Sự hiện diện của DPA tại Việt Nam là nhằm mục đích kết nối các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực chuyển đổi số với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và tổ chức để củng cố hệ sinh thái số của Việt Nam. Đồng thời, hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số năng động, sáng tạo và linh hoạt có thể mở rộng khắp khu vực.
Tại sự kiện ra mắt, các thành viên DPA cùng đại diện các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại Việt Nam đã thảo luận về 2 chủ đề “Mở khóa khả năng mở rộng toàn cầu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, và “Hỗ trợ chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, startup trong lĩnh vực chuyển đổi số và sáng tạo từ góc độ sáng tạo mở tại Việt Nam”.
Ông Benjamin Wong, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Kinobi, một thành viên DPA nhận định, Việt Nam ngày càng quan tâm đến vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực chuyển đổi số và các công ty khởi nghiệp đối với việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Liên minh muốn nắm bắt cơ hội để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.
Đáng chú ý, trong bản khuyến nghị chính sách chia sẻ tại sự kiện, DPA đề xuất phương pháp tiếp cận hợp tác và tư vấn giữa chính phủ và các bên tham gia trong lĩnh vực chuyển đổi số, đồng thời tăng cường các yếu tố hỗ trợ kinh doanh chính như đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, phát triển chính sách dựa trên rủi ro và tiếp cận các nhà cung cấp dịch vụ chuyển đổi số đa quốc gia để hỗ trợ mở rộng doanh nghiệp nhỏ và vừa số trong khu vực.
DPA cũng khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách phát triển các khuôn khổ chuẩn hóa có tính đến khả năng tiếp cận các công nghệ mới và sáng tạo như trí tuệ nhân tạo, cho phép doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia mua sắm của chính phủ, thông qua mô hình thị trường kỹ thuật số và thúc đẩy các nguyên tắc công bằng trong mua sắm phần mềm.
Chất gây ô nhiễm chính là bụi mịn PM2.5, nồng độ hiện là 108,2µg/m3, cao gấp 21 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Dữ liệu chỉ số chất lượng không khí của Hà Nội được thu thập từ 18 trạm kiểm soát không khí. Trong đó có Mạng lưới giám sát chất lượng không khí Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.
Theo khuyến nghị của IQAir, người dân tránh tập thể ngoài trời, đóng cửa sổ để tránh không khí bẩn bên ngoài, đeo khẩu trang khi ra ngoài, chạy máy lọc không khí.
Đầu năm 2024, Bộ Y tế cũng có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khuyến cáo cộng đồng các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước ảnh hưởng của ô nhiễm không khí.
Theo đó, khi chỉ số chất lượng không khí ở mức xấu (151 - 200), người dân cần có các biện pháp dự phòng sau:
Đối với người bình thường
- Hạn chế hoạt động ngoài trời hoặc tham gia các hoạt động vận động cần gắng sức. Nếu phải làm việc, hoạt động ngoài trời nên bố trí, lựa chọn thời điểm ít bị ô nhiễm trong ngày, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, thực hiện các hoạt động có cường độ vừa phải.
- Tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao.
- Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
- Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, khu vực bị ô nhiễm không khí.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Đối với người nhạy cảm
- Tránh các hoạt động ngoài trời hoặc cần gắng sức. Nên thực hiện các hoạt động như vận động, tập thể dục trong nhà. Hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
- Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện các triệu chứng cấp tính như khó thở, ho, sốt cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và được tư vấn, điều trị.
Trường hợp có nhiều hơn 1 báo giá (từ 2 báo giá trở lên), chủ đầu tư được lựa chọn báo giá cao nhất phù hợp với khả năng tài chính và yêu cầu chuyên môn. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thu thập báo giá bảo đảm công khai, minh bạch. Đơn vị cung cấp báo giá chịu trách nhiệm cung cấp thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ phù hợp với khả năng cung cấp của mình và phải bảo đảm việc cung cấp báo giá không vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh, bán phá giá hoặc nâng khống giá.
Theo đánh giá, quy định như nêu trên góp phần giúp bệnh viện lựa chọn được hàng hóa có chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu chuyên môn và khả năng tài chính của mình.
Để bảo đảm phù hợp với đặc thù mua sắm tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt là các cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, có ít nhân sự, Nghị định 24 cũng quy định trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu hoặc không lựa chọn được nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định thì có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sĩ, dược sĩ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc sở y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định để thực hiện hoạt động mua sắm.
Luật Đấu thầu năm 2023 có hiệu lực từ 1/1/2024 quy định cụ thể các trường hợp giám đốc bệnh viện được tự quyết định mua sắmmà không nhất thiết phải tổ chức đấu thầu; cho phép hồ sơ mời thầu được nêu xuất xứ hàng hóa để lựa chọn hàng hóa có chất lượng tốt; áp dụng tùy chọn mua thêm để có thể mua thêm ngay được hàng hóa mà không phải tổ chức đấu thầu; được đàm phán giá, mua sắm tập trung với thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít (như thuốc chữa ngộ độc, rắn độc cắn...) và nhiều nội dung mới khác.
Khoản 2, Điều 55 Luật Đấu thầu 2023 cũng quy định: Đối với việc mua thuốc không thuộc danh mục thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, mua vắc xin để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở y tế tự quyết định việc mua sắm trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.