Những người mắc bệnh tiểu đường về cơ bản có 3 triệu chứng điển hình, đi tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều thực phẩm. Những người bị bệnh tiểu đường để tránh đi tiểu nhiều nên nhiều người lựa chọn khống chế lượng nước đi vào cơ thể.
Tuy nhiên, với những người mắc bệnh này việc uống nhiều nước lại là biểu hiện của sự tự bảo vệ. Nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.
Các chuyên gia nhắc nhở rằng đặc biệt là vào mùa hè, cơ thể con người đổ mồ hôi nhiều. Nếu người mắc bệnh tiểu đường vẫn hạn chế uống nước, có thể dẫn đến các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Thời gian dài thiếu nước, cũng có thể là do máu trong cơ thể đặc, dẫn đến bệnh mạch máu do tiểu đường.
2. Uống ngụm nước lớn trong một hơi: phá hủy tim
Thời tiết nóng, rất nhiều người thích uống ngụm nước lớn, có khi một lần uống hết nửa chai nước. Cách uống nước như vậy sẽ nhanh chóng làm tăng lưu lượng máu, dẫn đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng, rất có khả năng gây suy tim.
Hơn nữa, sau khi máu được pha loãng với một lượng nước lớn, nồng độ chất điện giải biến đổi thấp, tại thời điểm này, nước dễ dàng xâm nhập vào các tế bào theo sự khuếch tán, khiến các tế bào bị phù, gây ngộ độc nước, hạ natri máu.
Nếu bạn uống nước lạnh, vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Một người có chức năng tim không tốt, dưới sự kích thích của lượng lớn nước lạnh sẽ làm tăng nhịp tim và tăng mức tiêu thụ oxy của tim, có thể gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực.
3. Đợi khát mới uống nước: phá hủy thận
Khi cơ thể mất 1 - 2% lượng nước sẽ có cảm giác khát, lúc này nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên đe dọa sức khỏe của thận, dễ gây ra sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu và các bệnh khác.
Cách uống nước lành mạnh:
1. Uống nước ấm buổi sáng
Cốc nước đầu tiên vào buổi sáng tốt cho sức khỏe nhất chính là nước ấm nhưng hãy nhớ nên đánh răng trước rồi mới uống nước. Vì sau cả đêm, dư lượng thức ăn còn sót lại trên răng sẽ được kết hợp với muối canxi trong nước bọt, kết tủa, về lâu về dài sẽ hình thành các mảng bám và vi khuẩn trên răng. Uống nước mà không đánh răng có thể dễ dàng đưa những vi khuẩn này vào cơ thể.
2. Đừng chờ khát mới uống
Uống nước cũng được chia thành uống nước chủ động và thụ động, rất nhiều người uống nước thụ động, chỉ khi cảm thấy khát mới uống nước, nhưng thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm tăng độ nhớt của máu và gây ra các bệnh về tim mạch và mạch máu não. Tốt nhất là mọi người nên chủ động uống nước, thỉnh thoảng nhấp 1,2 ngụm nước, chia nhiều lần trong ngày.
3. Ba cốc nước chính trong 1 ngày
- Thức dậy uống một ly nước: Sau một đêm ngủ, cơ thể con người đã bắt đầu thiếu nước, vì vậy mọi người có thể uống 100 ~ 250ml nước sau khi thức dậy, có thể giúp thận và gan giải độc và tăng cường chức năng tiêu hóa.
- Trước khi đi ngủ uống một cốc nước nhỏ: Uống nửa cốc nước khoảng 0,5 đến 1 giờ trước khi đi ngủ để giúp ngăn ngừa đột quỵ.
- Một ly nước nhỏ vào ban đêm: Tốt nhất là đặt một cốc nước cạnh giường. Nếu bạn thức dậy vào giữa đêm, có thể uống một ngụm nhỏ.
