Voila AI Artist, ứng dụng biến ảnh chụp thành ảnh hoạt hình nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo, đang “gây sốt” trên mạng xã hội Việt Nam và thế giới. Ứng dụng có 4 chế độ chính: ảnh hoạt hình 3D (phong cách Pixar/Disney), tranh Phục hưng, ảnh hoạt hình 2D, biếm họa.
Ngoài ra, nó không có nhiều công cụ hay tính năng chỉnh sửa ảnh nâng cao. Sau khi áp dụng bộ lọc, người dùng được chọn giữa nhiều biến thể, chẳng hạn ở chế độ tranh Phục hưng là thế kỷ XV, XVIII hay XX, nhưng không được thay đổi các chi tiết như mắt, mũi, miệng.
Chỉ trong vài tuần, số lượt tải của Voila trên cả hai chợ iOS và Google Play Store đã tăng vọt từ 300.000 vào tháng 4 lên gần 8 triệu lượt vào tháng 6. Hơn một nửa đến từ Brazil và 2,3 triệu lượt đến từ Mỹ, theo công ty phân tích ứng dụng Voila.
Tính năng của Voila không mới nhưng khi nhìn thấy bạn bè, người thân sử dụng và chia sẻ thành quả trên mạng xã hội, nhiều người không thể cầm lòng mà tải về và dùng theo. Phía sau những bức ảnh có vẻ độc, lạ và mang tính giải trí cao của Voila là gì thì không phải ai cũng để tâm.
![]() |
Ứng dụng FaceApp từng bị cảnh báo bảo mật. (Ảnh: FaceApp) |
Còn nhớ, đầu năm nay, cũng có một ứng dụng chỉnh sửa ảnh “làm mưa, làm gió” trên toàn cầu, đó là FaceApp. Ra mắt năm 2017, mãi tới năm 2021, nó mới phổ biến khi bổ sung tính năng làm chân dung già đi hay trẻ ra. Song, mọi người dường như quên rằng cuối năm 2019, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã tiến hành điều tra và kết luận FaceApp là “mối đe dọa phản gián”. Ủy ban Dân chủ quốc gia Mỹ kêu gọi các ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2020 không sử dụng FaceApp.
Một ứng dụng khác được nhiều người dùng Việt Nam ưa chuộng là Meitu cũng dính tranh cãi. Trên iPhone, Meitu theo dõi vị trí, thông tin nhà mạng, địa chỉ IP, thậm chí còn tạo một mã định danh độc nhất cho mỗi người dùng. Nó còn âm thầm chia sẻ mã IMEI của người dùng Android và gửi dữ liệu về Trung Quốc. Theo các chuyên gia bảo mật, nhà phát triển Meitu đã viết một đoạn mã trong ứng dụng để nhà quảng cáo biết được ai đang sử dụng và đang xem nội dung gì.
Tương tự như vậy, Voila cũng khiến các chuyên gia an ninh mạng lo ngại khi ứng dụng đòi quyền xem, chuyển và lưu trữ hình ảnh của người dùng. Nhà phát triển khẳng định sẽ xóa ảnh sau 24 đến 48 tiếng khỏi máy chủ nhưng không có cách nào xác minh được họ có làm như cam kết hay không.
Theo tạp chí Wired, ứng dụng còn sử dụng dữ liệu của người dùng để quảng cáo mục tiêu, một điều khá phổ biến hiện nay. Ngoài các vấn đề về quyền riêng tư, cần phải cảnh giác trước thực tế những ứng dụng “gây sốt” thường bị lợi dụng cho những chiến dịch thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, vụ bê bối Cambridge Analytica năm 2018 xuất phát từ một ứng dụng Facebook trả tiền cho người dùng để trả lời vài câu hỏi. Sau đó, nó lại khai thác nhiều dữ liệu hơn về bạn bè, gia đình của người dùng. Sự cố ảnh hưởng tới 87 triệu người dùng, cho thấy dữ liệu dường như vô hại sẽ nguy hiểm thế nào nếu rơi vào tay kẻ xấu.
Chuyên gia bảo mật Rodney Gullatte của hãng Giải pháp công nghệ thông tin Firma khuyên người dùng nên thận trọng, với mọi ứng dụng. “Bất kỳ thứ gì bạn tải về điện thoại đều đi kèm rủi ro. Mọi người có thói quen tải ứng dụng mà không đọc kỹ điều khoản, điều kiện sử dụng dịch vụ. Chúng ta tải về máy và ai biết được phần mềm sẽ làm gì với thông tin thu thập được… Bạn cho phép nó truy cập ảnh của mình. Kể cả sau khi xóa ứng dụng, thông tin mà nó truy cập vẫn có thể ở trên đám mây”.
