Theo ông Tú, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT đợt 1 năm nay thấp hơn so với năm 2020 một chút, nên dự đoán điểm chuẩn vào Trường Đại học Y Hà Nội có thể thấp hơn khoảng 0,5 điểm tuỳ từng ngành.
Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng, năm nay, Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh điều chỉnh nguyện vọng 3 lần nên các em có thêm cơ hội điều chỉnh. Tuy nhiên, theo ông Tú khi xác định học tại Trường Đại học Y Hà Nội và chọn được ngành phù hợp, có điểm tương đối cao nên kiên định với nguyện vọng để đạt được ước mơ học tập.
Ông Tú cũng khuyên thí sinh nên cân nhắc kỹ về nguyện vọng yêu thích và số điểm xét tuyển đang có để chọn ngành phù hợp chứ đừng nghĩ điểm ĐH Y Hà Nội là cao chót vót.
“Điểm cao chót vót chỉ có một số ngành như bác sĩ Y khoa, bác sĩ Răng Hàm Mặt, bác sĩ Y khoa phân hiệu Thanh Hoá. Còn các ngành khác không phải quá cao và cũng không cao hơn nhiều so với các trường khác”.
Năm nay, Trường ĐH Y Hà Nội có 2 phương án xét tuyển chính là tuyển thẳng và xét tuyển kết quả kỳ thi THPT. Hiện trường đã công bố danh sách hồ sơ 94 thí sinh được xác nhận xét tuyển thẳng, riêng ngành Y khoa có 59 hồ sơ. Thí sinh trúng diện tuyển thẳng phải nộp bản chính các giấy tờ theo yêu cầu của trường trước 17h ngày 22/8/2021.
Ngoài ra, từ ngày 29/8 – 5/9 là thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trực tuyến qua phần mềm tuyển sinh của Bộ GD-ĐT. Trường ĐH Y Hà Nội sẽ công bố điểm xét tuyển đợt 1 trước ngày 16/9 và dự kiến thí sinh sẽ xác nhận nhập học từ 24 – 26/9 (tuỳ vào tình hình dịch Covid-19 nhà trường sẽ có kế hoạch cụ thể).
DANH SÁCH 200 THÍ SINH CÓ ĐIỂM THI KHỐI B CAO NHẤT TOÀN QUỐC
![]() |
Phổ điểm khối B năm 2021 với khoảng điểm 0,25 |
“Trên 28,25 điểm mạnh dạn đăng ký Y khoa”
PGS.TS Lê Đình Tùng, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo nhận định, dựa trên phổ điểm thi tốt nghiệp lần 1, số lượng thí sinh đạt điểm cao từ 22,25 điểm trở lên giảm so với năm ngoái.
Điểm mới trong năm nay là thí sinh có thêm lựa chọn ngành Y khoa bằng cách xét điểm thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế (tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) với 40 chỉ tiêu. Khi chọn mã ngành mới này thí sinh được áp dụng các chính sách cộng điểm ưu tiên bình thường như nguyện vọng khác.
Theo thông báo ngày 22/8 nhà trường sẽ công bố danh sách thí sinh nộp chứng chỉ ngoại ngữ lên website của trường và công nhận cho những thí sinh nộp tại Sở GD-ĐT các địa phương.
Giải đáp thắc mắc của nhiều thí sinh về điểm chuẩn ngành Y khoa, ông Tùng dự đoán điểm trúng tuyển Y khoa của Y Hà Nội năm nay sẽ thấp hơn năm ngoái, nhiều khả năng thấp hơn khoảng 0,5 điểm (năm 2020 là 28,9 điểm).
“Theo chúng tôi, đối với những thí sinh có tổ hợp xét tuyển từ 28,25 điểm hay 28,3 điểm trở lên cứ “mạnh dạn” đăng ký nguyện vọng 1 Y khoa không kèm chứng chỉ quốc tế, nguyện vọng 2 là nhóm Y khoa xét tuyển có chứng chỉ quốc tế. Khả năng trúng tuyển một trong hai sẽ cao hơn”.
Ngoài ra, thí sinh thật sự mong muốn học ngành Y khoa có thể cân nhắc thêm nguyện vọng tại phân hiệu Thanh Hoá, cùng một chương trình đào tạo nhưng mức điểm chuẩn dao động thấp hơn (năm 2020 là 27,65 điểm).
BIẾN ĐỘNG ĐIỂM CHUẨN TRƯỜNG ĐH Y HÀ NỘI CÁC NĂM QUA
Trong xét tuyển năm 2021, ông Tùng cũng cho biết không áp dụng tiêu chí phụ nào mà căn cứ vào điểm của tổ hợp 3 môn. Trong trường hợp có điểm chuẩn bằng nhau thì xét đến thứ tự nguyện vọng để xác định đúng chỉ tiêu.
Đặc biệt, sau kỳ thi đợt 2, khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách đặc cách xét công nhận tốt nghiệp, nhà trường sẽ xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp, dành ra một số chỉ tiêu cho đối tượng đủ điều kiện.
