Theo đó, ngày 28/2/2008, Dương bị TAND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) xử phạt 5 năm tù giam về tội “Cướp giật tài sản” và đi thụ án tại trại giam Thanh Lâm – Bộ Công an ở Thanh Hóa. Dù đang thi hành án trong trại nhưng không hiểu bằng cách nào anh ta có ma túy trong người và bị phát hiện. Sau đó, Dương bị TAND huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa xử phạt 7 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy". Tổng hợp hình phạt 2 bản án là 10 năm 9 tháng 13 ngày tù.
![]() |
Trùm ma túy Văn Kính Dương khi bị bắt giữ |
Trong những ngày thi hành án, Dương nảy sinh ý định trốn trại nên tối ngày 13/6/2010, lần đầu tiên gã vượt ngục nhưng đã bị các cán bộ phân trại số 4, trại giam Thanh Lâm bắt quả tang. Sau đó Dương bị chuyển đến cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an huyện Như Xuân, Thanh Hóa để chờ truy tố, xét xử.
Vẫn không từ bỏ ý định bỏ trốn, tại trại giam của Công an huyện Như Xuân, Dương đã rủ rê một số bạn tù cùng chuẩn bị công cụ, tìm cách vượt ngục.
Sáng ngày 3/11/2010, bạn cùng buồng giam với Dương là Mã Thanh Phương bị trích xuất ra tòa xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và khi trở về, Phương mang theo quà thăm nuôi, trong đó có 1 con chó đã luộc chín để Phương liên hoan cùng phạm nhân trong buồng giam số 4.
Trước khi “nhập tiệc”, Dương đưa cho Đoàn Quốc Thành mấy viên thuốc ngủ, nói Thành tán nhỏ thành bột và cho vào 2 cốc nhựa. Đến khoảng 16h30 cùng ngày, sau khi cán bộ công an điểm danh kiểm tra buồng xong, Dương và các bạn tù trong buồng giam lấy thịt chó ra nhậu. 2 phạm nhân do uống rượu pha với thuốc ngủ nên say và đi ngủ trước.
Đến khoảng 18h30, Văn Kính Dương, Mã Thanh Phương, Trần Văn Tài, Lê Hồng Hạnh và Đoàn Quốc Thành cùng ngồi uống nước trà và bàn việc trốn khỏi trại giam. Dương lấy ra từ dưới gối 1 khung cưa kim loại đã được tháo rời cùng 1 bó lưỡi cưa sắt và nhanh chóng lắp thành một cái cưa.
Sau đó, Dương, Hạnh, Phương, Tài thay nhau trèo lên cưa song sắt ô cửa thông gió và đến 20h cùng ngày bọn chúng đã cưa đứt ô cửa thông gió. Đến 20h, Phương lấy điện thoại gọi ra ngoài nhờ đồng bọn (chưa rõ lai lịch) giúp sức.
Khoảng 0h ngày 4/11/2010, khi tất cả chìm vào giấc ngủ say, nhóm của Dương quyết định vượt ngục. Thành được đồng bọn đẩy lên trước nhưng do hình thể to lớn nên gã không chui lọt đành trở lại nhìn Dương, Phương, Hạnh, Tài lần lượt chui ra.
Thoát khỏi phòng giam, nhóm tù trốn trại này trèo lên nóc nhà giam, đi về phía cuối dãy nhà và tụt xuống vườn rau. Sau đó, chúng sử dụng các dụng cụ đã chuẩn bị từ trước là dây, găng tay và một tấm chăn phủ qua đường dây điện hạ thế, vượt qua 2 lần tường rào bảo vệ thoát ra ngoài theo hướng gần cổng chính.
![]() |
Văn Kính Dương và hot girl Ngọc Miu |
Thoát ra ngoài, Phương gọi điện cho người bên ngoài (chưa rõ lai lịch) đi xe taxi đến đón cả nhóm, trên đường đi Phương vứt bỏ 2 điện thoại cùng sim.
4 ngày sau, ngày 8/11/2010, Lê Hồng Hạnh bị Công an Thanh Hóa bắt theo quyết định truy nã khi đang lẩn trốn tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai (Hà Nội). Sau đó, Thành, Hạnh và Tài cũng lần lượt bị bắt giữ. Riêng Văn Kính Dương và Mã Thanh Phương vẫn bặt tăm và tiếp tục bị Công an Thanh Hóa truy nã.
