Tại buổi họp báo, nhà báo Lưu Quang Định - Tổng biên tập báo Nông thôn Ngày nay, Trưởng BTC chương trình cho biết, di sản nhà thơ, nhà biên kịch Lưu Quang Vũ để lại rất đồ sộ. Những năm qua, gia đình, đồng nghiệp và những người hâm mộ anh đã làm nhiều chương trình nghệ thuật khác nhau nhưng mới chỉ mang tới cho khán giả một phần rất nhỏ trong số di sản đó.
"Người yêu thi ca hay nhắc tới Lưu Quang Vũ với những bài thơ tình say đắm, lãng mạn nhưng Lưu Quang Vũ còn có một loạt tác phẩm với đầy cảm xúc công dân, tinh thần trách nhiệm của một nhà thơ trước các vấn đề lớn của xã hội, tình thương dành cho những con người nhỏ bé, yếu thế. Tại chương trình này, lần đầu tiên những tác phẩm như thế sẽ được trình diễn trên sân khấu”, nhà báo Lưu Quang Định cho biết.
Tên của chương trình lấy từ tiêu đề bài thơ Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ. Chương trình gồm 4 chương, sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật tái hiện lại cuộc đời ngắn ngủi nhưng thấm đẫm tình yêu và khao khát sống đẹp, sống ý nghĩa của cây bút tài năng - người được mệnh danh là nhà biên kịch tiên phong trong nền kịch nghệ Việt Nam ở thời đổi mới.
Chương I - Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ - nói về tính công dân trong thơ Lưu Quang Vũ, những trăn trở của ông về con người, đất nước. Trong phần mở đầu này, NSƯT Tạ Tuấn Minh, NSƯT Lê Chức và NSƯT Đỗ Kỷ thể hiện các thi phẩm Việt Nam ơi, Trung Hoa, Người cùng tôi. Giọng ca trong trẻo từng là hiện tượng của The Voice KidsBùi Hà My sẽ hát ca khúc Mắt một míphổ thơ Lưu Quang Vũ của nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến.
Đặc biệt, chương 2 - Anh yêu em và anh tồn tại- sẽ nhắc tới 3 người phụ nữ đã ảnh hưởng tới cuộc đời, cũng như để lại nhiều dấu ấn trong các sáng tác của Lưu Quang Vũ. Đó là diễn viên điện ảnh Tố Uyên - nữ chính trong bộ phim Con chim vành khuyên, người phụ nữ mà Lưu Quang Vũ đã trao tình yêu mãnh liệt của tuổi trẻ nhưng chia tay sau đó.
Người thứ hai là họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, con gái của nhà văn Kim Lân. Theo BTC, nữ họa sĩ là tri kỷ của Lưu Quang Vũ trong những tháng năm ông lận đận kiếm sống và đi tìm con đường của mình trong nghệ thuật.
Người thứ ba là Xuân Quỳnh - bạn thơ đồng điệu, người đã có 15 năm đi bên cạnh Lưu Quang Vũ, cùng ông đi qua những tháng ngày thăng hoa cả về tình yêu và sự nghiệp.
Chương 3 - Hồn Trương Ba - da hàng thịt- mang đến khán giả một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Tác phẩm được Lucteam - đoàn kịch của NSƯT Trần Lực biểu diễn.
Chương kết - Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi- giới thiệu đến công chúng ca khúc Nhà chật(phổ thơ Lưu Quang Vũ, nhạc Nguyễn Lê Tâm) - kể lại cuộc sống gian khổ nhưng đầy lãng mạn và yêu thương trong căn phòng 6m2 của gia đình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ.
Ca sĩ Mỹ Linh sẽ thể hiện bài hát Thuyền và biển và ca khúc chủ đề của chương trình Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi- do nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến phổ nhạc, khẳng định niềm tin bất diệt vào tình yêu và cuộc sống.
Tổng đạo diễn chương trình - NSƯT Trần Lực cho biết sân khấu Lucteam rất vinh dự và hạnh phúc khi tham gia dự án này.
“Tôi và gia đình nhà thơ Lưu Quang Vũ rất thân thiết, coi nhau như người nhà. Bất cứ chương trình nào để tưởng nhớ Lưu Quang Vũ và chị Xuân Quỳnh, chỉ cần gia đình có lời, tôi sẵn sàng tham gia. Từ bé, tôi đã xem kịch của anh Vũ rất nhiều, trong đó Hồn Trương Ba - da hàng thịtlà vở diễn tôi vô cùng yêu thích. Lần này, tác phẩm sẽ được mang lên sân khấu với sự thể hiện mới mẻ theo phong cách biểu hiện ước lệ”, NSƯT Trần Lực nói.
Tham gia chương trình còn có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: NSND Lê Khanh, NSƯT Minh Trang, ca sĩ Mỹ Linh, Vũ Thắng Lợi, nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, Lê Tâm, đạo diễn âm nhạc - nhạc sĩ Trần Đức Minh, chỉ đạo nghệ thuật - NSƯT Đỗ Kỷ, thiết kế sân khấu - NSƯT Doãn Bằng...
Nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là tác giả của hàng trăm bài thơ, truyện ngắn cùng hơn 50 kịch bản sân khấu. Tuy chỉ sống 40 năm trên dương thế song những dấu ấn mà ông để lại cho đời vô cùng sâu đậm. Lưu Quang Vũ đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000. Vợ ông, nữ sĩ Xuân Quỳnh (1942-1988) cũng được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017.
Nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long chia sẻ với VietNamNet: "Tôi nghe đâu đó từ những người bạn đồng nghiệp trong lĩnh vực âm nhạc nói rằng Xâm bị bạo bệnh từ mấy năm nay nhưng chưa bao giờ trò chuyện trực tiếp với cậu ấy về điều này. Chỉ thấy Xâm vẫn cứ phăm phăm với công việc, với những show diễn lớn bé, vẫn dắt những học trò của mình ra Bờ Hồ biểu diễn cho các em cọ xát.
Xâm có một tiếng đàn khác biệt. Khi Xâm chơi đàn nhị có cảm giác như một người nghiện rượu vẫn đang trong cơn say mà quên hết đất trời, chỉ có Xâm và tiếng nhị", Nguyễn Quang Long chia sẻ.
Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long cho biết, Trần Văn Xâm chơi tất cả thể loại, từ nhạc dân ca Việt Nam cho đến tác phẩm kinh điển, ca khúc Việt xưa và nay, quốc tế... bằng cây đàn nhị.
"Chơi kiểu gì, thể loại nào thì Xâm vẫn là Xâm, tiếng đàn luôn có chất 'say say, điên điên'. Đối với góc nhìn của riêng tôi, Xâm là quái kiệt của cây đàn nhị Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Không thân nhưng anh em chúng tôi biết nhau cũng cỡ hơn hai chục năm vì cùng học chung trường nhạc, cùng trong khu ký túc xá. Chừng ấy thời gian vậy mà anh em cũng chỉ “đụng nhau” vài lần trong nghệ thuật thông qua những buổi biểu diễn. Tôi quý trọng tài năng của Xâm. Không chỉ có tôi, anh em, bạn bè âm nhạc ai đã biết thì hầu như đều trọng tiếng đàn của Xâm", Nguyễn Quang Long khẳng định.
Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa buồn khi hay tin người đồng nghiệp qua đời quá trẻ. Nhớ lại kỷ niệm cùng học tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa dành nhiều sự yêu mến cho tài năng đàn nhị của Trần Văn Xâm.
"Chúng tôi học cùng trường, sau này đi diễn cũng hay gặp Xâm. Cậu ấy từng bán cho tôi cây đàn với giá 'tặng luôn' vì thấy tôi thích quá. Để đáp lại tấm lòng của Xâm, tôi mua tặng bạn ấy một chiếc túi. Hiện tôi vẫn còn giữ cây đàn nhị của Xâm. Xâm bị ung thư nhưng giấu, vẫn sống rất lạc quan cho tới khi mất. Buồn vì nghệ sĩ tài năng lại ra đi sớm quá!", nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa chia sẻ với VietNamNet.
Nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng thương tiếc nghệ sĩ Trần Văn Xâm - một tài năng đàn nhị của Việt Nam.
"Nhớ ngày tôi dạy môn ký xướng âm cho lớp khoa dân tộc, Trần Văn Xâm là học trò thông minh nhất trong số những bạn ở lớp đó. Xâm có đôi tai rất nhạy cảm, một đôi tai của những nghệ sĩ sinh ra để làm âm nhạc chuyên nghiệp. Sau này rất nhiều lần tôi mời Xâm biểu diễn và thu âm… thế nên chúng tôi xưng hô với nhau như anh em đồng nghiệp. Cầu chúc linh hồn em sớm về tới cảnh giới an lành", nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng bày tỏ.
Theo gia đình, lễ viếng nghệ sĩ Trần Văn Xâm lúc 14h20 ngày 7/8 tại Hàm Hy, Cộng Lạc, Tứ Kỳ, Hải Dương, lễ truy điệu lúc 7h5 phút ngày 8/8.