4. Uống ít nước đá
Theo các chuyên gia, nước có lợi cho sức khỏe trong mùa hè là nước ấm. Tốt nhất là uống ít hoặc không uống nước đá, đặc biệt là những người vừa tập thể dục hoặc lao động nặng. Sau khi tập thể dục, nhịp tim tăng cao, telangiectasia bị giãn, nếu ngay lập tức uống nước, đặc biệt là đồ uống lạnh, dễ gây tổn thương cho tim, lá lách và thận, thậm chí gây tử vong.
Hà Vũ (Dịch theo Sohu)
Bia là thức uống giải khát yêu thích của mọi người, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tránh những điều sau để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
" alt=""/>Uống nước sai cách kiểu này sẽ dần phá hủy tim, thận và đường huyếtGia đình có ngôi nhà bị sập một phần may mắn không bị thương và không ở nhà lúc xảy ra vụ việc. Hình ảnh gây sốc cho thấy một căn phòng với toàn bộ tường bị đổ, 2 tủ quần áo vẫn còn và các va li còn nằm trên tủ.
![]() |
Một phần nhà đổ sập hoàn toàn để lộ tài sản trong nhà. |
Hai trong số các phòng ngủ và nhà bếp bị phá hủy do một phần nhà bị đổ. Nhiều đồ đạc bị văng ra đường hoặc nằm dưới đống gạch vụn đổ nát.
Laura Evans, 33 tuổi là hàng xóm cho hay: "Tôi nghe thấy tiếng động lớn như một quả bom phát nổ và thấy bụi bay lên trời, thật đáng sợ".
Hiện trường ngôi nhà sau khi một phần bị đổ sập xuống. |
Gia đình có một phần nhà bị đổ sập đã chuyển tới khách sạn để sống và trong tình trạng lo lắng. "Đó là sự việc gây sốc và không ai chịu trách nhiệm về vụ việc", chủ nhà nói.
Chủ nhà không biết căn nhà được bảo hiểm những gì và nhà thầu công trình bên cạnh không đứng ra nhận trách nhiệm về gây ra sự việc. Một người bạn của chủ nhà cho hay ngôi nhà không được bảo hiểm vì gia đình đang ở thuê. Vì không mấy người thuê nghĩ đến cơ sự thế này.
Người phát ngôn của hội đồng địa phương cho biết, các nhân viên có chức trách đã đến căn nhà sau khi nhận được thông báo. Nhân viên cơ quan này đã họp với kỹ sư xây dựng để đánh giá tình trạng của căn nhà. Nhà chức trách cũng đảm bảo để không có kẻ gian đột nhập lấy cắp tài sản khi một phần nhà không còn.
![]() |
Bên cạnh ngôi nhà là công trường vừa được xây dựng từ vài tuần trước. |
Lisa Anslow - người sống đối diện với ngôi nhà bị sập một phần cho biết, bên cạnh ngôi nhà này từng là chỗ để xe ô tô. Nhà thầu bắt đầu xây dựng trong vài tuần trước khi xảy ra sự việc. Nhiều người dự đoán một căn nhà đang được xây dựng tại vị trí đất bên cạnh.
Lisa không nghe thấy âm thanh như bom nổ nhưng một phần nhà sập sau 22h. Cô cho hay nhìn thấy một đám bụi phủ kín đường phố. Hàng xóm của chủ nhà lo lắng các tài sản bên trong sẽ bị rơi, đổ vì phần tường đằng sau đã đổ sập.
Tố Quyên (Theo The Sun)
- Tòa chung cư đã xây gần 30 năm đột ngột bật móng rồi nghiêng sang một bên, may mắn cư dân đã được sơ tán.
" alt=""/>Sau tiếng động lớn như bom, nửa ngôi nhà bỗng chốc đổ sậpĐảng, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách nhằm không ngừng củng cố, hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế cơ sở, như Chỉ thị số 06-CT/TW năm 2002 về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa IX, Nghị quyết 20-NQ/TW năm 2017 tại Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII…
Trong những năm qua, hệ thống chính trị nói chung và ngành y tế nói riêng đã có rất nhiều nỗ lực để phát triển y tế cơ sở thực sự là "người gác cổng" đáng tin cậy của người dân. Mạng lưới y tế cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe liên tục, lâu dài, góp phần giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tuổi thọ trung bình tăng từ 71,3 năm 2002 lên 73,6 năm 2022, cao hơn trung bình thế giới (73) và nhiều nước có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương. Chỉ số bao phủ dịch vụ y tế thiết yếu của Việt Nam năm 2020 đạt 70/100 điểm, cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (61 điểm) và của toàn cầu (67 điểm).
