Một số địa phương đã và sẽ tổ chức thi thử trong phạm vi toàn tỉnh để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên sẽ diễn ra sau một tháng nữa.
Một số địa phương đã và sẽ tổ chức thi thử trong phạm vi toàn tỉnh để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia đầu tiên sẽ diễn ra sau một tháng nữa.
Nhưng tiện lợi đến đâu thì ăn mỳ gói nhiều sẽ không đủ chất. Thực phẩm này ở một số quốc gia được coi là món ăn chơi (snacks), không thể thay thế bữa ăn dinh dưỡng.
Những hình ảnh về dân nghèo nước ta hôm nay xuất hiện nhiều thức ăn này. Lúc nhận quà từ thiện hay vạ vật trên đường hồi hương, dường như mỳ tôm đã trở thành một giải pháp cứu đói.
Thật trùng hợp khi một khảo sát vừa cho biết, người Việt Nam tiêu thụ mỳ gói lớn thứ ba toàn cầu, với hơn 7 tỷ gói mỳ ăn liền trong năm 2020. Theo Hiệp hội Mỳ ăn liền Thế giới, tăng trưởng của thị trường mỳ gói Việt Nam đạt gần 30% năm ngoái - mức tăng trưởng rất cao. Theo bình quân đầu người, Việt Nam đứng nhì thế giới khi mỗi người tiêu thụ hơn 72 gói mỳ một năm.
Nhưng có ưa chuộng đến đâu thì ăn mỳ tôm hàng tháng liên tục có lẽ cũng quá mức chịu đựng của cơ thể con người. Tệ hơn nữa, tôi thấy có người bị kẹt lại ở tâm dịch trả lời, mỳ tôm cũng không còn đủ để ăn. Đó là một trong những lý do họ phải dứt áo rời thành phố về quê.
Nhìn cảnh người mẹ trẻ mệt mỏi ngồi nhìn con ngủ bên lề đường, tôi trăn trở mãi vì xót xa và bất lực. Những người biết có chốt chặn vẫn gồng gánh rời khỏi Sài Gòn khi lệnh phong tỏa kéo dài thêm một tháng được ban bố. Phụ nữ và trẻ em nheo nhóc, hàng chục người nằm ngủ ngổn ngang trên cầu dưới đèn đêm có lẽ là tấm ảnh ghi dấu những ngày khó quên.
Khác với những lần trước, lần này cuộc hành hương dường như nỗ lực hơn bởi yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó" đã ban bố từ hơn hai tuần trước. Tất nhiên, họ sẽ gặp sự ngăn cản và giúp đỡ, nhưng là giúp quay trở lại phòng trọ, của lực lượng chức năng.
Để người dân tháo chạy về quê nghĩa là "xuất khẩu" dịch bệnh ra cả nước. Là trung tâm kinh tế lớn nhất, TP HCM thu hút về đây lực lượng lao động đến từ mọi miền đất nước. Khi người dân bỏ đi, mọi miền quê đều có thể bị lây lan dịch. Mà như vậy, giá phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Cho dù chi phí phòng chống dịch và bảo đảm an sinh của Thành phố có bị tăng cao, tôi ước tính nó vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với việc để dịch bệnh lây lan khắp nơi. Đó là chưa nói tới rủi ro quốc gia sẽ không bao giờ có đủ nguồn lực để rải mành mành ra cả nước.
Giữ người dân ở lại thành phố cũng là giữ lại nguồn nhân lực để phục hồi kinh tế sau đại dịch. Nếu để hàng triệu người dân rời bỏ trung tâm kinh tế này, chưa biết bao giờ họ mới quay trở lại. Trong lúc đó, sự phục hồi sản xuất phải được thúc đẩy tức thì ngay khi dịch lắng xuống, nếu Việt Nam không muốn bị cắt đứt hợp đồng, không muốn bị loại ra khỏi chuỗi cung ứng toàn cầu. Trong đại dịch, xuất khẩu vẫn là điểm sáng của nền kinh tế nước ta. Và xuất khẩu cũng chính là động lực quan trọng nhất để chúng ta phục hồi.
