- Vào năm 2012 mình có cho người yêu mình mượn số tiền 170 triệu nhưng vì lý do cá nhân mà người ấy không trả được.
TIN BÀI KHÁC
- Vào năm 2012 mình có cho người yêu mình mượn số tiền 170 triệu nhưng vì lý do cá nhân mà người ấy không trả được.
TIN BÀI KHÁC
UBND thành phố Hà Nội đã nhiều lần ra văn bản yêu cầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 – Cienco 1 khẩn trương thực hiện dự án C1 Thành Công, tuy nhiên, chủ đầu tư tiếp tục "phớt lờ" chỉ đạo của Thành phố không triển khai. Và 8 năm nay, hàng trăm hộ dân nhà C1 Thành Công vẫn đang phải sống trong cảnh thuê mướn, tạm bợ.
![]() |
Dự án C1 Thành Công. Ảnh: Châu Anh |
Chỉ cách đây 1 tuần, UBND thành phố Hà Nội lại tiếp tục yêu cầu Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 – Cienco 1 khẩn trương thực hiện dự án C1 Thành Công, có báo cáo tiến độ cụ thể gửi Thành phố trước ngày 10/9. Nhưng dự án vẫn giẫm chân tại chỗ.
Trong khi đó, theo quan sát của phóng viên, nhiều năm nay dự án thành bãi giữ xe ô tô, xe máy. Một nhân viên làm tại bãi trông xe cho biết, đây là đất thuê của công ty Cienco 1. Hàng ngày, bãi nhận trông giữ khoảng 50 lượt ô tô, khoảng hơn 100 chiếc xe máy của người dân sống xung quanh.
Khu nhà C1 Thành Công được Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco 1) sử dụng nguồn vốn phúc lợi xây dựng từ năm 1974, với quy mô 5 tầng 90 căn hộ. Tuy nhiên, do công trình bị lún nứt từ 1m-2m nên không đủ điều kiện bàn giao cho Thành phố quản lý, đưa vào sử dụng vào 1976.
Sau đó Cienco 1 đã có giải pháp gia cố và sử dụng cho cán bộ công nhân viên. Chủ quyền đất vẫn thuộc về Cienco 1.
Đến năm 2008, Thành phố đã có quyết định tổ chức di dời các hộ dân C1 Thành Công để phá dở xây mới, vì công trình đặc biệt nguy hiểm, và chỉ định cho Công ty Đầu tư hạ tầng Phương Bắc thực hiện. Các hộ dân được bố trí tạm cư tại chung cư N06 Dịch Vọng.
Tháng 11/2009, Thành phố đã có Quyết định số 3953 chấp thuận cho Cienco 1 là đại diện liên doanh chủ đầu tư gồm Cienco1, CTCP Bất động sản Dầu khí, CTCP Hà Nội –ICT thực hiện phá dở và xây mới dự án C1 Thành Công.
Năm 2010 Sở Xây dựng đã chấp thuận cho chủ đầu tư khoan cọc nhồi, ngay sau đó chủ đầu tư đã tiến hành khoan cọc nhồi dự án nhưng cư dân C1 Thành Công đã đến ngăn cản thi công, do đó dự án đã phải tạm dừng.
Tháng 1/2012 Sở Xây dựng đã cấp phép xây dựng, chủ đầu tư lần nữa đã khoan cọc móng giai đoạn 2, tuy nhiên, cư dân C1 Thành Công vẫn tiếp tục kéo đến công trường dựng lều ngăn cản thi công, yêu cầu chủ đầu tư phải có phương án đền bù thích hợp.
![]() |
Đến nay dự án thành bãi giữ xe. Ảnh: Châu Anh |
Cụ thể, theo bác Nguyễn Văn Chinh - chủ hộ 322 C1- Thành Công cho biết: “Chúng tôi đã chấp thuận di dời khỏi khu nhà C1 theo đúng chủ trương của Thành phố về tạm cư tại N06 Dịch Vọng từ nhiều năm nay. Lúc đó có cả các vị lãnh đạo thành phố xuống động viên tinh thần bà con”.
Thậm chí lãnh đạo Quận Ba Đình cũng hứa chỉ sau 1 tháng di dời, sẽ có đơn vị đến làm việc về phương án đền bù, hỗ trợ tái định cư.
Tuy nhiên, đến nay chúng tôi không thấy có bất kỳ đơn vị nào xuống làm việc và giải đáp thắc mắc của người dân. Dự án cải tạo nhà C1 đang diễn ra rất lộn xộn, không đúng trình tự pháp luật và chưa đạt được đồng thuận của dân mà vẫn triển khai xây dựng khiến cho chúng tôi vô cùng bức xúc và phẫn nộ .
Theo bác Chinh, việc đền bù của chủ đầu tư là không hợp lý. Đối với các hộ đang sử dụng hợp pháp, phần diện tích căn hộ tái định cư tại nhà C1 Thành Công mới, các hộ dân chỉ được đền bù bằng 1,3 lần diện tích hợp pháp.
Với các hộ tại tầng 1 thì hệ số đền bù là 0,4 lần diện tích hợp pháp và được thuê 01 đơn vị diện tích kinh doanh dịch vụ tại tầng 1 của toà nhà. Tuy nhiên, người dân không đồng thuận với phương án này bởi họ cho rằng so với các khu nhà khác mức đền bù cao hơn rất nhiều.
