Những mẫu xe ăn khách giảm giá sâu lên đến hàng trăm triệu đồng khiến nhiều người có nhu cầu thêm động lực để sắm sửa xe mới cho gia đình.
Dưới 500 triệu đồng nên chọn mua xe ô tô nào?ẫuxegiảmgiásâubạncóthểkết quả giải bóng đá đứcNhững mẫu xe ăn khách giảm giá sâu lên đến hàng trăm triệu đồng khiến nhiều người có nhu cầu thêm động lực để sắm sửa xe mới cho gia đình.
Dưới 500 triệu đồng nên chọn mua xe ô tô nào?ẫuxegiảmgiásâubạncóthểkết quả giải bóng đá đứcÔng David Wong, Chủ tịch ASOCIO cho biết, hiện nay hơn một nửa dân số thế giới đang sống ở các thành phố. Đến năm 2050, cứ 10 người thì có 7 người sẽ sống ở các đô thị. Diện tích của các đô thị trên thế giới chỉ khoảng 2%. Tuy nhiên, các thành phố lớn chiếm đến hơn 70% lượng khí thải carbon toàn cầu và 60 đến 80% tiêu thụ năng lượng.
“Sự đô thị hóa nhanh chóng đã tạo ra thêm nhiều thách thức, chẳng hạn như sự bất bình đẳng xã hội, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm nguồn nước hay các vấn đề về sức khỏe. Chủ đề thành phố thông minh của hội nghị rất phù hợp trong bối cảnh sự phát triển toàn cầu thời kỳ hậu Covid. Làm thế nào để các thành phố trở nên có sức chống chịu tốt hơn nữa để đối phó lại với những đại dịch khác sẽ có thể xảy ra trong tương lai?”, ông David Wong chia sẻ.
Trong phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị, phát triển đô thị, thành phố thông minh đã trở thành xu thế tất yếu, động lực cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia và các vùng miền, giúp các thành phố giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa.
Đồng thời, cũng cho phép các thành phố đạt được các mục tiêu gồm: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; Quản lý đô thị tinh gọn; Bảo vệ môi trường hiệu quả; Nâng cao năng lực cạnh tranh; Cung cấp dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện; Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm.
Ở góc độ của VINASA, ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch Hiệp hội cho rằng, xây dựng đô thị thông minh đang là một nhu cầu bức thiết của các đô thị. Đại dịch Covid-19 bùng phát gần 2 năm qua đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn quá trình xây dựng, phát triển thành phố thông minh với nhiều bài toán về thu thập, quản lý dữ liệu, giải pháp phòng chống dịch, quy hoạch, vận hành và quản lý cho các tỉnh, thành phố và đặc biệt là cho giai đoạn phục hồi và phát triển như hiện nay.
“Cùng với chuyển đổi số, thành phố thông minh đang trở thành một trong những chuẩn mực để phát triển, trở thành một trong những phương thức mới của các đô thị trong kỷ nguyên thông minh hóa, giúp các đô thị tối ưu hóa các nguồn lực, phát triển bền vững, đem lại sự an toàn, tiện ích hơn cho người dân và phát triển kinh tế”, ông Khoa đánh giá.
Phát triển đô thị thông minh không thể tách rời quá trình chuyển đổi số
Đề cập đến câu chuyện phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 950 phê duyệt Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền Trung để đến năm 2030 sẽ hình thành một chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế này, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới.
![]() |
Hiện Việt Nam đang có gần 40 địa phương bắt tay vào xây dựng và phê duyệt các đề án, kế hoạch phát triển đô thị thông minh. |
Những năm gần đây, vấn đề phát triển thành phố thông minh tại Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều địa phương trên cả nước. Một số địa phương đã triển khai và đạt được kết quả ban đầu. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng đây vẫn là vấn đề mới không chỉ với Việt Nam mà cả với các quốc gia đi trước, đòi hỏi chúng ta liên tục phải tìm hiểu, trao đổi, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn cả trong nước và quốc tế trong quá trình triển khai”, Thứ trưởng nêu quan điểm.
