Ông Pierre Bonnet, CO - founder Orchestra Networks
Orchestra từng là công ty khởi nghiệp nhưng giờ đã trở thành công ty toàn cầu chuyên về giải pháp quản lý dữ liệu. Khi mới khởi nghiệp, Orchestra có gặp khó khăn gì không? Cách ông vượt qua khó khăn này thế nào?
Chúng tôi thành lập công ty năm 2000, Orchestra Networks đã được xác định giá trị cốt lõi là quản lý dữ liệu. Nhưng vào thời điểm đó mức độ tăng trưởng của thị trường rất hạn chế. Một vài tháng sau khi chúng tôi thành lập công ty, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán do bong bóng Internet đã "đóng băng" hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới mất vài năm.
Orchestra Networks đã bắt đầu hành trình bằng việc tập trung nguồn lực vào việc phát triển phiên bản đầu tiên của sản phẩm, góp phần hỗ trợ một số khách hàng đầu tiên của mình trong việc chuẩn bị hoạt động của họ cho giai đoạn sau khủng hoảng. Trong 5 năm đầu, Orchestra Networks là một công ty khởi nghiệp với khả năng tài chính hạn chế, tập trung vào một đội ngũ kỹ sư phần mềm tinh gọn để xây dựng ngay từ đầu một nền tảng quản lý dữ liệu vững chắc. Sau 5 năm nỗ lực, công nghệ của chúng tôi cuối cùng đã được thị trường đón nhận và được các nhà phân tích cũng như khách hàng đặt tên là “Master Data Management” (MDM), từ đó chúng tôi hoàn toàn chú tâm vào công nghệ này.
Trong quá trình phát triển công ty, thời điểm nào các ông quyết định để Orchestra Networks chuyển từ Start up sang Smart up?
Chúng tôi đã phải trải qua 2 giai đoạn khởi nghiệp. Trong 5 năm đầu (2000-2005), công ty bắt đầu làm việc với một số khách hàng đầu tiên và tập trung đầu tư chủ yếu cho phát triển phần mềm. Giai đoạn khởi nghiệp thứ hai nằm ở giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, khi đó chúng tôi bắt đầu được thị trường và các tổ chức phân tích uy tín như Gartner công nhận. Thời điểm đó, chúng tôi đầu tư toàn bộ lợi nhuận vào việc để củng cố đội ngũ kỹ thuật và tiếp thị giải pháp của mình ở thị trường Pháp và Châu Âu.
Từ năm 2010, công ty chuyển sang giai đoạn ‘Smart up’ bằng cách tăng cường khả năng thương mại và tiếp thị của mình đồng thời tiếp tục mở rộng sang thị trường Mỹ. Hiện nay, sản phẩm của chúng tôi được các hãng phân tích xếp hạng trong nhóm dẫn đầu thế giới về Quản Trị Dữ Liệu (Data Management and Data Governance) và chúng tôi đang thực hiện một bước chuyển đổi mới từ Smart up thành “Doanh nghiệp bền vững”, một công ty với tầm nhìn dài hạn với nền tảng vững chắc cho thế hệ tương lai.
Cho đến thời điểm này, các ông đã phát triển thành doanh nghiệp toàn cầu với hơn 200 khách hàng lớn trên toàn thế giới. Vậy giá trị lớn nhất mà Orchestra Networks mang đến cho khách hàng là gì bằng giải pháp của mình?
Orchestra Networks hoạt động thuần túy trong lĩnh vực quản trị dữ liệu. Chúng tôi cung cấp cho thị trường một giải pháp "tất cả trong một" để quản lý và áp dụng các quy trình quản trị trên dữ liệu của khách hàng. Phần mềm của chúng tôi mang đến tất cả các tính năng hỗ trợ người sử dụng bao gồm: mô hình hóa dữ liệu, tạo dữ liệu, tìm kiếm thông tin, kiểm tra dữ liệu, kiểm soát chất lượng, phân tích dữ liệu, quy trình phê duyệt dữ liệu, v.v. Giải pháp được dựa trên cách tiếp cận mô hình dữ liệu sáng tạo được gọi là "model driven - định hướng mô hình". Điều này có nghĩa là từ một mô hình dữ liệu, tất cả các tính năng của nền tảng có thể được tự động sinh ra để cung cấp giải pháp sẵn sàng cho người dùng cuối. Như vậy, các doanh nghiệp và người quản lý không cần có kỹ năng lập trình cụ thể nào khi thiết lập cách sử dụng chung cho quản trị dữ liệu ở doanh nghiệp, tổ chức của mình. Sau đó, một API (Application Program Interface) phong phú (microservices) sẽ cho phép thích ứng phần mềm phù hợp với tình hình của từng tổ chức và công ty. Phương pháp tiếp cận theo mô hình này cũng rất quan trọng để tránh bất kỳ biến động lớn cho hệ thống thông tin của khách hàng.