Mời quý phụ huynh và thí sinh tra cứu biến động điểm chuẩn đại học trong cả nước
![]() |
Điểm chuẩn ngành Y khoa và Răng Hàm Mặt của một số trường đào tạo Y - Dược |
Theo thống kê, số thí sinh có điểm cao khối B năm 2021 như sau: Có 1 thí sinh đạt 30 điểm; 1 thí sinh đạt 29,75 điểm; 1 thí sinh đạt 29,6 điểm; 4 thí sinh đạt mức điểm 29,55; 4 thí sinh đạt mức điểm 29,5; 8 thí sinh đạt mức 29,4 điểm; 5 thí sinh đạt mức 29,35 điểm;
Có 73 thí sinh đạt mức điểm lớn hơn 29 nhưng <=30;
613 thí sinh có mức điểm lớn hơn 28 nhưng <=29;
Có 1.958 thí sinh có mức điểm lớn hơn 27 nhưng <=28;
Có 4.323 thí sinh có mức điểm lớn hơn 26 nhưng <=27;
Có 7.688 thí sinh có mức điểm lớn hơn 25 nhưng <=26.
Ngọc Linh
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Y Hà Nội đã có những biến động song vẫn luôn thuộc top đầu trong những năm qua.
" alt=""/>Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội 2021 có thể giảm khoảng 0,5 điểm306 đại biểu thiếu nhi đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” năm 2024. Ảnh: Thanh Hùng.
Tại đây, các em được vào vai đại biểu Quốc hội và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Quốc hội, Chính phủ để chất vấn, tranh luận và trả lời chất vấn các vấn đề.
Ở phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội trẻ em giả định đã tham gia phát biểu các ý kiến, nêu lên những mong muốn, nguyện vọng của các cử tri trẻ em tại địa phương với 2 vấn đề “phòng, chống bạo lực học đường” và “phòng chống tác hại của thuốc lá, chất kích thích, nhất là trong môi trường học đường”.
Dự phiên họp này, 2 bộ trưởng của Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế cũng đã trao đổi với các đại biểu trẻ em về 2 chủ đề này.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay dự phiên họp này, ông hồi hộp hơn cả cuộc họp trả lời chính thức. “Tôi cảm nhận được sự tự tin và những dấu hiệu rất đáng mừng từ phía người học mà các em đã thể hiện”, ông Sơn nói.
Ông Sơn cho hay, phiên họp giả định nhưng vấn đề mà các em chất vấn là vấn đề có thật. Các em đã hỏi và trả lời chạm đến những vấn đề rất cốt lõi, trong đó có bạo lực học đường.
Bộ trưởng Giáo dục cũng đặt một câu hỏi cho tất cả các đại biểu Quốc hội trẻ em: “Trong tất cả các bên liên quan, để thực hiện việc loại bỏ bạo lực ra khỏi học đường, ai là người có vai trò quan trọng nhất?”.
Một đại biểu “nhí” nói: “Theo em, người có vai trò quan trọng nhất để giải quyết vấn nạn bạo lực học đường là chính bản thân các bạn học sinh. Bởi nếu các bạn không dám lên tiếng, nói lên tiếng nói của mình sẽ không ai có thể giúp đỡ được các bạn”.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng: “Người cần làm nhiều việc nhất không ai khác, chính là các em. Nếu như các em học tập tốt, sống có hoài bão, có lý tưởng, biết quan tâm, chia sẻ, ắt hẳn sẽ không thực hành việc bạo lực với người khác. Nếu các em có đủ kỹ năng để có thể tự giải quyết của mình và giúp bạn giải quyết việc của các bạn, không tham gia vào bạo lực nó không có chỗ trong trường học".
Cũng theo ông Sơn, nếu học sinh biết chọn lọc thông tin, biết sử dụng mạng xã hội, bày tỏ chính kiến thì những ảnh hưởng xấu độc của xã hội cũng không có cơ hội để đến với mình.
Ông Sơn hy vọng sau khi rời phiên họp giả định này, trở về với vai trò là người thực hiện, các em cần làm nhiều việc hơn để góp phần vào việc giải quyết câu chuyện của chính mình - bạo lực học đường.
Bên cạnh đó, các thầy cô giáo, những người hiệu trưởng cần làm hết trách nhiệm với trường học của mình, phát triển văn hóa học đường, để cùng nhau từng bước đẩy lùi bạo lực, xây dựng môi trường hạnh phúc.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cũng cho hay, từ phía cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Y tế sẽ tiếp thu những ý kiến của các em để tiếp tục hoàn thiện, tham mưu cơ chế, chính sách và những giải pháp ngăn chặn thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để trình Chính phủ, Quốc hội trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội chia sẻ: "Dù nhỏ tuổi nhưng các cháu đã rất chịu khó nghiên cứu, tìm hiểu, phát biểu mạch lạc, phong thái tự tin, chững chạc. Nhiều câu hỏi đề xuất, kiến nghị giải pháp của các cháu rất xác đáng, xuất phát từ thực tiễn", ông Mẫn nói.
Ông Mẫn cho hay, Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, đoàn thể sẽ nghiên cứu những điều này trong quá trình soạn thảo, ban hành chính sách pháp luật giải quyết các vấn đề có liên quan tới trẻ em.
Ông Mẫn cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, địa phương, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội T.Ư và các bộ ban ngành liên quan quan tâm thực hiện tốt một số nội dung để làm tốt hơn nữa việc bảo vệ, giáo dục, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới.
"Tôi cũng đề nghị Bộ GD-ĐT tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo đức trong trường học. Tiên học lễ, hậu học văn. Thầy ra thầy, trò ra trò, trường ra trường, lớp ra lớp", ông Mẫn nói.