Về phần Văn Kính Dương, sau khi vượt ngục thành công, gã bỏ trốn vào TP.HCM lấy tên giả là Trần Ngọc Hiếu.
Đến tháng 6/2016, Dương quen “Tom” (không rõ lai lịch) ở một vũ trường. Sau đó, cả hai thống nhất sản xuất ma túy đá, cung cấp cho các đầu nậu. Tom là người cung cấp nguyên liệu sản xuất.
Dương cho đàn em thuê biệt thự, mua hóa chất để nghiên cứu, pha trộn các hợp chất hóa học, sản xuất ma túy đá. Nhằm tránh bị phát hiện, chúng liên tục thay đổi địa điểm sản xuất ở TP.HCM, Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Đồng Nai.
Dương từng bước trang bị hệ thống máy tự động để sản xuất ma túy chuyên nghiệp. Cứ sau 1 mẻ hàng ra lò, Dương chuyển xưởng sản xuất. Mỗi lần di chuyển, băng nhóm này đều xóa hết mọi dấu vết. Sau khi sử dụng chai lọ dùng để sản xuất, Dương lệnh cho đàn em chở xuống Đồng Tháp phi tang.
"Tay chân" trong đường dây của Dương có Nguyễn Đức Kỳ Nam (anh họ của Dương) chuyên nghiên cứu sản xuất ma túy; Nguyễn Đắc Huy (em họ của Dương), quản lý phân phối hàng cho các đại lý miền Bắc.
Đặc biệt, hot girl Vũ Hoàng Anh Ngọc (tự Miu) khá nổi tiếng cũng tham gia đường dây này. Là bạn gái của Dương, Miu giúp gã trữ ma túy ở các căn hộ thuê để phân phối cho các đại lý.
Về phía Dương, gã chỉ đạo trực tiếp nhưng không lộ diện nhiều, chủ yếu chỉ giao tiếp qua mạng xã hội, các hệ thống camera an ninh đặt ở khắp nơi.
Mặc dù, thân là trốn nã nhưng Văn Kính Dương có cuộc sống sang chảnh với dàn xe sang trị giá hàng chục tỉ đồng.
Ngày 12/11/2017, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa tách hồ sơ vụ án đối với bị can Văn Kính Dương chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM nhập vào vụ “Mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy” để điều tra, truy tố, xét xử chung.
Sau khi vượt ngục, ông trùm Văn Kính Dương cùng người tình là hot girl Ngọc Miu reo rắc “cái chết trắng” khắp Sài Gòn.
" alt=""/>Ông trùm ma túy khét tiếng ở Sài Gòn từng vượt ngục thế nào?Sáng ngày 20/11, có mặt tại tổng hành dinh của MobiTV, ICTnews đã ghi nhận không khí rất nóng tại các ê kíp tham gia sản xuất chương trình truyền hình thực tế ”Ngày thầy trò”. Nhà báo Trần Đăng Tuấn, Tổng đạo diễn của chương trình đã chia sẻ về quy mô, ý nghĩa và những thông điệp mà chương trình mang lại cho toàn xã hội trong Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Lần đầu tiên một chương trình truyền hình thực tế được phát sóng trực tiếp 16 giờ liên tục từ 7h đến 23h, phát sóng trực tiếp trên 30 kênh truyền hình, đồng thời được live stream trên Facebook. Việc sản xuất chương trình lớn như vậy có những điểm đặc biệt gì, thưa ông?
Chương trình “Ngày thầy trò” có số lượng rất lớn người tham gia, trải dài trên nhiều địa bàn khắp cả nước. Tất cả các điểm cầu đều phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật khắt khe để đảm bảo chất lượng truyền dẫn tốt nhất. Việc tổ chức sản xuất cũng rất phức tạp, cần sự phối hợp ăn ý giữa rất nhiều bộ phận trong mỗi đài truyền hình, giữa các kênh khác nhau ở các đài khác nhau. Các cán bộ kỹ thuật, phóng viên, biên tập viên của MobiTV và VTC có trách nhiệm chủ trì làm đầu mối điều phối tất cả các hoạt động này. Tất nhiên, không một đài truyền hình nào, dù lớn đến đâu, đảm đương được hết các công việc của chương trình này. Do đó, việc huy động sức mạnh tổng thể của các đài có ý nghĩa rất lớn. Chúng tôi cho đây là ngày hội của những người làm truyền hình, là một chiến dịch chung mà mỗi đài, mỗi kênh là một “cánh quân” cùng góp sức vào thành công chung.