Trên thực tế, các công ty lớn như Citibạnk, Paramount, TechnipFMC, United Technology, Burger King… đã sử dụng giải pháp này của chúng tôi mà không gây biến động lớn nào cho hệ thống thông tin của họ. Điều này cho thấy, việc triển khai quản lý và quản trị dữ liệu tăng dần và linh hoạt vô cùng cần thiết cho các tổ chức doanh nghiệp trong quá trình số hóa. Nhờ vào quy trình kỹ thuật “định hướng mô hình”, mô hình dữ liệu có thể trở nên phong phú thêm theo thời gian. Đây là điểm mạnh lớn của giải pháp của chúng tôi mà rất ít doanh nghiệp nào trên thị trường cung cấp được.
" alt=""/>'Quản trị dữ liệu là thách thức với các doanh nghiệp trong cách mạng 4.0'Cuối tuần vừa rồi, Lorenzo đã sử dụng Giallo Zafferano - một ứng dụng nấu ăn đáng tin cậy trên iPhone, để tra cứu công thức nấu ăn mà anh đang cần. Đột nhiên, một khung thông báo xuất hiện trên màn hình yêu cầu anh nhập mật khẩu Apple ID của mình. Cảm thấy không ổn, anh đã lập tức tắt khung thông báo đó đi.
Điều này thực sự rất đáng lo ngại khi mà người dùng bất ngờ bị yêu cầu tiết lộ một trong những loại mật khẩu nhạy cảm, quan trọng bậc nhất của mình tại một thời điểm bất kỳ như vậy. Felix Krause, một lập trình viên iOS đồng thời cũng là nhà sáng lập Fastlane, đã phát hiện ra rằng các hacker có thể dễ dàng tạo ra những khung thông báo giả mạo để lừa người dùng cung cấp mật khẩu của họ cho bọn chúng.
Cụ thể, Klause cho biết: “Điều này đơn giản đến mức chỉ cần chưa đến 30 dòng code là đã có thể thực hiện được rồi”. Trong một bài blog tương đối dài đăng tải vào ngày thứ Ba vừa qua, Klause đã cảnh báo rằng người dùng sẽ rất dễ bị lừa bởi phương thức này. Sau rất nhiều năm sử dụng iPhone, họ đã hình thành thói quen tự động nhập mật khẩu Apple ID của mình mỗi khi khung thông báo tương tự xuất hiện mà không cần suy nghĩ nhiều.
Hiện tại, chưa có bằng chứng nào cho thấy các hacker hay thậm chí là các lập trình viên đã thực sự thực hiện điều này, nhưng đó chỉ là bề nổi mà thôi, sự thật đằng sau vẫn còn là một bí ẩn lớn. Dưới đây là hình ảnh của khung thông báo chuẩn và khung thông báo giả mạo do Krause tạo ra với mục đích thử nghiệm. Và như các bạn cũng thấy, rất khó để phát hiện điểm khác biệt giữa hai bức ảnh này.
Trên Twitter, Will Strafach - một lập trình viên kiêm hacker iOS có tiếng, cũng đã bày tỏ sự lo ngại về vấn đề trên: “Thật đáng sợ khi nghĩ rằng chỉ cần sử dụng một khung thông báo đơn giản trên màn hình hiển thị thôi là đã có thể thuyết phục người khác nhập mật khẩu của họ vào rồi”.
Nếu bạn gặp phải tình trạng tương tự, hãy làm theo lời khuyên của Krause để kiểm tra xem liệu tài khoản của bạn có đang nằm trong tầm ngắm của các hacker hay không. Khi khung thông báo xuất hiện khi bạn mở một ứng dụng bất kỳ, hãy lập tức nhấn phím Home, lúc này sẽ có hai trường hợp xảy ra. Nếu ứng dụng cùng khung thông báo vẫn còn đó thì đó là yêu cầu nhập mật khẩu hợp pháp. Còn ngược lại, nếu cả ứng dụng và khung thông báo đều biến mất, thì hãy coi chừng!