Để hàng triệu lao động ra đi còn ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế theo một góc độ khác. Tuyệt đại đa số họ sẽ về lại nông thôn. Tại quê nhà, an sinh của họ sẽ được bảo đảm nhờ vườn cây, ao cá. Nghĩa là họ trở lại với đời sống tự túc, tự cấp. Hàng triệu người sống tự túc, tự cấp thì tổng cầu sẽ giảm. Tổng cầu giảm thì tăng trưởng kinh tế khó lòng mà vực dậy được.
Những người nhập cư cần việc làm, chỗ ở, TP HCM cũng rất cần họ. Thành thị cần cả lao động có kỹ năng cho các khu công nghiệp, các xí nghiệp hiện đại, cả lao động phổ thông cho những dịch vụ giản đơn như quét rác, lau dọn nhà hàng... Thiếu họ, không chỉ sản xuất sẽ bị đình trệ mà đời sống của thành phố cũng khó có thể đầy đủ và tiện nghi.
Dù đến từ bất kỳ địa phương nào, đa số người nhập cư đều đã chọn TP HCM làm quê hương thứ hai. Họ đã "vào Nam" hay "lên Sài Gòn" không chỉ tìm việc mà còn để sinh cơ lập nghiệp, gây dựng tương lai. Em bé nằm ngủ vạ vật bên đường tôi thấy chính là công dân gốc của TP HCM, vì em được sinh ra ở thành phố này và sinh kế của cha mẹ em cũng ở đó. Theo một cách hoàn toàn tự nhiên, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã lôi cuốn cha mẹ em và hàng vạn lao động khác tới TP HCM, và có thể nơi này sẽ dung dưỡng em khôn lớn.
Nay, vì khó khăn, gia đình em và các gia đình khác lại phải rời bỏ đất hứa. Đây quả thực là một quá trình di cư ngược.
Để giữ lực lượng lao động nhập cư ở lại vùng kinh tế lớn nhất cả nước, bên cạnh việc chăm lo về y tế, bảo đảm an sinh cho họ rất quan trọng, nhất là khi nhiều người đang cảm thấy quá sức chịu đựng. Chính vì vậy, một chương trình an sinh trên diện rộng được tuyên bố rõ ràng về thời hạn mới có thể giúp họ không còn tiến thoái lưỡng nan.
Tương tự chiến lược tiêm chủng toàn dân, tôi đề xuất một chương trình an sinh trên cả nước cho tất cả những người bị mất việc làm vì dịch bệnh và kéo dài đến cuối năm 2021. Chương trình này có thể gồm các cấu phần: một khoản tiền trợ cấp ở mức sống cơ bản được phát hàng tháng; các gói thực phẩm được cấp phát theo tuần; sự tư vấn, chăm sóc y tế cả về cách thức phòng chống dịch và sức khỏe tâm thần - điều dường như ít được quan tâm thời gian qua.
Chương trình có mốc thời gian cụ thể là hết năm 2021, không riêng cho TP HCM - dù có thể thực hiện sớm nhất ở Thành phố này. Lý do không chỉ vì tình hình dịch còn phức tạp mà còn vì nếu khống chế sớm được dịch, chúng ta cũng phải có thời gian để phục hồi kinh tế.
Và quan trọng hơn, chương trình này được ban bố công khai, minh bạch các bước triển khai và thông tin đầu mối để người dân được biết, tránh chung chung như nhiều chương trình đã có. Chỉ có thông tin chi tiết và đáng tin cậy từ chính quyền mới khiến dân chúng không còn bất an. Tâm lý cộng đồng được ổn định là một "vaccine" giải bài toán dịch bệnh.
Sẽ có người hỏi, "tiền đâu ra?". Một chương trình như vậy chắc chắn đòi hỏi nguồn lực và tiếp sức của Trung ương bên cạnh sự sẵn sàng của các địa phương. Địa phương nắm chắc nhu cầu và triển khai hoạt động trợ giúp cụ thể, có thể dùng một phần ngân sách của mình. Trung ương điều phối nguồn lực của cả quốc gia để hỗ trợ từng địa phương ở mức tương ứng. Gói 26.000 tỷ đồng hiện mới phát được hơn 7.000 tỷ đồng trên cả nước có thể tích hợp vào gói này.
Tôi tin chúng ta vẫn có thể thắt lưng buộc bụng được nếu bớt đi các dự án đầu tư công nằm trong kế hoạch nhưng thực sự chưa cần thiết, các hội họp hình thức, lãng phí. Đây là lúc một nhà nước của dân, do dân và vì dân thể hiện rõ ràng nhất phẩm chất và năng lực của mình trên thực tế.