Hãng tin NBC chỉ ra một ứng dụng lưu trữ ảnh mang tên Ever đã sử dụng hình ảnh người dùng trái phép để đào tạo phần mềm nhận diện gương mặt của mình, sau đó bán lại cho các công ty giám sát.
Những ứng dụng chỉnh sửa ảnh chỉ là “hạt cát” trong vô vàn ứng dụng iOS và Android. Tất cả đều tiềm ẩn nguy cơ, biến người dùng thành nạn nhân bất đắc dĩ. Tháng 5 vừa qua, hãng bảo mật Check Point công bố báo cáo sau khi nghiên cứu 23 ứng dụng Android với tổng cộng hơn 100 triệu lượt tải. Check Point cho biết, những người dùng này có nguy cơ bị lừa đảo, đánh cắp danh tính và tấn công mã độc. Năm ứng dụng được Check Point điểm danh có ứng dụng tử vi Astro Guru, ứng dụng fax iFax, ứng dụng thiết kế đồ họa Logo Maker, ứng dụng quay phim màn hình Screen Recorder và ứng dụng gọi taxi T’Leva. Chúng lưu họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ GPS, địa chỉ email, thông tin thanh toán, mật khẩu hay số điện thoại.
Theo chuyên gia Aviran Hazum của Check Point, người dùng không có cách nào an toàn. Với những người dùng thông thường, họ không thể biết vấn đề đang chờ đợi mình là gì. Điều đáng lo ngại là các vấn đề không chỉ gói gọn trên hệ điều hành Android mà trên cả iOS của Apple.
Bất chấp các cảnh báo về dữ liệu và quyền riêng tư, hầu hết mọi người sẽ không để ý và vẫn vô tư tải về những ứng dụng đang “hot”. Nghiên cứu của trung tâm Pew (Mỹ) đầu năm nay chỉ ra ngay cả sau vụ Cambridge Analytica, lượng sử dụng mạng xã hội vẫn không ngừng tăng lên, được thúc đẩy một phần nhờ những ứng dụng như FaceApp hay giải trí khác. Nếu quan tâm đến an toàn của bản thân và không muốn một ngày nào đó, mình bỗng có tên trong danh sách các nạn nhân bị lộ dữ liệu hay đánh cắp tài khoản, bạn nên thận trọng khi tải các phần mềm như Voila.
Du Lam
Người dùng Facebook đang bị cuốn vào trào lưu ảnh hoạt hình mà không biết rằng, hình ảnh của họ có thể bị thu thập và sử dụng cho những mục đích khác.
" alt=""/>Nhắm mắt tải ứng dụng ‘hot’, có ngày rước họa vào thânRa rạp 'không kèn không trống' nhưng gây sốt không ngờ
Đào, Phở và Pianolà một trong hai phim được sản xuất bằng ngân sách Nhà nước năm 2023 với kinh phí 20 tỷ đồng. Ngoại trừ suất chiếu ra mắt tại Hà Nội cũng như buổi chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Việt Nam 2023 tại Đà Lạt, dịp Tết Nguyên đán vừa qua Đào, Phở và Pianomới chính thức ra rạp.
Tuy nhiên, Nhà nước chỉ rót tiền sản xuất mà không có kinh phí quảng bá và phát hành phim nên Đào, Phở và Piano âm thầm ra rạp 'không kèn không trống'. Chỉ những khán giả đến Trung tâm chiếu phim Quốc gia dịp Tết Nguyên đán hay lên website của Trung tâm mới biết đến sự có mặt của phim ngoài rạp. Ngay cả một số diễn viên tham gia Đào, Phở và Pianocũng không chia sẻ thông tin phim được công chiếu từ mùng 1 Tết.
Đào, Phở và Piano là trường hợp đặc biệt khi chỉ được chiếu duy nhất tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội và doanh thu được nộp hoàn toàn vào ngân sách. Trong khi khán giả còn đang phát sốt vì phim Mai của Trấn Thành với doanh thu kỷ lục và lượt người xem mơ ước dịp Tết thì bất ngờ Đào, Phở và Pianotrở thành từ khóa tìm kiếm trên Google.
Từ những bài chia sẻ trên mạng xã hội về bộ phim, Đào, Phở và Piano phút chốc trở nên nổi tiếng. Nhưng do số suất chiếu ít ỏi và chỉ được chiếu duy nhất tại một cụm rạp nên việc săn vé trở nên vô cùng khó khăn. Lượng người xem truy cập website Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội để đặt vé online những ngày qua tăng mạnh khiến trang này bị sập đến trưa 20/2 vẫn chưa thể hồi phục.