Nghệ sĩ Trần Văn Xâm quê ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 7 tuổi, mới học lớp 2, anh xếp quần áo, sách vở lên Hà Nội vào ở ký túc xá của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam để chuyên tâm học đàn. Mê đàn đến độ anh coi cây đàn nhị như một người bạn thân. Mới học được hai tháng, Trần Văn Xâm đã chơi tốt một số bài nhạc thiếu nhi. Lần đầu tiên lên sân khấu biểu diễn, anh chơi bài Chú ếch concho đoàn khách Pháp nghe. Năm 2012, Trần Văn Xâm đã trải qua 4 vòng thi, vượt qua hơn 2.000 thí sinh để giành giải Nhì cuộc thi Đàn nhị quốc tế tổ chức tại Thượng Hải (Trung Quốc). Ở vòng cuối cùng, Trần Văn Xâm chơi bản Kể chuyện ngày mùacủa nhạc sĩ Thao Giang viết cho đàn nhị khiến giám khảo, khán giả vỗ tay không ngớt. Hơn 30 năm gắn bó cùng cây đàn nhị là một quãng thời gian không hề ngắn với tuổi đời 39 của nghệ sĩ Trần Văn Xâm. Hơn 30 năm qua cũng đã đủ để cho chính anh và đồng nghiệp, khán giả cảm nhận được tình yêu, lòng đam mê và nhiệt huyết anh dành cho cây đàn này. |
'Đất nước trọn niềm vui, Giai điệu tự hào' - Trần Văn Xâm:
Hai ngày qua, một đoạn clip quay cảnh cô dâu lội bùn làm bẩn váy cưới thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Người đăng tải đoạn clip này ghi chú: “Mọi người đừng có toxic (tiêu cực) quá ạ! Mình là studio cho cô dâu thuê váy cưới ạ! Cô dâu vui vẻ thoải mái là được! Đặc sản của Đắk Lắk mùa mưa mà, mọi người hoan hỉ chúc phúc cho cô dâu”.
Theo đó, clip ghi lại hình ảnh cô dâu mặc váy cưới dài màu trắng, lội bùn đất trước sân nhà để chào hỏi khách mời.
Mặc dù chú rể hỗ trợ nâng khăn voan và váy cho vợ nhưng cô dâu vẫn di chuyển rất khó khăn. Đặc biệt, chiếc váy cưới của cô dâu bị lấm bẩn toàn bộ phần chân váy.
Cộng đồng mạng thắc mắc chiếc váy có thể giặt sạch và tiếp tục sử dụng hay không?
Chủ tài khoản đăng tải clip trên là chủ tiệm cho thuê váy cưới - Lê Thị Ngọc Anh (SN 1998, huyện Krông Năng, Đắk Lắk). Hiện clip có hơn 500 nghìn lượt xem và hàng nghìn bình luận.
Ngọc Anh cho biết: “Trước khi tôi đăng tải đoạn clip này, một tài khoản khác đã đăng clip có nội dung tương tự lên mạng xã hội. Do người đăng không kể rõ câu chuyện nên nhiều người hiểu lầm, có lời lẽ tiêu cực đối với cô dâu.
Tôi thấy cần phải lên tiếng, đính chính sự việc giúp cô dâu. Vì vậy, tôi xin phép cô dâu được đưa clip lên kèm theo lời giải thích cụ thể.
Tôi không ngờ clip được phổ biến rộng rãi, nhiều người hiểu và đồng cảm với cô dâu”.
Ngọc Anh mở tiệm cho thuê váy, áo dài cưới, chụp ảnh và trang điểm đã gần 3 năm. Vừa rồi, cô dâu N.Y. có đến thuê trọn gói dịch vụ cưới của studio. Trong quá trình làm việc, cô dâu chú rể rất hợp tác và vui vẻ.
Ngày cưới của cô dâu N.Y. rơi vào mùa mưa. Ở Đắk Lắk, chuyện lấm bẩn vào mùa mưa là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, ê-kíp của Ngọc Anh không nghĩ đường đi và sân nhà cô dâu quá nhiều bùn đất.
“Trên đường vào nhà cô dâu, chúng tôi suýt té ngã mấy lần. Đến nơi, chúng tôi mới thấy sân nhà Y. là sân đất.
Lúc đó, cô dâu ái ngại, hỏi tôi có thể mặc váy cưới trong hoàn cảnh như vậy được không. Cô dâu cũng không chuẩn bị váy cưới ngắn để thay thế.
Tôi nghĩ ngày cưới cô dâu không thể mặc quần áo bình thường đãi khách. Vì vậy, tôi đồng ý cho cô dâu sử dụng váy cưới dù xung quanh rất nhiều bùn đất”, Ngọc Anh chia sẻ.
Sau đám cưới, cô dâu đề cập đến việc trả phụ phí làm bẩn váy cưới. Tuy nhiên, chủ tiệm không thu thêm tiền.
Ngọc Anh chia sẻ, nếu là khách khác họ sẽ không xin phép chủ tiệm và sau đó cũng không nhắc đến phụ phí. Nhưng cô dâu N.Y. rất có trách nhiệm.
Thấy cô dâu dễ thương, Ngọc Anh không đòi hỏi thêm phụ phí. Trước đó, cô cũng xác định tặng váy cưới cho cô dâu nên không bận tâm đến chuyện váy cưới hư hỏng.
“Lâu lâu, tiệm mới gặp một trường hợp như vậy, cho nên đó không phải vấn đề lớn”, Ngọc Anh nói.
Về phần mình, cô dâu N.Y. cho biết, ngày cưới, thấy sân nhà quá bẩn, vợ chồng cô đã hỏi ý kiến của chủ tiệm về việc sử dụng váy cưới.
“Chủ tiệm đồng ý và không đòi hỏi phụ phí. Chúng tôi rất vui và cảm ơn sự nhiệt tình của ê-kíp hôm đó”, cô dâu N.Y. chia sẻ.
Ảnh, video: Ngọc Anh Studio