Nguyễn Sĩ Dũng
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Giữ dân cho thành phốBị làm phiền, muốn cho xong chuyện tôi cãi quấy quá: "Không, không phải của nhà tôi. Từ hôm qua tới giờ nhà tôi chưa hề vứt rác".
"Chỉ của nhà ngài thôi. Tôi đã xem trong túi rác đó. Toàn sản phẩm nhãn mác châu Á. Cả chai nước mắm có hình con cá mực to tướng. Cả chung cư này mỗi nhà ngài là người Việt Nam".
Nói đến thế thì tôi cứng họng. Chắc bà vợ tôi đêm qua trước khi đi ngủ đã vứt ẩu. Tôi đành bấm bụng xin lỗi và dù ngái ngủ cũng phải theo bà dắt chó xuống tận thùng rác moi lại túi rác của nhà, phân loại, rồi cho vào từng thùng theo đúng quy định. Từ đó với gia đình tôi bà dắt chó còn có thêm biệt danh nữa là “Cảnh sát khu vực”.
Chắc tuổi già ít ngủ, lại nuôi chó nên cứ tầm 6h sáng bà đã dậy và dắt chó đi dạo, nhân tiện quan sát tình hình khu vực như một cảnh sát thực sự. Khoảng 7-8h sáng mà bị bấm chuông thì chắc chắn là của “Cảnh sát khu vực”.
Tiếng chuông réo. Mở cửa. Một cặp mắt xanh đứng. Một cặp mắt xanh ngồi. Cặp mắt xanh đứng, nói:
"Hôm nay thứ 5. Nhân viên vệ sinh lau toàn bộ hành lang toà nhà. Đề nghị ngài cất thảm chùi chân vào trong". Cặp mắt xanh ngồi nhau nhảu sủa mấy tiếng phụ họa.
Lại chuông réo. Mở cửa. Cặp mắt xanh đứng, nói: "Cửa kho dưới tầng hầm của nhà ngài đồ chất chiếm cả đường đi chung. Đề nghị ngài thu gọn lại".
Cặp mắt xanh ngồi lại vẫn gióng đúng ba tiếng nhau nhảu vào hùa.
Khi chung cư đón thêm một đồng hương người Việt của tôi về cư ngụ, với tư cách “ma cũ” tôi cũng cảnh tỉnh người hàng xóm mới về thái độ săm soi của bà dắt chó “Cảnh sát khu vực”. Người mới dọn đến ở ngay tầng dưới nhà tôi tức là nằm đúng tuyến đường đi tuần mỗi ngày của bà dắt chó.
Một đêm tôi đi làm về nhìn thấy cửa nhà người đồng hương nham nhở vết băm bổ. Chắc chắn nhà này bị trộm cạy cửa. Tôi bấm chuông gọi. Người đồng hương mở cửa. Câu đầu tiên anh ta nói: "May quá anh ạ". Rồi hào hứng kể: "Hôm nay mà không có bà dắt chó phát hiện thì nhà em mất hết. Mà bà cụ cũng liều. Thấy chúng nó đang dùng xà beng phá cửa mà dám hô hoán, ngăn cản. Lại được con chó bé thế mà cứ lao vào cắn thành ra chúng nó bỏ chạy. Bà cụ sau đó còn gọi cảnh sát. Cảnh sát gọi cho em, em mới biết mà về".
Mấy hôm sau gặp, lại nghe cậu em hàng xóm tâm sự. Hôm vừa rồi, em bảo vợ làm nem thật ngon, rán thật giòn. Người Đức ai chẳng thích món ăn Việt này. Cả bún, cả nem còn đang nóng hôi hổi em bảo vợ mang lên biếu bà, cũng là để thay lời cảm ơn.
Bà nhìn những cái nem vàng ươm, thơm phức, hít hà ra điều thích thú rồi vui vẻ bảo: "Cô mang xuống nhà cho bọn trẻ ăn đi. Tôi biết là cô làm rất ngon nhưng tôi không thể ăn vì tôi là người ăn kiêng. Thịt thà, dầu mỡ đều không ăn được. Với lại tuổi này cũng chẳng ăn được là bao. Từ lần sau cô không phải mang gì lên nữa". Rồi bà ôm vai vợ em dịu giọng bảo: "Hàng xóm bảo vệ nhau là lẽ thường. Ai gặp chuyện đó cũng làm như tôi thôi"
Sau vụ đó tôi nhìn bà dắt chó với con mắt thiện cảm hơn hẳn.
