Mới đây, dư luận xôn xao trước clip ghi lại quá trình thanh toán của một cô gái sau khi vào ăn ở quán phở tại ngã tư Trần Nhân Tông - Bà Triệu (Hà Nội). Theo đó, cô gái cùng bạn vào gọi 2 bát phở gà với giá 30.000 đồng, nhưng khi thanh toán, chủ quán đòi 100.000 đồng (50.000 đồng/ 1 bát).
Thấy vậy, cô gái liền thắc mắc thì nhận được những câu trả lời từ chủ quán như "Không nghe tiếng, nghe thấy thì 25.000 đồng cũng làm", "Phở gà thì phải 50.000", "Nếu cháu không có, cô cho cháu luôn", "Phở ở đây là vô giá".
Cô gái này bức xúc chia sẻ: “Làm ăn đi kinh doanh ai cũng có vất vả thật, không có sự dễ dàng nào trong việc kiếm tiền, nhưng không nên vì đồng tiền mà có cách cư xử và lối sống như cô, thấy mất giá trị của một con người”.
Sau khi những thông tin này chia sẻ trên mạng, nhiều ý kiến tranh cãi được đưa ra xung quanh cách cư xử, thái độ khó chịu của người chủ quán. Bạn T.H bày tỏ quan điểm: “Nói kiểu cho luôn là khinh người quá. Người ta ăn uống trả tiền đàng hoàng, chỉ thắc mắc là bảo làm 30.000 đồng lại lấy 50.000 đồng thôi. Nghe không thể lọt tai được”.
![]() ![]() |
Bà Hằng khẳng định luôn bán đúng giá niêm yết |
Trước thông tin trên, PV đã tìm đến gặp người chủ quán để xác minh sự việc. Nhắc đến câu chuyện liên quan đến bát phở 50.000 đồng, bà Hằng kể lại: “Quán tôi luôn có 2 biển giá to để khách dễ dàng lựa chọn.
Giá niêm yết trước giờ vẫn từ 30- 40.000 đồng/ bát phở gà. Hôm đó có 2 cô gái đến gọi 2 bát phở đùi gà, tôi cũng vui vẻ chặt 2 đùi cho vào 2 bát. Khi đứng dậy thanh toán tiền là 100.000 đồng, cô gái đó có hỏi tại sao gọi bát 30.000 đồng lại tính 100.000 đồng/ 2 bát. Tôi đã giải thích ngay, bác luôn bán đúng bảng giá, nhưng ăn phở đùi là phải 50.000”.
Bà Hằng cũng khẳng định: “Tôi không cần thanh mình gì cả. Tôi không chặt chém hay lừa lọc ai. Bát phở đùi gà giá 50.000 đồng ở đất Hà Nội là chuyện bình thường. Nhà tôi ở đây, tôi đã bán tại đây cũng hơn 30 năm. Bây giờ đồng tiền kiếm khó, tôi không thể bán cho người ta giá 60- 70.000 đồng như các nơi khác bán. Tôi đã niêm yết giá chỉ bán 30-40.000 đồng. Nhưng nếu khách muốn ăn thêm đùi thì phải trả thêm tiền, không thể cả cái đùi gà mà tính giá như bình thường được”.
Nhắc đến cụm từ “phở vô giá” gây bất bình, người chủ quán cho hay: “Tôi nói phở vô giá tức là có nhiều mức giá khác nhau chứ không phải đề cao giá trị bát phở, như bún riêu cua giá 30.000 đồng, hay bún ốc bò là 40.000 đồng, ăn gà chặt đùi là 50.000 đồng,… Có lẽ cách nói của tôi đã gây ra hiểu nhầm. Thực tế, tôi không nghe thấy khách gọi bát phở 30.000 đồng, bởi nếu nghe thấy, chắc chắn tôi sẽ vẫn làm và làm ít đi. Hoặc nếu thiếu tiền, tôi sẵn sàng cho luôn”.
Bà Hằng cho biết thêm: “Bán hàng cũng cần cái tâm. Bán đắt cho ai tôi cũng rất ngại. Giả sử như một bát bún riêu cua giá trị chỉ 30.000 đồng, mình không thể chặt chém của khách lên 70.000 đồng được. Thực tế, ai mua giá gì tôi vẫn bán giá ấy. Có bà cụ ở Viện mắt sang mua 20.000 – 25.000 đồng tôi vẫn sẵn sàng bán cho”.
Thúy Nga
" alt=""/>Chủ quán phở đòi 50 nghìn cho bát phở 30 nghìn1. Đạp xe khám phá phố cổ: Khu phố không quá rộng, kiến trúc cổ tuyệt đẹp là lý do Hội An được nhiều du khách chọn xe đạp là phương tiện chủ yếu để khám phá.
2. Ăn chè ven đường: Hội An nổi tiếng với các loai chè bắp, chè đậu đen, đậu xanh, hạt sen nhãn nhục... Các món này có giá khá mềm, vị ngọt thanh, dễ chịu.
![]() |
Ảnh: Lê Phát |
3. Ăn sáng trong chợ với các đặc sản địa phương: Các món thường bán buổi sáng gồm mì Quảng, cao lầu, bánh bèo... Sau khi ăn xong, bạn nên tranh thủ dạo một vòng chợ để khám phá những loại rau củ quả địa phương, các món bánh dân giã...