Minh chứng cho nhận định của mình, Thứ trưởng phân tích: Đại dịch Covid-19 là một ví dụ điển hình, những thành phố đã từng được coi là thông minh nhất nhưng cũng đã bất lực, không thể bảo vệ được tính mạng và sức khỏe của người dân trước sự lây lan của dịch bệnh. Đại dịch đã cho chúng ta những bài học đắt giá để chúng ta nhìn nhận lại một cách nghiêm túc những hạn chế, tồn tại và định hướng triển khai trong tương lai.
Với vai trò quản lý nhà nước về chuyển đổi số quốc gia nói chung, trong đó có nội dung ICT cho phát triển thành phố thông minh, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã nỗ lực, tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các địa phương để thúc đẩy triển khai đô thị thông minh bền vững tại Việt Nam.
Bộ TT&TT cũng đã sớm ban hành một số văn bản hướng dẫn tạo khung pháp lý trong lĩnh vực ICT cho phát triển đô thị thông minh bao gồm Khung tham chiếu ICT, Bộ chỉ số KPI phát triển đô thị thông minh và các nội dung về ứng dụng CNTT để cung cấp các dịch vụ, tiện ích đô thị thông minh.
“Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia, chúng tôi quan niệm rằng phát triển đô thị thông minh cũng chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi đô thị, thành phố đó. Phát triển đô thị thông minh không thể tách rời mà phải gắn kết chặt chẽ với quá trình chuyển đổi số tại địa phương”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Diễn ra hoàn toàn trực tuyến trên nền tảng số từ ngày 2/11 đến ngày /11, Smart City Vietnam ASOCIO 2021 gồm 14 phiên hội thảo tập trung vào 5 chuyên đề: Chính quyền số; Bất động sản thông minh; Khu công nghiệp thông minh: Nền tảng và giải pháp số cho thành phố thông minh; Startup với thành phố thông minh. Bên cạnh các hội thảo, còn có các gian hàng triển lãm trực tuyến, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế với các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp, tổ chức ứng dụng CNTT." alt=""/>Khai mạc hội nghị cấp cao Thành phố thông minh Việt NamChảy máu bất thường
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường - điều mà rất nhiều phụ nữ thường bỏ qua. Chảy máu bất thường có thể xảy ra ở giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Nó có thể chỉ là những đốm hay vết máu nhỏ. Kỳ kinh cũng trở nên nặng nề và kéo dài hơn bình thường. Dấu hiệu chủ yếu của ung thư cổ tử cung hoặc các vấn đề khác là cháy máu âm đạo với phụ nữ đã mãn kinh.
Dịch tiết bất thường
Có một số loại dịch tiết âm đạo có thể được coi là dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung. Ví dụ, dịch tiết nhiều bất thường, màu nâu, có mùi hôi, nhuốm máu.
Đau vùng chậu
Bạn phải chịu đựng cơn đau khi giao hợp hoặc một lúc nào đó. Đây có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung.
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn cần tìm ngay tới bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu cho thấy căn bệnh đã trở nên nặng hơn:
- Vùng chậu thường xuyên đau
- Khó đi vệ sinh
- Sưng ở một hoặc cả hai chân
- Mệt mỏi
- Sút cân
Nguyên nhân mắc bệnh
Biết rõ các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư cổ tử cung là cách để ngăn chặn bệnh lây lan và trở nên nguy hiểm hơn. Bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này khi:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục lần đầu tiên khi tuổi còn trẻ
- Quan hệ tình dục với đàn ông có bạn tình bị ung thư cổ tử cung
- Hút thuốc
- Hệ thống miễn dịch bị tổn thương
- Mẹ dùng thuốc Diethylstilbestrol (DES) khi mang thai. Loại thuốc này được dùng để ngăn ngừa sẩy thai, sinh non, chảy máu và các vấn đề khác.
Hiệp hội Ung thư Mỹ cảnh báo rằng, các dấu hiệu và triệu chứng nói trên có thể do mắc những vấn đề khác mà không phải ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu có triệu chứng này, bạn hãy tới ngay bác sĩ vì ngay cả khi chỉ là một bệnh nhiễm trùng cũng cần điều trị nhanh chóng.
