Vợ chồng chị Hải Hà (32 tuổi) đang có một căn nhà cho thuê ở quận Long Biên. Căn nhà này rộng 31m2, 4 tầng, chị Hà cho một gia đình trẻ gồm 2 vợ chồng, 2 con nhỏ thuê với giá 5 triệu đồng/tháng, chi phí điện nước tính theo giá Nhà nước. Còn vợ chồng chị Hà cùng cậu con trai nhỏ 4 tuổi thì thuê một phòng trọ 30m2 ở quận Cầu Giấy cho tiện chỗ làm, tiền phòng 3,5 triệu/tháng, điện nước theo giá của chủ trọ, 3.500 đồng/số điện, 25.000 đồng/m3 nước.
“Để mua căn nhà kia, ngoài vay của người thân, bạn bè không mất lãi, vợ chồng tôi còn phải vay ngân hàng. Đến nay, sau 3 năm mua nhà, mỗi tháng, tiền gốc và lãi vợ chồng tôi phải trả ngân hàng khoảng 5 triệu đồng/tháng”, chị kể.
Mọi thứ lẽ ra vẫn được vợ chồng chị Hà kiểm soát tốt. Tiền cho thuê căn nhà ở Long Biên đập vào tiền trả ngân hàng. Tiền đi thuê trọ ở Cầu Giấy, điện nước hàng tháng khoảng hơn 5 triệu đồng, cũng không phải quá nặng gánh.
Thế nhưng, 2 tháng gần đây, dịch Covid-19 phức tạp, chị Hà bị giảm 50% thu nhập, còn chồng chị thì đã thất nghiệp hơn một tháng nay. Dù vậy, tiền nhà, tiền điện nước, chủ trọ nơi chị thuê không giảm cho đồng nào. Trong khi đó, chị lại nhận được cuộc gọi khá mủi lòng từ người thuê căn nhà của vợ chồng chị ở Long Biên. Họ cho biết, cả hai vợ chồng đều thất nghiệp do dịch bệnh, xin được giảm tiền nhà và chậm trả tiền cho đợt đóng tiền nhà 3 tháng tới.
Chị Hà tâm sự: “Vợ chồng tôi cũng đồng cảnh đi thuê nhà, cũng “nếm” chuyện thất nghiệp nên rất hiểu cho họ. Nhưng chúng tôi cũng khó xử bởi căn nhà đó đã cho thuê với giá rất ưu đãi, điện nước thì giá Nhà nước, vợ chồng tôi bên này vừa giảm thu nhập, vừa không được giảm tiền thuê trọ, điện nước vẫn bị tính giá cao, vừa vẫn phải gánh lãi ngân hàng”.
Sau khi bàn bạc kỹ, vợ chồng chị Hà cũng tâm sự thật lòng với người thuê tình cảnh của mình, nói với họ rằng dù muốn giảm nhiều nhưng vì điều kiện không cho phép nên chỉ có thể giảm được 500 nghìn tiền nhà mỗi tháng. “Không giảm cho họ thì đúng là cạn tình, giờ giảm cho họ thì vợ chồng tôi cũng có thêm áp lực tài chính”, chị Hà ngậm ngùi.
Tương tự là trường hợp của vợ chồng anh Huy (29 tuổi). Vợ chồng anh cũng vay mượn ngân hàng, mua được căn nhà cấp 4 ở quận Hà Đông rồi cho thuê với giá 2 triệu đồng/tháng, còn vợ chồng anh thuê phòng giá 3 triệu đồng/tháng ở quận Ba Đình.
Dịch Covid-19, vợ chồng anh đều làm việc tại nhà, thu nhập giảm 50%. Anh có gọi cho người quản lý khu trọ, đề nghị xin giảm bớt tiền nhà, hoặc tính giá điện nước thấp hơn. Tuy nhiên, họ nói rằng cũng chỉ “thầu” lại khu trọ để cho thuê ăn chênh lệch, chứ không phải là chủ thực sự. Tiền họ đã đóng theo “món” cho chủ nhà, giờ dịch bệnh, vẫn còn mấy phòng trống, nên họ cũng đang lỗ, không thể giảm gì được.
Về phần những người thuê căn nhà cấp 4 ở Hà Đông của vợ chồng anh Huy, họ là hai người đàn ông, lao động tự do, công việc ráo mồ hôi là hết tiền. Dịch bệnh khiến họ mất hẳn thu nhập, thu nhập trước đây không cao, làm được bao nhiêu gửi về cho vợ con ở quê nên tiền tích lũy cũng chẳng có bao nhiêu.
Họ gọi điện xin anh Huy giảm giá một nửa tiền thuê nhà và nói rằng để tiết kiệm chi tiêu nên cả tháng nay cứ đan xen bữa cơm, bữa mì tôm, mong sớm hết giãn cách để được đi làm trở lại.