Đại diện các hộ dân cho rằng “chúng tôi cần được thoả hiệp với chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư giải quyết các nhu cầu chính đáng chúng tôi sẵn sàng hợp tác trên cơ sở tuân thủ đúng quy định của pháp luật.”
Sau nhiều năm đấu tranh, đến tháng 9/2014, UBND Thành phố đã có văn bản yêu cầu các Sở ngành liên quan giải quyết vướng mắc trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố; trình UBND Thành phố trước ngày 10/11/2014.
Phía chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Công trình giao thông 1 đã đề nghị UBND quận Ba Đình sớm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các hộ gia đình nhà tập thể cũ C1 Thành Công và có giải pháp quyết liệt để cùng thúc đẩy dự án tái khởi động vào đầu quý IV/2014.
Tuy nhiên, đến nay không hiểu vì lý do gì, dự án vẫn bất động và ngang nhiên biến thành bãi trông giữ xe.
Theo VTC
Dự án “đất vàng” số 5 Lê Duẩn bao giờ “tái sinh”?" alt=""/>Bất chấp dân ở nhà thuê tạm bợ, dự án thành bãi giữ xe
Trước khi ly hôn cuối năm 2021, Việt Hoàn và Hoa Trần chung sống 14 năm. Họ quen nhau khi Việt Hoàn biểu diễn trong một chương trình ở Bộ Công thương - nơi Hoa Trần công tác.
Sau khi hôn nhân tan vỡ, Hoa Trần vẫn ở lại nhà cũ cùng 3 con gái. Trong khi đó, Việt Hoàn sống tại nhà vườn rộng 12.000 m2 ở Thạch Thất (Hà Nội). Ngoài thời gian đi hát, anh chăm bón cây và nuôi gia súc như một người nông dân.
Việt Hoàn mua mảnh đất 12.000 m2 ở một huyện ngoại thành Hà Nội cách đây ba năm. Từ một đồi trọc, anh cải tạo thành nhà vườn phủ kín màu xanh của hàng trăm loại cây. Nam ca sĩ nói anh giờ có cuộc sống của một người nông dân thực thụ khi ngày ngày chăm cây, nuôi gà. Gia đình anh gần như không phải mua rau vì trong vườn luôn đủ các loại rau, củ theo mùa.
Việt Hoàn nuôi khoảng 20 con gà, vịt để lấy trứng phục vụ bữa ăn hàng ngày. Nam ca sĩ vừa cười vừa kể chuyện bạn thân của anh, ca sĩ Trọng Tấn, không biết làm gì với hai quả trứng vịt lộn bỗng nhiên nở thành con nên mang đến trang trại nhờ anh nuôi hộ. Đến nay, hai chú vịt này đều đã đẻ trứng. Vợ chồng Trọng Tấn thỉnh thoảng lên thăm.
Trang trại của Việt Hoàn có hàng chục cây mít, quanh năm ra trái. Anh kể, mỗi ngày đến phòng tập để chuẩn bị cho liveshow 'Dòng sông đa tình', anh đều mang theo một trái mít để 'hối lộ' nhạc sĩ, giám đốc âm nhạc Lưu Hà An. Những người bạn từ thành phố đến chơi cũng thường được anh tặng mít mang về làm quà.
Đầu mùa đông, một góc vườn nhà Việt Hoàn đỏ rực màu hồng chín. Nam ca sĩ nói thổ nhưỡng tốt, khí hậu trong lành giúp cây trái trong vườn nhà anh phát triển rất nhanh.
Việt Hoàn cho xây dựng nhiều nhà gỗ nằm rải rác trên diện tích 12.000 m2 với đầy đủ tiện nghi để tiếp đón bạn bè từ thành phố lên chơi. Anh từng có ý định xây dựng trang trại này thành khu nghỉ dưỡng.
Lối vào từng khu nhà đều được chăm chút với những tiểu cảnh đẹp mắt. Nam ca sĩ cho biết mảnh đất trước khi cải tạo chỉ có vài cây lâu năm. Để phủ xanh diện tích này, anh mua hàng trăm loại cây gồm đào, ổi, mít, bưởi, sim, hoa phù dung... về trồng.
Ngôi nhà gỗ Việt Hoàn làm nơi sinh hoạt chính ở vị trí cao nhất và cũng có diện tích lớn nhất, có tầm nhìn bao quanh cả quả đồi và xung quanh là rất nhiều cây cam, chanh bưởi rừng tạo mùi hương dịu mát.
Việt Hoàn mua một nếp nhà cổ ở Hòa Bình, mang về làm tiểu cảnh cho khuôn viên nhà mình. Kiến trúc này đặc trưng cho nhà ở của người Bắc Bộ xưa với tường trình, cột gỗ, mái lợp tranh...
Nam ca sĩ cho xây dựng một bể bơi rộng.
Khuôn viên nhà Việt Hoàn mỗi mùa nhuộm một màu hoa.
Tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ nở vàng rực một góc vườn.
Việt Hoàn nói anh mơ ước về một nhà vườn rộng lớn, đủ chỗ dựng nhà gỗ giữa rừng, làm sân khấu cho bố thỏa mãn đam mê ca hát như thế này từ lâu nên rất mãn nguyện.
Cuộc sống ở đồi tạo cho anh nhiều cảm hứng với âm nhạc.