Câu chuyện đi lang thang vì đau khổ sau khi bị thất tình của chàng trai 24 tuổi đã lan truyền khắp mạng xã hội. Nhiều người gọi anh là "ông chú" vì ngoại hình già nua của anh.
Chàng trai đến từ Hà Bắc, Trung Quốc, đã đổi tên cho tài khoản Douyin của mình từ "Lữ khách Taishan" thành "Ông chú sinh năm 2000".
Ngoại hình của anh thay đổi nhanh chóng chỉ sau 5 tháng đi bộ đường dài, sống ở cao nguyên. Anh cho biết, trước đây anh có hẹn hò với một cô gái. Trong thời gian yêu đương, anh chủ yếu làm việc trên tàu chở hàng, đi khắp Đông Nam Á.
Sau khi chia tay bạn gái, anh đau buồn, không còn thiết tha một cuộc sống bình thường. Anh quyết định "đi bụi", đến những nơi mới mẻ, thư giãn, xoa dịu tâm hồn.
Khi nghe nói đi bộ trên cao nguyên có thể giúp "thanh lọc tâm trí", anh đã bắt đầu hành trình. Anh đi qua những vùng đất phía bắc và phía tây của Trung Quốc, khu vực cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng.
Anh cho biết, tình trạng hói đầu quá sớm là kết quả của việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời ở cao nguyên. Việc cháy nắng đã làm hỏng nang tóc. Anh cũng không cạo râu sau khi nhận ra ria mép có thể bảo vệ làn da.
Nhiều du khách gọi anh là chú vì ngoại hình già nua. Họ không tin anh sinh năm 2000 cho tới khi anh đưa ra thẻ căn cước để chứng minh.
"Tôi đã cho họ xem thẻ căn cước và bảo tôi sinh năm 2000, nhưng một số vẫn không tin. Sau một thời gian, tôi chấp nhận chuyện người ta không thể tin tôi đang ở độ tuổi 20", anh chia sẻ.
Anh thường kéo theo một chiếc xe gỗ chở các vật dụng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Bạn đồng hành cùng anh là một chú chó anh tìm thấy trên đường.
Nhiều bình luận trên mạng xã hội khuyên anh nên chăm sóc da và để ý hơn tới ngoại hình, nhưng anh kiên quyết gạt đi. "Làm thế có ích gì? Tôi nghĩ lúc này mình đang ổn rồi", anh nói.
Đầu năm nay, một phụ nữ 28 tuổi, có biệt danh Xiaxia từng khiến dân mạng xôn xao vì trông như bà lão sau nhiều năm đi du lịch khắp nơi.
Kết quả giám định cho thấy, nạn nhân bị bầm, sưng vùng gò má, bầm niêm mạc miệng vùng môi dưới. Bị hại có đơn yêu cầu giám định và xử lý hình sự đối với người gây ra thương tích cho mình.
Cơ quan điều tra xác định, Khoa đã dùng tay, cùi trỏ và đá liên tiếp vào mặt và vùng đầu của cô gái (vùng nguy hiểm) gây thương tích; thực hiện hành vi tại nơi có nhiều người qua lại - thể hiện tính côn đồ, hung hãn, coi thường pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội Cố ý gây thương tích. Ngoài ra, hành vi của Khoa được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, nên cần phải xử lý nghiêm để răn đe.
Đây không phải là một trường hợp đặc biệt mà là tình trạng chung của đa số người lao động trong ngành chế tạo ô tô hiện nay tại Trung Quốc.
Anh Mike Chen chia sẻ, ở thời điểm được nhận vào làm việc, anh tràn đầy hào hứng, phấn khởi và tự hào, nhưng giờ đây, chỉ còn là bực tức mà buồn bã.
Cuộc chiến về giá cả do Tesla khởi xướng tại Trung Quốc đã kéo hơn 40 công ty chế tạo ô tô vào một vòng xoáy giảm giá điên cuồng nhằm tranh giành thị phần khốc liệt. Điều đó khiến không ít lao vào cảnh khốn đốn do không đủ khả năng duy trì sản xuất vì lợi nhuận thấp, có nguy cơ phá sản.
Các nhà phân tích kinh tế thế giới cho rằng, lĩnh vực ô tô từng là một trong những đầu tàu đưa kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng, nhưng có thể sẽ biến thành lực cản bởi cuộc chiến về giá bán ô tô. Với mức giá bán không lợi nhuận, thậm chí là bán lỗ, đã và đang tự kết liễu các doanh nghiệp ô tô mà không có cách nào ngăn lại.
Trong 7 tháng đầu năm 2023, theo ước tính của Cơ quan nhà nước Trung Quốc, toàn bộ thị trường nước này đã tiêu thụ 11,4 triệu ô tô và xuất khẩu hơn 2 triệu chiếc. Dù vậy, mức tăng trưởng chủ yếu đến từ nước ngoài khi mà tỷ lệ xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng tới 81% so với cùng kỳ, trong khi đó tỷ lệ trong nước chỉ tăng đúng 1,7% dù cho giá xe đã giảm xuống “đáy”.
Theo ông George Magnus, chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc tại Đại học Oxford chia sẻ: “Định hướng sai trọng tâm sản xuất, không quan tâm đúng mực tới nhu cầu của khách hàng dẫn tới tình trạng tồn kho diện rộng, giảm giá liên tục và cuối cùng là căng thẳng tài chính của các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc.”
Hiệp hội xe khách Trung Quốc cho biết, toàn ngành ô tô nước này có năng lực sản xuất tối đa tới 43 triệu ô tô mỗi năm vào năm 2022, nhưng hiện nay, tỷ lệ chỉ đạt khoảng 54,5% tổng công suất, giảm xuống từ mức 66,6% tổng công suất của năm 2017. Điều đó cho thấy, nhu cầu của thị trường đang giảm xuống nhanh chóng và lượng hàng tồn kho của các hãng xe đang tăng lên.
Đồng thời, đi kèm với những khủng hoảng về tài chính, các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, thưởng và tăng nặng công việc đối với người lao động, vốn đang có khoảng 30 triệu người. Điều này chắc chắn trực tiếp làm giảm thu nhập của một phần không nhỏ dân số, tăng tỷ lệ thất nghiệp và càng thu hẹp nhu cầu tiêu dùng nói chung.
Vào tháng 8, Tập đoàn BYD, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, đã đăng thông báo tuyển dụng công nhân cho nhà máy của mình tại thành phố Thẩm Quyến, trong đó quảng cáo mức lương ước tính khoảng 5.000 – 7.000 tệ/tháng (tương đương khoảng 20 triệu VND), thấp hơn mức lương trung bình theo khảo sát của Chính phủ là 11.000 tệ/tháng (tương đương khoảng hơn 30 triệu VND). Điều này cho thấy tình hình đang tệ tới mức nào.
Không chỉ các hãng xe nội địa, Mitsubishi và Toyota Trung Quốc đã sa thải hàng nghìn nhân viên địa phương của mình sau khi doanh số bán hàng sụt giảm. Tesla hay ông lớn về pin CATL đã tạm ngừng các hoạt động tuyển dụng trong thời điểm hiện nay, trong khi Hyundai Trung Quốc đang cố bán một nhà máy của mình ở thành phố Trùng Khánh.
Hùng Dũng (theo Reuters)