Án sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên, phần thắng đã thuộc về nguyên đơn, Constrexim Holdings (CTX) từng tin rằng, công lý cuối cùng sẽ chiến thắng... Thế nhưng, chuyện nhìn vậy mà chưa chắc đã phải vậy.
Vừa qua, báo VietNamNetnhận được đơn kiến nghị của CTX, theo đó năm 2009, CTX ký hợp đồng với Công ty CP Mỹ Phát, chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng Olalani thành phố Đà Nẵng, với tổng giá trị là 230 tỷ đồng.
Tuy nhiên, dù đã thanh toán đến 220 tỷ theo đúng Hợp đồng nhưng Công ty Mỹ Phát không giữ đúng cam kết, vi phạm nghiêm trọng các điều khoản của hợp đồng, không bàn giao tài sản đúng thời hạn, gây thiệt hại vô cùng to lớn về kinh tế và uy tín đối với CTX.
![]() |
Dự án Olalani khiến CTX Holdings khốn đốn trong thời gian dài |
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình, CTX đã làm đơn khởi kiện Công ty Mỹ Phát ra Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng.
Trình bày tại đơn kiến nghị, CTX cho biết, tại bản án sơ thẩm ngày ngày 18/06/2014, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên buộc Công ty Mỹ Phát phải trả CTX số tiền phạt do vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại, tổng số là 44.9 tỷ đồng. Tuy vậy, tòa sơ thẩm lại không tuyên Công ty Mỹ Phát phải bàn giao tài sản đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ đỏ) cho CTX.
Tại bản án phúc thẩm ngày 08/01/2015, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng đã xét xử và tuyên buộc bị đơn là Công ty Mỹ Phát phải trả cho CTX tiền phạt và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, tổng số tiền 186 tỷ đồng và buộc Công ty Mỹ Phát phải bàn giao 57 căn hộ và 02 villa cho CTX. Bản án phúc thẩm cũng yêu cầu bị đơn phải thuê nhà quản lý tiêu chuẩn quốc tế theo đúng cam kết tại hợp đồng.
Sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực thi hành, ngày 29/05/2015 Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị, đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tạm đình chỉ thi hành bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm ngày 08/01/2015 của Tòa phúc thẩm cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán.
Để đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình (tài sản đã được cấp sổ đỏ), CTX đã nhiều lần bằng văn bản yêu cầu công ty Mỹ Phát bàn giao tài sản. Tuy nhiên, công ty Mỹ Phát thẳng thừng từ chối bàn giao với lý do “tạm đình chỉ thi hành án theo Quyết định kháng nghị”.
“Như vậy, nội dung tạm đình chỉ thi hành án trong Quyết định kháng nghị đã tạo cơ sở cho Công ty Mỹ Phát công nhiên chiếm giữ tài sản của chúng tôi để kinh doanh kiếm lời, mặc dù chính Quyết định kháng nghị đã khẳng định việc Mỹ Phát phải bàn giao tài sản cho CTX là đúng” – đơn kiến nghị của CTX viết.
Việc tạm đình chỉ thi hành án, kéo dài thời gian giải quyết vụ kiện như hiện nay không những làm tăng mức độ thiệt hại đối với tài sản nhà nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng nghìn cán bộ công nhân viên của CTX.
Câu chuyện đằng sau có còn uẩn khúc gì không? Tại sao Constrexim Holdings phải viết đơn cầu cứu đến cơ quan truyền thông?
VietNamNet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này?
Phong Vân
Dự án Olalani: “Thiên đường” hầu tòa" alt=""/>Khi doanh nghiệp xin được ra tòaMàn 'phi thân' của hai người đàn ông từ quầy bar tầng thượng khách sạn Grand Hyatt tại thành phố Nashville (Mỹ), đã khiến toàn bộ những người có mặt hoảng loạn.
" alt=""/>Hôn nhân ngọt ngào của người đàn ông mang gương mặt quỷ dữNăm 18 tuổi, khi bạn bè cùng tuổi bước vào đại học thì James Johannes Engels đã nhận bằng cử nhân ngành Cổ điển học. Đó cũng là lúc chàng trai người Mỹ quyết định trở về Việt Nam - quê hương của bà ngoại - để học tiếng Việt.
James cho biết, ban đầu em chỉ định học 2 tháng, nhưng sau đó quyết định học tiếp 1 năm, vì tiếng Việt rất thú vị. Không chỉ nổi bật với thành tích học vượt, chàng trai người Mỹ còn gây ấn tượng bởi khả năng sử dụng tốt 6 ngoại ngữ: Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Ả Rập, Hy Lạp và Latin. So với các ngôn ngữ đã biết, với James, rào cản lớn nhất khi học tiếng Việt là thanh điệu, đặc biệt là thanh hỏi. Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng, vấn đề này đã được giải quyết.
Tiến sĩ Bùi Duy Dương (phải) cho biết, khi ở Mỹ, James học tiếng Việt nhưng rất ít. Đến nay, sau gần 3 tháng nghiên cứu tại khoa Việt Nam học và tiếng Việt, trình độ tiếng Việt của James có nhiều tiến bộ. "James là người rất chịu khó, dùng từ thông minh. So với mặt bằng chung, tốc độ học của James có thể nói là xuất sắc", thầy Dương nhận định.
Tuy có vẻ ngoài thư sinh và hơi nhút nhát, nhưng anh chàng sinh năm 1996 luôn sẵn lòng tham gia các hoạt động tập thể cùng sinh viên quốc tế.
Chia sẻ với các bạn sinh viên Việt Nam và nước ngoài về bí quyết học ngoại ngữ, James cho rằng: "Nếu biết thêm một ngoại ngữ có nghĩa bạn biết thêm về một nền văn hoá. Cách học ngoại ngữ tốt nhất là luôn chăm chỉ và không bao giờ sợ sai. Nếu sợ sai, bạn sẽ không bao giờ nói được".
Dù đến Việt Nam chưa lâu, nhưng vốn từ và trải nghiệm các món ăn Hà Nội của chàng trai này rất phong phú. Nhưng khi nhắc đến mắm tôm thì James hơi nhăn mặt: "Có phải nó màu tím không ạ ? Em không thích. Mùi rất sợ"...
Do nơi ở cách trường không xa, James thường đi bộ đến lớp. "Em rất sợ tự lái xe vì không quen với giao thông Việt Nam, nhưng nếu đi bộ thì không sao. Em có thể tự sang đường được", chàng trai người Mỹ tâm sự.
Ngoài thời gian học trên lớp, anh chàng đến từ tiểu bang Michigan còn học thêm tiếng Việt bằng cách nói chuyện với người Việt. "Khi đi mua hàng, nếu em nói tiếng Việt tốt, người bán không lấy nhiều tiền", James tự rút ra kinh nghiệm khi đi mua hàng.
(Theo Thành Long/ Zing)
" alt=""/>Chàng trai Mỹ thạo 6 ngoại ngữ đến Hà Nội học tiếng Việt