Hiện lượng vé đặt trước cho các suất chiếu ngày 20/2 đã hết và Trung tâm chiếu phim Quốc gia Hà Nội có kế hoạch cắt bớt suất chiếu của các phim khác để nhường chỗ cho Đào, Phở và Pianovẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Đào, Phở và Pianođã tạo nên hiện tượng chưa từng có đối với một bộ phim đề tài lịch sử do nhà nước đặt hàng. Theo Box Office Việt Nam, tính đến sáng ngày 20/2, phim thu về gần hơn 500 triệu đồng. Với 16 suất chiếu trong ngày và hơn 3.300 vé bán ra, tỷ lệ lấp đầy phòng chiếu của Đào, Phở và Pianorất lớn, thậm chí vượt qua của Mai của Trấn Thành.
Có đơn vị chấp nhận phát hành ''Đào, Phở và Piano' và không đòi hỏi phần trăm lợi nhuận
Trước sức nóng của phim, Cục Điện ảnh đã đề xuất Bộ VHTTDL phát hành rộng rãi phim trên toàn quốc chứ không chỉ khu biệt ở đơn vị sự nghiệp như Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông cho biết, Bộ VHTTDL khuyến khích các đơn vị tham gia phát hành phimĐào, Phở và Pianocũng như những phim Nhà nước đặt hàng và phim Việt nói chung.
Sáng 20/2, VietNamNet đã liên hệ với Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành. Trước câu hỏi: Sau đề xuất của Cục Điện ảnh, đã có diễn biến gì mới về hướng phát hành rộng rãi cho bộ phim đến với đông đảo khán giả?
Ông Vi Kiến Thành chia sẻ: "Hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc chi phần trăm cho nhà phát hành, phổ biến phim. Đào, Phở và Pianolà phim 100% vốn Nhà nước trong khi các nhà phát hành phim đều là tư nhân và liên doanh với nước ngoài nên khi phát hành họ phải được hưởng phần trăm doanh thu. Còn Trung tâm chiếu phim Quốc gia là đơn vị sự nghiệp của nhà nước, chiếu phim để phục vụ khán giả, toàn bộ doanh thu phải nộp ngân sách Nhà nước.
Việc phát hành phim rộng rãi cần có cơ chế thống nhất. Nhưng đến hôm qua thì đơn vị Beta cinemas đã chấp nhận phát hành Đào, Phở và Pianovà không đòi hỏi phần trăm lợi nhuận. Vấn đề là chúng ta chưa có quy định về tỷ lệ phần trăm cho các nhà phát hành chứ không phải Bộ VHTTDL không muốn phổ biến phim rộng rãi".
VietNamNet đặt câu hỏi: Vậy sau 'Đào, Phở và Piano', Cục Điện ảnh và Bộ Văn hóa có sớm đưa ra quy chế cho các phim sử dụng ngân sách sau này được phát hành rộng rãi hơn để không xảy ra trường hợp như 'Đào, Phở và Piano'?
Cục trưởng Cục Điện ảnh cho hay, phải có quy định thống nhất cho phim sử dụng 100% ngân sách hoặc Nhà nước phải cấp kinh phí cho Bộ Văn hóa để phát hành, phổ biến phim đặt hàng vì các bộ phim này chỉ được cấp chi phí sản xuất. "Phải có kinh phí phát hành phổ biến mới giải quyết ngay được việc này", ông Thành nói.
Cách đây đúng 10 năm, phim điện ảnh được làm từ 21 tỷ đồng tiền Nhà nước là Sống cùng lịch sửkhiến khán giả đau xót vì ra rạp nhưng không bán nổi 1 vé. Sự thất bại của phim làm từ ngân sách, đặc biệt phim đề tài lịch sử khiến nhiều người mất lòng tin. Tuy nhiên, cú đảo chiều của Đào, Phở và Piano cho thấy các phim đặt hàng hay đề tài lịch sử kén khách nếu làm hay thì dù có chiếu ở phạm vi hạn chế, khán giả cũng tìm xem bằng được.
Từ cơn sốt bất ngờ củaĐào, Phở và Pianocũng bộc lộ điểm yếu của các phim làm từ ngân sách Nhà nước hiện nay khi chỉ được rót tiền sản xuất mà không có kinh phí phát hành, quảng bá. Điều này khiến các tác phẩm thiệt thòi trong hành trình đến với người xem. Các cơ quan chức năng cần nghiêm túc sửa đổi cơ chế trong thời gian tới để các bộ phim này có thể tiếp cận với công chúng rộng rãi hơn.
Trailer phim 'Đào, Phở và Piano'