Ông Lê Thành Nam – Giám đốc Cty VIETA Solutions Việt Nam (thuộc ETA Semiconductor) cho hay, tại doanh nghiệp này, lương của kỹ sư thiết kế chip có 1 năm kinh nghiệm khoảng 1.000 USD/tháng. Việc có ngày càng nhiều cơ sở giáo dục đào tạo về ngành bán dẫn cũng đã mở ra cơ hội bổ sung thêm nguồn lực lao động cho các công ty thiết kế chip Việt Nam.
Chia sẻ về cách trở thành một kỹ sư thiết kế chip, theo ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch hội đồng trường ĐH FPT, bên cạnh các khóa học dài hạn ở các trường đại học, những người quan tâm tới cơ hội việc làm ngành bán dẫn có thể tiếp cận các khóa dạy nghề. Các khóa học thiết kế chip của FPT Jetking đang cung cấp cơ hội tham gia vào ngành bán dẫn theo hướng đó.
Đánh giá về mức thu nhập người làm thiết kế chip, các chuyên gia đều cho rằng, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa Việt Nam và Mỹ. Tuy vậy, thiết kế chip đang là ngành có thu nhập cao tại Việt Nam nếu so với mặt bằng chung.
Theo ông Võ Xuân Hoài – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, việc mức lương người làm chip ở Việt Nam thấp hơn tại Mỹ có thể xem là một cơ hội để các doanh nghiệp công nghệ, tập đoàn bán dẫn nước ngoài đến Việt Nam thuê nhân công, đặt văn phòng đại diện, nhà máy.
Việt Nam có mối quan hệ tốt với những nhà sản xuất chip hàng đầu hiện nay như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Trong đó, Đài Loan đang có nhu cầu chuyển dịch, đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn. Vị trí địa lý cùng tiềm năng về nguồn lực trí tuệ của người Việt cũng mang đến những cơ hội cho Việt Nam.
“Trên thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp bán dẫn thông qua Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia để tìm kiếm cơ hội đầu tư”, ông Võ Xuân Hoài cho hay.
Chia sẻ tại tọa đàm thiết kế chip, ông Lê Hải Anh – Giám đốc Dolphin Technology Vietnam Center cho biết, các doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài sẽ nhìn vào chi phí và cơ hội khi quyết định có đầu tư vào Việt Nam hay không.
“Bên cạnh những cơ hội đầu tư hấp dẫn, một lợi thế của Việt Nam là có lượng lớn kỹ sư người Việt đang làm trong mảng thiết kế chip tại Mỹ, Hàn Quốc, Singapore. Chính họ sẽ góp phần giúp các tập đoàn bán dẫn toàn cầu nhìn thấy chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, qua đó gián tiếp tác động đến nhu cầu mở văn phòng, doanh nghiệp”, ông Lê Hải Anh chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Võ Hoài Xuân, ngành bán dẫn nếu muốn phát triển cần số tiền đầu tư khổng lồ. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn từ Nhà nước, đây là một thách thức với Việt Nam.
Ngành công nghiệp bán dẫn cũng cần tới những chính sách chưa từng có tiền lệ. Đây là giai đoạn quan trọng để hoàn thiện thể chế nhằm phát triển ngành bán dẫn. Song song đó, Việt Nam cần chuẩn bị cả về hạ tầng lẫn nguồn lực con người để sẵn sàng tham gia vào ngành công nghiệp này.
Khảo sát của Reuterscho thấy, các chuyên gia và nông dân, startup trong ngành cùng NGOs (tổ chức phi chính phủ) có chung nhận định công nghệ vũ trụ và dữ liệu lớn có tiềm năng đưa nông nghiệp nhảy vọt.
Dữ liệu từ Market Research Future, công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại Ấn Độ, cho thấy thị trường nông nghiệp vũ trụ toàn cầu sẽ trị giá 11,51 tỷ USD vào năm 2032, tăng từ mức 4,99 tỷ USD vào năm 2023. Mặc dù Trung Quốc chiếm thị phần lớn nhất nhưng Ấn Độ đang có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác ở châu Á-Thái Bình Dương.
Cropin, thành lập năm 2010 và được hỗ trợ bởi cả Google và Gates Foundation, gần đây đã ký một thỏa thuận với Amazon Web Services để thu thập dữ liệu vệ tinh nhằm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.
Nghiên cứu của công ty khởi nghiệp ghi nhận 92% nông dân tham gia dự án số hoá, đã tăng năng suất trung bình lên 30% và doanh thu trang trại tăng gần 27%.
Động lực mới
Deloitte cho biết trong một báo cáo rằng việc sử dụng dữ liệu vệ tinh cho bảo hiểm cây trồng và làm vườn có tiềm năng thị trường khoảng 1,35 tỷ USD trong 5 năm tới.
Ấn Độ có 2.743 công ty khởi nghiệp công nghệ nông nghiệp, nhiều công ty trong số đó kết hợp dữ liệu vệ tinh hoặc công nghệ vũ trụ khác. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản đối với việc áp dụng công nghệ vũ trụ trong nông nghiệp trên quy mô lớn.
“Nông nghiệp chưa bao giờ là lĩnh vực tiên tiến về công nghệ và nông dân thường muốn dựa vào các phương pháp truyền thống hoặc trí tuệ của tổ tiên họ”, Raghunath Reddy, Giám đốc Tập đoàn phát triển nông nghiệp Syngenta, cho biết.
Ở Ấn Độ, công nghệ nông nghiệp có tiềm năng tăng thu nhập của nông dân từ 25% đến 35%.
Đối với những người nông dân như Reddy, công nghệ nông nghiệp có nghĩa là mức sống tốt hơn. Chỉ trong vài năm, ông đã có thể mua một chiếc ô tô và một ngôi nhà mới trong thị trấn.
“Thu nhập tăng lên cũng đồng nghĩa với việc con trai tôi được giáo dục tốt hơn, nó có kế hoạch trở thành kỹ sư phần mềm ở nước ngoài, ở Mỹ hoặc London. Cuối cùng, chúng tôi muốn có một tương lai tốt hơn cho con mình”, Reddy nói.
TIN BÀI KHÁC
'Đừng tạo nên lớp người chỉ biết hưởng thụ..'
Bài văn học sinh tiểu học tả Mỹ Tâm
GS Cẩn tạ thế, cánh hạc vút bay...
" alt=""/>Hoa hậu VN ở châu Âu: 3 điều người Hung có thể học