Thói quen lịch sự của người Nhật được hình thành từ trong văn hóa,ườiNhậtlịchsựnhấtthếgiớtot vs mu giáo dục, và đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thường ngày.
Chủ quán Nhật 'tím mặt' nhìn thức ăn thừa của khách Việt
Thói quen lịch sự của người Nhật được hình thành từ trong văn hóa,ườiNhậtlịchsựnhấtthếgiớtot vs mu giáo dục, và đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống thường ngày.
Chủ quán Nhật 'tím mặt' nhìn thức ăn thừa của khách Việt
Hai cán bộ địa chính ở Quảng Nam đã lợi dụng chức vụ để lập khống hồ sơ giao đất cho người không có tên thật tại địa phương.
" alt=""/>Điều tra nhóm đối tượng mạo danh lãnh đạo tỉnh lừa đảo, chiếm đoạt tài sảnKhoảng tháng 11/2022, sau một chiều đi học về, cháu Đạt có biểu hiện ho, sốt và liên tục nôn. Khi ấy, ông Lân đang trong bệnh viện điều trị bệnh khớp. Từ công ty trở về, bà Thanh vội vã đưa con đến Bệnh viện Nhi Thanh Hoá thăm khám. Tại đây, bác sĩ đưa ra kết luận khiến ông bà rụng rời, Đạt có một khối u trong não.
“Tưởng con ho, sốt bình thường, không ngờ lại mắc bệnh hiểm nghèo khiến vợ chồng tôi suy sụp. Lúc nghe vợ gọi, tôi đang ở bệnh viện, chẳng nghĩ được gì, vội bỏ điều trị để sang với con. Thấy con cứ liên tục khóc, nôn, tôi già 2 thứ tóc vẫn khóc hu hu", ông Lân buồn bã nhớ lại.
Trong nhà chẳng còn đồng nào, bản thân cũng đang mang bệnh cần chữa, ông vẫn chẳng quan tâm, chạy đi khắp nhà người thân, quen hỏi vay tiền đưa con ra Hà Nội.
Thế nhưng việc vay mượn vốn chẳng mấy dễ dàng. Nhiều năm qua, ông đã vay khắp nơi, nợ cũ còn chưa trả hết. May thay anh em, hàng xóm vẫn rủ lòng thương, tìm cách xoay sở cho gia đình ông Lân mượn chút tiền cứu chữa cho cháu Đạt. Sau hai lần mổ cắt khối u ở Bệnh viện Việt Đức, hiện Đạt được chuyển sang điều trị tại Bệnh viện K Tân Triều.
Từ lúc tập trung lo cho con, sức khoẻ ông Lân ngày càng suy kiệt. Bệnh tật chữa dang dở, tuổi cũng đã cao, ông vẫn không dám nghĩ cho mình vì muốn dành dụm tiền lo cho con. Bà Thanh vốn là trụ cột kinh tế duy nhất cũng phải xin nghỉ làm, theo chồng con ra Hà Nội.
"Chúng tôi ở ngoài này nhưng chỉ được một người vào chăm cháu, một người ở ngoài để nếu cần gì thì gọi. Hơn 1 tháng nằm đây, cũng may có nhiều đoàn từ thiện đến phát cơm, cháo miễn phí, chịu khó xếp hàng xin đỡ được khoản ăn uống", ông nói.
Điều khiến ông Lân lo nhất lúc này là đợt xạ của con còn hơn 1 tháng nữa mới xong. Tuy nhiên, khoản tiền 200 triệu đồng vay mượn từ đầu đã hết sạch. Thời gian tới, vợ chồng ông không biết phải xoay sở thế nào để tiếp tục cùng con "chiến đấu" với căn bệnh. Chứng kiến đứa trẻ non nớt vật vã, đau đớn, mắt ông đỏ hoe bởi "lực bất tòng tâm".
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hà Lai cho biết, hoàn cảnh của gia đình ông Lân thực sự rất đáng thương. Khi phát hiện cháu Đạt bị u não, chính quyền địa phương cũng đã kêu gọi các tổ chức, đoàn thể hỗ trợ cho gia đình được hơn 20 triệu đồng.
“Chi phí chữa bệnh của Đạt như hiện nay đang vượt tầm kiểm soát của gia đình ông Lân. Để cháu có thể vượt qua được bạo bệnh, rất cần đến sự quan tâm, chung tay của các nhà hảo tâm”, ông Tuyên kêu gọi.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Ông Hoàng Đăng Lân, thôn Phú Thọ, xã Hà Lai, huyện Hà Trung, Thanh Hoá. SĐT 0384427930. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2023.059(em Hoàng Tiến Đạt) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản:114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Theo Abbott, dòng thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân mới này giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bản thân và có các biện pháp chăm sóc sức khỏe kịp thời. Công nghệ mới nàycungx sẽ mở rộng nền tảng công nghệ cảm biến của Abbott, vốn đã được công ty tiên phong phát triển cho người mắc đái tháo đường từ năm 2014.