Xem thêm: Các bệnh phụ nữ dễ mắc phải
Thái An(Theo Davidwolfe)
" alt=""/>Ung thư cổ tử cung, 3 dấu hiệu hay bị bỏ quaĐây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 2/10.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho hay, vừa qua, UBND tỉnh Hoà Bình có văn bản đề nghị Thủ tướng cho phép sử dụng gần 48 ha đất trồng lúa để xây khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, dự kiến đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng. Dự án dự kiến được triển khai tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ do công ty TNHH một thành viên Pacific – Hoà Bình làm chủ đầu tư.
![]() |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, dự án khu du lịch tâm linh 3.000 tỷ đồng tỉnh Hoà Bình đề xuất chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét (Ảnh: VGP). |
“Chúng ta đều biết việc chuyển đổi diện tích trồng lúa trên 10ha đều phải xin ý kiến Thủ tướng, những dự án lớn như thế này phải có ý kiến tham mưu, đề xuất, đánh giá của các cơ quan bộ, ngành Trung ương” – ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, ngày 10/9/2019, VPCP đã có văn bản số 1267 chuyển đến Bộ TN&MT, Bộ NN&PTNT xem xét.
“Như vậy, dự án của tỉnh Hoà Bình hiện nay chưa đủ điều kiện để Chính phủ xem xét” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.
“Báo chí đưa thông tin như vậy rất tốt vì việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác là việc được quy định rất nghiêm ngặt” – ông Dũng nhấn mạnh.
Trước đó, như VietNamNet thông tin, tỉnh Hoà Bình có đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 48ha đất trồng lúa để xây khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô sử dụng đất sau điều chỉnh khoảng 121ha, trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng gần 48ha.
![]() |
Tỉnh Hoà Bình xin chuyển mục đích sử dụng gần 48ha đất trồng lúa để xây khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy hơn 3.000 tỷ đồng tại xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ (Ảnh: Google map). |
Quy mô vốn đầu tư dự án khoảng 3.038 tỷ đồng, trong đó khoảng 455 tỷ đồng vốn tự có của Công ty Pacific - Hòa Bình, phần còn lại khoảng 2.500 tỉ đồng sẽ được huy động và vay từ các nguồn hợp pháp.
Theo Sở Kế hoạch - đầu tư tỉnh Hòa Bình, khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy sẽ hoàn thành thủ tục pháp lý trong quý I/2020, được chia thành 4 giai đoạn xây dựng và đến tháng 3/2025 dự án sẽ chính thức đưa vào hoạt động kinh doanh, khai thác dịch vụ.
Dự án khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thuỷ đã được Bộ Quốc phòng thống nhất về địa điểm quy hoạch nhưng lưu ý không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bộ yêu cầu tỉnh Hoà Bình chỉ đạo chủ đầu tư không liên doanh, liên kết với nước ngoài, kể cả Việt kiều, không dùng người nước ngoài thực hiện dự án. Nếu thay đổi chủ đầu tư, địa phương phải có ý kiến thoả thuận của Bộ Quốc phòng.
Theo đề xuất của nhà đầu tư, khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy được chia thành 2 phân khu. Phân khu 1 diện tích sử dụng đất khoảng 81ha xây dựng tuyến cáp treo Hương Bình; đường giao thông, khuôn viên cây xanh; xây dựng công viên làng du lịch Việt Nam; xây bảo tàng nguồn cội; xây biệt thự trên núi, biệt thự ven hồ và xây dựng các công trình thương mại dịch vụ.
Phân khu 2 rộng 38,9ha xây dựng các công trình thương mại dịch vụ, xây biệt thự trên núi, biệt thự ven hồ, xây dựng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.
Sau khi đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái tâm linh Lạc Thủy dự kiến đón khoảng 10.000 lượt khách/ngày, tương đương khoảng 3.000.000 lượt khách/năm.
Hồng Khanh
Tỉnh Hoà Bình đề nghị Thủ tướng cho phép chuyển mục đích sử dụng gần 48ha đất trồng lúa để xây khu du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy, dự kiến hơn 3.000 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Pacific - Hòa Bình làm chủ đầu tư.
" alt=""/>Chính phủ chưa xem xét khu du lịch tâm linh 3.000 tỷ của Hoà Bình