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Việt Nam được quốc tế đánh giá cao trong thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Có được những thành tựu quan trọng như vậy là có sự đóng góp rất lớn của mạng lưới y tế cơ sở...
“Y tế cơ sở quan trọng vì đó là nơi dễ tiếp cận với chi phí thấp, công bằng xã hội, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên”, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định. Thực tế, y tế cơ sở hiện đảm bảo khoảng 70% nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Tiến tới mọi người dân được bình đẳng trong thụ hưởng dịch vụ y tế thuận tiện, có chất lượng
Đầu tư cho y tế cơ sở ngoài cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, chất lượng nhân lực kèm chuyên môn kỹ thuật là yếu tố “cần và đủ” để người dân yên tâm tin tưởng, lựa chọn và gắn bó.
Để ổn định nguồn nhân lực phục vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân được tốt, tiến tới mọi người dân được bình đẳng trong việc thụ hưởng dịch vụ y tế thuận tiện và có chất lượng, ngành y tế đã có nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng thiếu nguồn bác sĩ tại các cơ sở y tế tuyến dưới như kết hợp quân dân y, đề án 1816, bệnh viện vệ tinh, Dự án 585...
Các bệnh viện lớn như Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai,... ký kết thỏa thuận hỗ trợ các địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Nam Định... Nhờ đó, nhiều kỹ thuật mới được đào tạo, chuyển giao và triển khai thành thường quy, nhiều ca bệnh khó không phải chuyển tuyến, người dân được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở.
Đặc biệt những năm gần đây, việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khám chữa bệnh tại tuyến y tế cơ sở đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân nơi vùng sâu, vùng xa được tư vấn, tiếp cận và hưởng lợi về chất lượng chăm sóc, điều trị.
Công nghệ hiện đại cũng đã dần xóa đi rào cản về địa lý, tạo ra mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến, hỗ trợ chuyên môn và đánh dấu bước tiến quan trọng trong nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân ở những vùng khó khăn.
Tại các tuyến y tế cơ sở, từ khi triển khai chương trình khám chữa bệnh từ xa (telemedicine, telehealth), các y sĩ, bác sĩ được tham dự giao ban chuyên môn hằng ngày với bệnh viện tuyến tỉnh, thậm chí được hỗ trợ chuyên môn kịp thời từ các bác sĩ bệnh viện tuyến Trung ương. Từ đó giúp các y sĩ, bác sĩ tuyến cơ sở trao đổi chuyên môn, nâng cao kinh nghiệm trong điều trị cho người bệnh, giúp người dân tin tưởng, yên tâm khám chữa bệnh ngay tại địa phương.
Nhìn nhận khách quan, bên cạnh kết quả đạt được, công tác y tế cơ sở thời gian qua còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, đặc biệt, 3 năm đại dịch Covid-19, hệ thống y tế cơ sở bộc lộ rõ rệt nhiều điểm yếu rất cần khắc phục nhanh chóng. Dù nhân lực y tế cơ sở, y tế dự phòng tuy đã được củng cố song vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn.
Đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng thực tế còn chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với quan điểm “y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng”. Vì thế, để phát huy tối đa nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân trong tình hình mới trên tinh thần bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trước hết, trên hết, cần đầu tư nhân lực, vật lực, tài lực để phát triển hệ thống y tế cơ sở, tiến tới một nền y tế Việt Nam công bằng và hiệu quả.
" alt=""/>Đầu tư nhân lực y tế cơ sở, đảm bảo quyền bình đẳng trong khám chữa bệnh