Dịch Covid-19 bùng phát, nước Đức chủ quan nên những ngày đầu khá luống cuống. Mọi người đổ xô đi mua tích trữ hàng hoá, lương thực, thực phẩm. Trong các siêu thị khay kệ trống hoác. Không khí căng thẳng. Hai mặt hàng thiếu thốn nhất là khẩu trang và giấy Toilette. Người dân được khuyến cáo hạn chế ra đường nhất là người già. Quán xá, tiệm tùng đóng cửa. Bàn ghế chổng ngược. Đèn đóm tắt ngóm. Mới chập tối mà đường xá vắng tanh. Tối om. Trời đang tiết xuân ấm áp mà cảm giác lạnh đến rợn người.
Mấy ngày liền không thấy bà dắt chó xuất hiện. Tôi liền bảo thằng con trai: "Quân lên nhà bà dắt chó xem bà có cần giúp đỡ gì không, tiện mang tặng bà mấy cái khẩu trang vải mẹ vừa may". Mươi phút sau thằng bé hớn hở trở về: "Bà vui lắm. Bà bảo bà không biết nhà mình còn có con. Bà hỏi tên con và giới thiệu tên bà là Karin. Bà gửi lời cảm ơn bố mẹ. Nhưng khẩu trang bà không nhận vì bà có cái này rồi".
Nó móc trong túi ra cái khẩu trang bằng vải hoa. "Bà bảo cái này của bà bị rộng quai. Mẹ cắt ngắn bớt cho bà được không?". Vợ tôi cắt và may ngắn lại cái dây khẩu trang của bà. Cầm thêm một cái mới mang lên cho bà. Bà chỉ nhận lại cái cũ của mình, bảo: "Tôi cần một cái này là đủ. Những cái khác nếu thừa, cô mang cho người khác. Dịch bệnh này nhiều người cần lắm. Cầm mà không dùng phí đi".
Từ đó thi thoảng có chuông cửa, tôi ra mở, vẫn là bà dắt chó nhưng thay vì bị nhắc nhở, bà dúi cho tôi một túi nhỏ. Cặp mắt xanh không xói vào mặt tôi như mọi khi. Con chó nhỏ cũng im re, chả ho hắng lấy một tiếng. Bà nói giọng nhỏ nhẹ: "Tôi gửi cái này cho Quân".
Mở ra khi thì một cái bánh, gói kẹo. Khi thì một bịch khẩu trang, hộp găng tay. Những thứ mà mùa dịch rất quý. Kèm theo những món quà là những bức thư viết tay. Màu bút bi tím trên trang giấy trắng với nét chữ nắn nót như nét chữ học trò. Là những lời hỏi thăm ân cần của một người bà gửi thằng cháu nhỏ.
Một hôm tôi đi làm về thì bà vợ hớn hở khoe. Hôm nay em gặp bà dắt chó. Cùng đi với bà cả đoạn đường ra siêu thị. Hoá ra bà sinh cùng tháng 4 với em. Chỉ sau một tuần. Sau khi hỏi tuổi, bà cười bảo. Vậy là tôi bằng tuổi mẹ của cô. Hoá ra bà đã ngoài tám mươi. Bà có đứa con trai đang ở Tây Đức. Có thằng cháu nội bằng tuổi Quân nhà mình. Nhìn Quân là bà nhớ đến thằng cháu đang ở xa. Lâu rồi vì dịch bệnh bà cháu không gặp nhau.
Hôm sinh nhật vợ tôi. Vừa từ nhà xuống cửa, tôi gặp bà dắt con chó, chắc vừa đi siêu thị về. Tay cầm bó hoa và một túi nhỏ. Bà dúi tất cả vào tay tôi và bảo: "Ngài mang về cho vợ ngài. Chúc cô ấy tuổi mới mọi sự tốt lành". Rồi bà dịu giọng hơn: "Ngài có cô vợ rất tốt và cậu con trai thật ngoan. Hãy đối xử tốt với họ nhé". Rồi bà nheo mắt cười. Ánh mắt xanh ánh lên niềm vui.