
- “Xin lỗi chị, chúng tôi đang đưa thầy Thế về với gia đình”- tôi nhận được câu trả lời khi bốc máy gọi cho số máy quen thuộc. Người trả lời đầu dây kia không phải là anh như mọi bận. >> Chương trình mới, giáo viên có được cởi "vòng kim cô" cũ?
>> Thầy giáo trường huyện quanh năm viết thư xin sách cho học trò
Sáng nay, nhận được tin anh mất qua một người bạn, tôi không khỏi ngỡ ngàng. Mới đầu tháng 9, thông tin anh tổ chức sinh hoạt hội sách còn được đăng tải đầy đủ trên trang cá nhân.
Tôi biết anh Thế cách đây 5 năm, tại một hội thảo do Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức. Lúc đó, để kịp giờ, anh Thế bắt xe đò từ lúc nửa đêm từ Vĩnh Long lên TP.HCM. Vì đi “trộm” nhà trường, xong việc, anh lại vội vã bắt xe ngay cho kịp giờ dạy. Hình ảnh người thầy miền Tây chân chất, nhiệt tình, hơi mập để lại trong tôi nhiều ấn tượng.
 |
Thầy Huỳnh Văn Thế- người thầy tâm huyết với việc đọc sách đã qua đời |
Bẵng đi 3 năm, tôi mới liên lạc lại. Sự thay đổi của anh khiến tôi bất ngờ. Không còn là con người mập mạp trước đây, anh Thế gầy gò đứng giữa học trò, với xung quanh là sách. Hỏi ra mới biết, anh mang bệnh và sụt cân khá nhiều. Dù vậy, anh đang làm một công việc mà mình đam mê. Ngoài đi dạy, anh còn cần mẫn viết thư xin sách cho học trò. Anh tổ chức hội sách, tết sách, mang sách cho học trò nghèo, mở phòng đọc sách. Công việc lấy khá nhiều thời gian sau thời gian còn lại của một người thầy, nhưng sẽ làm anh vơi đi nỗi đau bệnh tật.
Anh bảo sách là túi khôn nhân loại, nhưng học trò quê ít đọc sách lắm. Trăn trở tìm hiểu thì biết được các em không biết đọc sách gì, đọc như thế nào và mua sách ở đâu. Nếu không quanh quẩn trong mấy quyển sách giáo khoa thì các em cũng quanh quẩn trên các trang mạng xã hội, tốn thời gian mà lại đi bàn tán chuyện người khác thay vì học để phát triển bản thân… Vì vậy, anh mạnh dạn viết thư đi xin sách khắp nơi. Những đồng lương ít ỏi của mình cũng được anh dành để mua sách. Thỉnh thoảng, theo dõi trang cá nhân của anh, tôi vừa mừng và thán phục một người thầy tâm huyết cho việc này.
Đầu năm nay tôi hỏi xin ý kiến anh về chương trình giáo dục phổ thông mới. Những góp ý mạnh dạn, thẳng thắn và tâm huyết trong bài viết “Chương trình mới, giáo viên có được cởi "vòng kim cô” đã làm lãnh đạo ngành giáo dục ở địa phương anh “không vui”. Từ Vĩnh Long, anh nhắn cho tôi “Chết rồi Huyền ơi! Mình vừa bị lãnh đạo Sở gọi lên. Họ nói sẽ xuống làm việc. Mình lo quá”. Anh bảo những hiện tượng mà anh nêu ra không nhắm vào một tổ chức cụ thể nào, mà là thiện chí góp ý cho vấn đề lâu nay nhiều người không dám nói rồi nên anh nói không hiểu sao lãnh đạo lại không vui.