4. Ăn bánh mì ngon nhất thế giới tại Hội An - bánh mì Phượng. Bánh mì tại đây có kích thước nhỏ, nhọn hai đầu. Thành phần chính là thịt ram. Điểm nhấn của bánh mì Phượng là phần nhân đậm đà, thơm ngon và có thể để 2-4 tiếng mà không ảnh hưởng đến mùi vị của bánh.
5. Uống cà phê ở quán cóc ven đường: Các quán này thường bán cà phê đựng trong ly thấp. Cà phê sữa thường được chia 3 tầng là sữa, cà phê và đá. Khi uống, du khách khuấy nhẹ để các tầng này hòa tan.
6. May quần áo ở phố cổ: Rất nhiều du khách đến Hội An đều khẳng định may quần áo tại đây vừa rẻ, vừa đẹp, lại nhanh. Chỉ vài tiếng sau khi bạn yêu cần, người thợ sẽ may xong cho bạn bộ đồ ưng ý. Thậm chí, nếu không thể chờ, chỉ cần để lại số đo và địa chỉ, cửa hiệu sẽ gửi sản phẩm đến tận tay bạn.
7. Tắm biển Cửa Đại và thưởng thức hải sản tươi ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến biển vào buổi tối để ngắm một vùng biển lung linh dưới những ngọn đèn dầu.
8. Đọc sách ở biển An Bàng - một trong những bãi biển hoang sơ tuyệt đẹp của Việt Nam từng được CNN bình chọn.
9. Đi thuyền trên sông Thu Bồn, ngắm những cồn cát tuyệt đẹp, ngửi hương thơm của lúa, ngắm núi non... Ngoài ra một buổi tối cùng bạn bè ăn uống, đánh đàn ca hát trên con thuyền trôi giữa dòng sông cũng thú vị không kém.
![]() |
Quán ven đường. Ảnh: Thanh Ngọc |
10. Thăm làng rau Trà Quế, tìm hiểu đặc trưng của các loại rau được trồng tại đây, ngắm những đàn bò gặm cỏ hay tham gia dịch vụ cưỡi trâu đầy thú vị.
11. Thăm làng mộc Kim Bồng ở xã Cẩm Kim, cách phố cổ Hội An một chuyến đò. Đến đây, bạn sẽ nghe các nghệ nhân kể việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời đến kinh đô để xây dựng, tôn tạo các công trình.
12. Thăm làng hoa Cẩm Hà - một làng trồng hoa truyền thống của Hội An. Đến đây, bạn sẽ cảm nhận được những nét duyên nhỏ bé, xinh xắn và mến khách của người dân.
13. Đến làng gốm Thanh Hà cách Hội An 3 km. Vào thế kỷ 16-17, Thanh Hà nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung. Khi đó, các sản phẩm được làm ra tại đây được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung.
14. Làng chài Thanh Nam cũng là một trong những làng nghề truyền thống của Hội An. Đến đây, bạn có thể kết hợp thăm quan làng chài và biển Cửa Đại bằng thuyền hoặc thuyền thúng.
15. Đến cù lao Chàm - một cụm đảo thuộc xã Tân Hiệp, TP Hội An, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông. Nơi đây tuyệt đẹp với bãi biển thơ mộng, những công trình cổ, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.
16. Tản bộ khám phá phố cổ: Từ 17h hàng ngày, các trục đường chính trên phố cổ đều gắn bảng cấm dành cho người đi bộ. Những địa danh nên ghé là trục phố chính Trần Phú, cầu Nhật Bản, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phố Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, nhà cổ Phùng Hưng, hội quán Quảng Đông, hội quán Trung Hoa…
17. Thưởng thức món ăn ở khu chợ nhỏ dọc sông khi hoàng hôn: Các món chủ đạo tại đây là cao lầu, bánh xoài, mì Quảng... Thực đơn tại đây không phong phú, chất lượng món ăn không đặc sắc, tuy nhiên, rất nhiều du khách chọn nơi đây để vừa ăn, vừa ngắm dòng người.
18. Uống cà phê trong các quán có view nhìn ra bờ sông. Nếu ban ngày, bạn sẽ được ngắm những ngôi nhà cổ, những du khách thong dong đạp xe đạp. Cũng vị trí đó, vào ban đêm sẽ là những dãy đèn lồng, thuyền hoa, dòng người nhộn nhịp...
![]() |
Hoa đăng đêm rằm. Ảnh: Thanh Ngọc |
19. Thả hoa đăng: Mỗi tháng, ngày mùng 1 và 15, Hội An đều có lễ hội thả hoa đăng. Tuy nhiên, hiện đèn hoa đăng bán hầu hết trong các ngày của tháng. Bạn có thể mua, thả trên sông để ước nguyện.
20. Chụp ảnh: Tông màu chủ đạo của phố cổ là vàng ấm nên dù bạn chọn chụp theo phong cách nào, những bức ảnh đều tuyệt đẹp và có hồn.
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>20 trải nghiệm du lịch đáng nhớ ở Hội An