Để đề phòng những tình huống như vậy xảy ra, Krause cũng khuyên bạn không nên hành động liều lĩnh, mà thay vào đó hãy nhập các thông tin xác thực trong phần Cài đặt. Đồng thời, lập trình viên này cho biết Apple nên loại bỏ những hộp thoại thông báo đi và tập cho người dùng thói quen sử dụng phần Cài đặt của máy nhiều hơn. Như vậy sẽ giúp giảm bớt nguy cơ về bảo mật.
Krause chia sẻ: “Tốt nhất là hãy luôn tắt các khung thông báo đi, mở phần Cài đặt ra và nhập mật khẩu của bạn ở đó”. Tất nhiên là Apple cũng có khả năng nhận diện các ứng dụng độc hại sử dụng thủ đoạn trên, nhưng Krause cảnh báo rằng đây chỉ là một trong những phương pháp tấn công của hacker mà thôi.
Trong bài viết blog của mình, Krause còn tiết lộ thêm: “Sau khi ứng dụng được Apple thông qua, các lập trình viên hoàn toàn có thể viết hoặc chạy thêm một số code nhất định trong ứng dụng ấy”. Và sau đó, ông liệt kê ra hàng loạt phương pháp có thể được sử dụng để tạo ra những khung thông báo giả mạo. Mặc dù AppStore có tính năng loại bỏ các ứng dụng độc hại tương đối hiệu quả nhưng tạo ra hộp thoại giả là một bước khá phổ biến và dễ dàng trong lập trình iOS.
Krause cho biết: “Tạo ra khung thông báo giống như hộp thoại "chính hãng" thực sự rất đơn giản. Thậm chí Apple còn đưa nó vào làm ví dụ trong tài liệu hướng dẫn của mình, không hề cần đến những loại code bí mật nào cả. Và mặc dù quá trình xem xét ứng dụng cũng cung cấp một bộ lọc tương đối an toàn, các cá nhân và tổ chức với ý đồ xấu hoàn toàn có thể tìm cách khác vượt qua những hạn chế của bất cứ nền tảng lập trình nào”.
Dù sao thì cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ bị lừa mất tài khoản là hãy bật tính năng xác thực hai yếu tố (two-factor authentication) trên Apple ID của mình.
Hiện tại, Apple vẫn chưa lên tiếng trước thông tin trên.
Theo GenK
" alt=""/>Hacker giả mạo box đăng nhập trên iOS để lấy cắp mật khẩuUncharted Waters Online dựa trên dòng game offline nổi tiếng Uncharted Waters, lấy bối cảnh Châu Âu thế kỷ 15 – 17 hay còn gọi là Thời kỳ Khai Phá, các quốc gia hùng mạnh đua nhau tiến ra biển khơi, đi tìm những vùng đất màu mỡ.
Tham gia vào game, bạn sẽ được chọn lựa 1 trong 6 nước: Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Venice để bắt đầu tham gia vào game. Sau khi lựa chọn thế lực gia nhập, người chơi sẽ tiếp tục bắt đầu game với việc lựa chọn 1 trong 3 nghề là Nhà Thám Hiểm, Thương Gia và Nhà Quân Sự.
Bên cạnh việc lái thuyền khám phá đại dương, người chơi còn có thể trang bị thêm vũ khí (pháo) cùng các loại vật dụng khác cho chiến thuyền của mình. Với những chiến thuyền càng lớn, người chơi càng có thể trang bị thêm nhiều khẩu pháo để tăng sức mạnh.
Combat trên biển chỉ là một phần gameplay trong Uncharted Waters Online, khi người chơi sẽ còn được tham gia vào các hoạt động khác nhưu buôn bán, trao đổi hàng hóa từ vùng này sang vùng khác.
Nhìn chung, với lối chơi khá thú vị khi xen lẫn cả phần chơi lái tàu, buôn bán, quản lý bên cạnh những phần chơi nhập vai,Uncharted Waters Onlinexứng đáng là một tựa game rất đáng chơi thử, dù rằng tuổi đời đã khá cao.
Theo GameK
" alt=""/>Game thuỷ chiến Uncharted Waters Online bất ngờ được hồi sinh, mở cửa miễn phí