự nghiệp trồng người.
“Các em hãy luôn suy nghĩ ‘Hằng ngày chúng ta đến trường để học cái gì’. Muốn thành đạt, hội nhập thì ngoài những kiến thức trong sách vở, còn phải thành thạo các kĩ năng xã hội, kĩ năng sống để phát triển toàn diện, phải trang bị cho mình các giá trị chuẩn mực về tính cách và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp; gắn bó, thương yêu nhau; biết tìm hiểu công việc, biết đề ra kế hoạch học tập, rèn luyện; biết làm việc theo nhóm, phân công và hỗ trợ lẫn nhau; biết cải tiến kĩ năng và sáng tạo trong các hoạt động học tập, nghiên cứu”.
“Với trí tuệ, sức vươn lên của tuổi trẻ, tôi mong các em sinh viên luôn vun đắp lý tưởng cao đẹp, nuôi dưỡng khát vọng để phấn đấu, hiện thức hóa ước mơ, khẳng định vai trò của mình trong xã hội”, ông Mẫn nói và mong các sinh viên hãy tự tin tiến bước.
Liên tục trong 5 năm qua, ĐHQGHN được tổ chức xếp hạng Quacquarelli Symonds (QS) và Time Higher Education (THE) xếp trong nhóm 1.000 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất thế giới.
Mới đây nhất, ĐHQGHN được QS tặng giải thưởng Công nhận về sự cải tiến chất lượng (Recognition of Improvement). Đây là lần đầu tiên một đại học của Việt Nam nhận được giải thưởng này.
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Mỹ Hà
Ahmed nói chuyện với phóng viên tụ tập ở phía sân trước nhà mình khi đang mặc một chiếc áo phông in dòng chữ NASA giống như khi em bị bắt. Hôm đó, cậu bé đã tỏ ra khá bối rối và khó chịu khi bị đưa ra khỏi trường trong chiếc còng tay.
“Họ bắt cháu và nói rằng cháu bị buộc tội đặt bom giả” – Ahmed giải thích sau khi được thả.
Phát ngôn viên Sở Cảnh sát Irving James McLellan cho biết: “Chúng tôi đã hỏi cậu bé thiết bị đó là gì và cậu bé chỉ trả lời đơn giản rằng đó là một cái đồng hồ”.
Hôm 16/9, cảnh sát tuyên bố Ahmed không bị kết tội.
Ahmed – cậu bé có ước mơ được ngồi trên giảng đường MIT – cho biết cậu rất vui khi cáo buộc được bác bỏ, và cũng không phiền lòng khi cảnh sát không hề lên tiếng xin lỗi vì đã bắt nhầm.
Ahmed bị đình chỉ học cho tới ngày 17/9, nhưng hiện cậu đang suy tính tới việc chuyển trường.
Nhiều người tỏ ra bất bình cho Ahmed và cho rằng vì cậu bé là người Hồi giáo nên mới bị nghi ngờ đặt bom. Một nhóm có tên “Tôi ủng hộ Ahmed” được lập trên Twitter lan truyền khắp thế giới, thu hút hơn 100.000 tweet tính tới sáng ngày 15/9. Trang web của trường hiện đang đầy ắp những chỉ trích về cách mà cậu bé này bị đối xử.
![]() |
Ahmed đang nói về sáng chế của mình |
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ứng cử viên Tổng thống Đảng Dân chủ Hillary Clinton, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Arne Duncan và hàng nghìn người khác đều đã lên tiếng ủng hộ Ahmed.
“Chiếc đồng hồ tuyệt vời, Ahmed” – ông Obama viết trên Twitter. “Cháu có muốn mang nó tới Nhà Trắng không? Chúng ta nên truyền cảm hứng cho nhiều đứa trẻ giống như cháu – những đứa trẻ yêu thích khoa học. Đó là cách giúp nước Mỹ trở nên tốt đẹp”.
Tổng thống Mỹ đã mời Ahmed và các nhà khoa học khác tới tham dự Đêm Thiên văn học thường niên diễn ra vào tháng tới tại Nhà Trắng – thư ký báo chí của Nhà Trắng cho hay. Ahmed cho biết cậu sẽ tham dự bữa tiệc này.
Bà Clinton thì “tweet” rằng “những giả thuyết không giữ an toàn cho chúng ta” và khuyến khích Ahmed hãy tiếp tục sáng tạo.
“Tôi nghĩ rằng thậm chí người ta sẽ chẳng bận tâm đến chiếc đồng hồ nếu tên cậu bé không phải là Ahmed Mohamed” – ông Alia Salem tới từ Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo nhận định.
Ông chủ Facebook Mark Zuckerberg đã chia sẻ quan điểm ủng hộ của mình. “Những người có kỹ năng và tham vọng để gây dựng một cái gì đó tuyệt vời nên được cổ vũ, chứ không phải là bị bắt. Tương lai sẽ thuộc về những người như Ahmed” – Zuckerberg viết. “Ahmed, nếu bạn muốn tới Facebook, tôi rất muốn được gặp bạn” – ông chủ trang mạng xã hội này viết.