Ông Robert B. Ford, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Abbott cho biết: “Chúng tôi sử dụng sức mạnh của công nghệ để số hóa và cá nhân hóa việc chăm sóc sức khỏe, mở rộng tiếp cận chăm sóc sức khỏe cho nhiều người, tạo ra ngôn ngữ chung giữa bạn và bác sĩ của bạn - giúp bạn nắm giữ việc kiểm soát sức khỏe bản thân một cách chủ động hơn và tốt hơn. Chúng tôi đang tạo ra một tương lai mà việc chăm sóc sức khỏe cho bạn và những người thân yêu của bạn được cá nhân hóa và chính xác hơn. Tương lai đó đang được hiện thực hóa, và tiềm năng của nó thực sự đáng kinh ngạc".
Trước đó, hệ thống đo và theo dõi glucose FreeStyle Libre của Abbott đã giúp hơn 3 triệu người trên toàn thế giới liên tục theo dõi chỉ số glucose nhờ một cảm biến nhỏ đeo ở mặt sau cánh tay. Năm 2019, hệ thống FreeStyle Libre đã được trao giải thưởng Prix Galien Hoa Kỳ cho “Công nghệ Y khoa Tiên tiến nhất”.
![]() |
Hệ thống FreeStyle Libre của Abbott giúp những người mắc đái tháo đường đo và theo dõi mức glucose nhanh chóng mà không trích máu ngón tay |
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF), có đến 463 triệu người trưởng thành (độ tuổi 20 - 79) trên thế giới mắc đái tháo đường, tức cứ 11 người trưởng thành thì có một người phải chung sống với đái tháo đường. Tuy vậy, gần một nửa trong số họ chưa được chẩn đoán. Tại Việt Nam, số người mắc đái tháo đường được dự báo sẽ tăng nhanh từ 3,8 triệu người lên đến 6,3 triệu người vào năm 2045. Sự ra mắt của FreeStyle Libre góp phần hỗ trợ đắc lực người mắc đái tháo đường quản lý sức khỏe, nhất là trong bối cảnh tình trạng hậu Covid-19 đang ảnh hưởng đến ngày càng nhiều bệnh nhân trong đó có các bệnh nhân với bệnh lý nền.
Không chỉ đi đầu trong việc định hình tương lai của việc chăm sóc đái tháo đường, Abbott còn được công nhận vì những nỗ lực đổi mới nhằm cải thiện cuộc sống, bao gồm cả việc thay đổi công tác phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm.
Còn ống động mạch là một trong bốn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất, bên cạnh đái tháo đường, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính. Sáng chế đột phá Amplatzer Piccolo Occluder của Abbott là thiết bị giúp điều trị còn ống động mạch (PDA) ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh. Amplatzer Piccolo Occluder vốn được phát triển cho người lớn, được các nhà khoa học và kỹ sư của Abbott nghiên cứu để áp dụng công nghệ đột phá này trong điều trị cho trẻ sinh non. Thiết bị Amplatzer Piccolo Occluder, với kích thước chỉ bằng một hạt đậu, có thể giúp bác sĩ đóng lỗ hổng trong trái tim của trẻ sơ sinh để điều trị còn ống động mạch.
![]() |
Sáng chế đột phá Amplatzer Piccolo Occluder của Abbott được nêu tên ở vòng chung cuộc bình chọn những ý tưởng thay đổi thế giới trong lĩnh vực Sức khỏe của Fast Company, tạp chí công nghệ và truyền thông kỹ thuật số uy tín trên thế giới. Ý tưởng thay đổi thế giới là một trong những giải thưởng lớn hàng năm của Fast Company, tập trung vào những ý tưởng và sự đổi mới mang lại lợi ích cho xã hội. Amplatzer Piccolo Occluder hiện đã có mặt tại Việt Nam.
Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2015-2025 của Việt Nam nêu rõ, các giải pháp trọng tâm bao gồm đẩy mạnh công tác dự phòng, tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu để giảm các yếu tố nguy cơ, tăng tỷ lệ phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Abbott đã và đang liên tục mang đến những cải tiến và công nghệ mới nhất với mục đích giúp mọi người có cuộc sống trọn vẹn hơn nhờ có sức khỏe tốt hơn.
Ngọc Minh
" alt=""/>Abbott nghiên cứu công nghệ chăm sóc sức khỏe trong tương lai