“Nghe họ nói vậy tôi rất thương. Dù bản thân vợ chồng tôi cũng khó khăn và áp lực tiền nong, nhất là khoản nợ ngân hàng phải trả hàng tháng gần 4 triệu đồng, nhưng xét ra thì vẫn còn đỡ hơn họ rất nhiều, nên tôi đồng ý giảm”, anh Huy kể.
Anh Huy bảo, dịch Covid-19 tác động đến mỗi người theo cách khác nhau, ai cũng có nỗi khổ riêng. Giờ điều anh mong nhất là dịch bệnh sớm được khống chế, để nhịp sống quay trở lại bình thường, để những khoản tiền thuê nhà, thuê trọ không còn là gánh nặng của bất kỳ ai nữa.
Mai Thanh
Thu nhập giảm trầm trọng nhưng khoản nợ ngân hàng vay mua nhà vẫn phải trả gốc và lãi đều. Chi phí sinh hoạt mùa dịch cũng tăng cao hơn, vợ chồng tôi thực sự “điên đầu” mỗi khi nghĩ đến bài toán tài chính.
" alt=""/>Dồn tiền tỷ mua nhà cho thuê lao đao ở trọ trả nợ ngân hàng“Kết quả đánh giá đầu ra sẽ là căn cứ khẳng định đề án có thành công hay không, từ đó mới có thể đưa ra những quyết định tiếp theo”, ông Vũ cho biết.
Hiện tại, ở bậc THCS tại Hà Nội có 7 trường công lập tuyển sinh lớp 6 chương trình song bằng gồm: Trường THCS Chu Văn An (quận Tây Hồ); Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Trường THCS Cầu Giấy (quận Cầu Giấy); Trường THCS Nghĩa Tân (quận Cầu giấy); Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam (quận Cầu Giấy); Trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm).
Ông Đặng Việt Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho biết, vừa qua, Sở GD-ĐT cũng đã có cuộc họp thông báo với các trường về việc tạm dừng tuyển sinh hệ song bằng giống như những năm trước.
“Hàng năm, trường tuyển chỉ tiêu khoảng 50 em vào hệ song bằng. Tuy nhiên, năm nay việc tuyển sinh ra sao, các trường vẫn đang chờ hướng dẫn chi tiết của Sở GD-ĐT”, ông Hà nói.
Theo đánh giá của đại diện Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ, sau 3 năm đề án triển khai, chương trình đào tạo bắt đầu có những kết quả tốt, vì thế đã khiến phụ huynh quan tâm. Tuy nhiên, theo vị này, để đánh giá chi tiết về hiệu quả của đề án, vẫn cần phải có khoảng thời gian để nhìn lại và rút kinh nghiệm.
Sở GD-ĐT Hà Nội hiện chưa lên tiếng về thông tin này.
Thúy Nga
Sáng nay, hơn 3.000 học sinh dự thi vào các trường THCS công lập có chương trình thí điểm đào tạo song bằng của Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên.
" alt=""/>Năm học 2021Tuy nhiên, đến cuối ngày 24/5, thầy trò HLV Park Hang Seo vẫn chưa thể rời nơi cách ly tập trung. Gia đình một số cầu thủ đến đón phải chờ đợi nhiều giờ đồng hồ, nhưng sau đó đành ra về.
Thông tin từ VFF, tuyển Việt Nam được thông báo chờ kết quả xét nghiệm lần 2, nhưng có thể do số lượng cách ly quá đông nên chưa có đủ kết quả.
![]() |
Tuyển Việt Nam về nước được hơn 1 tuần |
"Sở Y tế và UBND TPHCM là cơ quan có thẩm quyền quyết định. Các cầu thủ cũng rất nhớ gia đình sau thời gian thi đấu ở nước ngoài nhưng để đảm bảo an toàn, tất cả phải chờ đợi",đại diện VFF cho hay.
Được biết, lãnh đạo phường Tân Phong, Quận 7 (nơi tuyển Việt Nam đang cách ly) chưa nhận được văn bản chỉ đạo để thầy trò Park Hang Seo rời nơi cách ly tập trung.
Hiện tại các cầu thủ tỏ ra khá sốt ruột, nhưng tất cả vẫn tuân thủ quy định, đồng thời tích cực tập luyện để duy trì thể lực.
Nếu các thành viên tuyển Việt Nam được trở về với gia đình trong 1-2 ngày tới thì riêng tiền vệ Hai Long vẫn phải tiếp tục cách ly thêm 7 ngày nữa, do cầu thủ người Quảng Ninh chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19.
Video tuyển Việt Nam 2-3 UAE:
Đại Nam
Do chưa đáp ứng các yêu cầu y tế, một tuyển thủ Việt Nam tiếp tục phải cách ly thêm 1 tuần tại TP.HCM.
" alt=""/>Vì sao tuyển Việt Nam hết cách ly chưa được về nhà