Chương trình cũng có một cánh cửa mở, để không chỉ những người làm truyền hình mà tất cả các thành phần xã hội đều có thể tham gia. Bởi vì chương trình là một dạng “nhật ký” của toàn dân, mọi công dân đều có thể tham gia bằng cách làm nhân vật, hoặc tự viết góp vào nhật ký đó. Khán giả có thể tương tác, gửi ảnh, video để tham gia chương trình. Khán giả ngay từ giờ có thể tham gia gửi lời chúc các thày cô giáo qua điện thoại. Khán giả có thể gửi các ảnh chụp về đề tài Thày – trò để dự cuộc thi ảnh đẹp. Chúng ta đều thấy rằng, trong xu hướng hiện nay, với việc rất nhiều người dân đã sở hữu những chiếc smartphone, cùng sóng Wi-Fi, 3G, tất cả mọi người đều có thể trở thành phóng viên, hoặc thậm chí “nhà sản xuất”. Công việc của người điều phối là kết hợp tất cả các sức mạnh đó để chương trình thêm quy mô. Tôi cho rằng khi có được sự tham gia tương tác của khán giả, chương trình sẽ trở nên thú vị và cuốn hút hơn, đặc biệt là trong một ngày mang nhiều ý nghĩa như 20/11.
Một chương trình truyền hình kéo dài trong nhiều giờ, được trực tiếp ở nhiều điểm cầu ở vùng khó khăn như: ở vùng biển đảo, biên giới, vậy sau khi lên sóng đến giờ, chương trình đã gặp phải những sự cố nào chưa?
Tất cả những ai làm truyền hình đều biết, một chương trình dài trong nhiều giờ với nhiều điểm trực tiếp thì không có sự chắc chắn 100%, cho dù là thiết bị có hiện đại đến thế nào. Mà chúng tôi lại có nhiều ê kíp tại nhiều địa phương khác nhau mà đa số là ở những vùng khó khăn nên việc có những sự cố phát sinh là điều không tránh khỏi.
Đây là chương trình chiếm thời lượng lớn nói về sự dạy và học ở các vùng khó khăn, nên đường truyền luôn là vấn đề lớn và có độ rủi ro. Từ sáng đến giờ cũng có lúc đường truyền có lúc rất khó nhưng chúng tôi vẫn làm được theo kế hoạch của chương trình.
Tôi cũng phải nói thêm rằng, đây không phải là một chương trình giải trí là một chương trình nói về một hiện thực rất lớn trong xã hội. Chúng tôi muốn mọi người cảm nhận được cái thật của cuộc sống bây giờ về việc dạy và học. Đây là chương trình mà lần đầu tiên người đứng đầu cao nhất của Nhà nước đã 3 lần xuất hiện, mỗi lần xuất hiện là một lần Chủ tịch nước nói những lời chúc mừng cụ thể cho các thầy cô giáo, các em học sinh ở từng nơi một. Lời chúc toát lên sự gần gũi ấm áp, nơi thì Chủ tịch nước gửi gắm chăm sóc cho một em bé, nơi thì chia sẻ khó khăn một cô giáo, nơi thì nhắn chính quyền nên quan tâm đến việc xây dựng cơ sở vật chất cho một ngôi trường. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Đảng, Nhà nước nói lời chúc rất cụ thể, gắn với từng đơn vị cụ thể, con người cụ thể, công việc cụ thể. Cho dù là những việc rất giản dị nhưng có ý nghĩa rất lớn.
![]() |
An Yên(Theo Japan Times)
Chiều 31/8, Hà Nội ghi nhận thêm 34 ca Covid-19, trong đó, có 5 tại khu cách ly và 29 ca tại khu vực phong tỏa, nâng tổng số ca cả ngày lên 74 bệnh nhân.
" alt=""/>Nhật Bản phát hiện biến thể Covid