Ở TP.HCM, tôi chỉ biết động viên anh hãy vững vàng, mạnh mẽ. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày trôi qua, có lúc anh nhắn tin “Căng lắm Huyền à, làm sao bây giờ”. Để “tiếp" tinh thần cho anh, sếp tôi ở Hà Nội bảo hãy gửi lời tới anh rằng “Động cơ trong sáng và sự tâm huyết của thầy chắc chắn sẽ được lắng nghe. Hãy xem việc được “lãnh đạo” gọi lên như một sự giao tiếp bình thường để quan chức thực hành kỹ năng lắng nghe và xử lý vấn đề. Hãy nói thầy vững tâm, những người tâm huyết với giáo dục, nói thẳng nói thật như thầy luôn được trân trọng".
Chúng tôi đã thở phào nhẹ nhõm khi sau cuộc làm việc với lãnh đạo, anh nhắn rằng: "Mình nói ra vì mình vẫn còn le lói hi vọng cho thế hệ trẻ. Giáo dục hiện tại đã đào tạo ra nhiều người máy móc, sợ hãi, câm nín, họ biết yên phận. Mình thì lo nhưng họ thì chẳng lo gì hết”
Thỉnh thoảng, tôi vẫn trò chuyện với anh, khi là chuyện công việc, lúc là viết sách. Chỉ là một inbox hỏi han công việc thế nào, xin sách được nhiều không. Có hôm tôi đang đi thì nhận được tin nhắn “Anh đang đi giao bánh tét, chiều về đi dạy, mệt quá ngủ quên nhưng anh vẫn tạm ổn". Té ra, ngoài xin sách cho học sinh thì anh còn kiêm thêm bán bánh tét, được đồng lời lãi nào anh dồn vào tủ sách cho học sinh.
Anh từng bảo với tôi "Sống cho là nhận". Điều anh vui nhất là nhiều câu nói, lời nhắn, bức thư nhỏ của phụ huynh và học sinh rất cảm động. Thực sự lúc đó anh hạnh phúc lắm. Chỉ cần câu khen "Sách hay lắm thầy ơi" của học trò là anh nghĩ đã bước đầu thành công, đã dạy được các em yêu sách. Và yêu là khởi nguồn của đam mê...”.
Trưa nay, khi viết những dòng này tôi biết người anh, người thầy tâm huyết với học sinh sẽ mãi không còn nữa. Tôi vẫn còn nợ anh một lời hứa, sẽ gom sách có được gửi cho anh để anh làm tết sách. Tôi hối hận vì những ngày qua không trò chuyện với anh, để hôm nay nhận được tin này thật sự rất sốc. Nhưng biết làm sao. Cuộc đời thật vô thường.
Vĩnh biệt anh Huỳnh Văn Thế, người thầy tâm huyết với việc đọc sách của trẻ em.
Lê Huyền
Để làm được một việc gì đó dù cỏn con ở Việt Nam này không dễ. Đầu tiên là bước qua can ngăn của gia đình, sau đó là sự nghi kị, dè bỉu, đố kị, khinh bỉ của hàng xóm, đồng nghiệp và những người xung quanh. Khó khăn hơn nữa là chiến thắng định kiến, chiến thắng chính mình. Nghĩ cái gì ngoài áo cơm ở Việt Nam lâu dần đã hóa thành một thứ giống như là “trọng tội”. Người ta phải lẩn tránh, phải làm trong lén lút, phải làm trong sự cô đơn. Và nữa, thầy Thế đi bán hương để lấy tiền lãi mua sách, cổ vũ các em đọc sách, tổ chức sự kiện về sách…khi thầy đang cảm thấy sức khỏe mình yếu dần. Trong lần găp đầu tiên và cũng là lần găp cuối cùng khi tôi và NXB Phụ nữ vào Mang Thít giao lưu, thầy ho nhiều, tay run nhiều mồ hôi và mệt nhưng tinh thần vẫn rất cứng cáp và nhiệt tình. Lúc chúng tôi về thầy con đưa đi ăn, lưu luyến mãi. Qua nhiều người tôi biết, gia cảnh thầy cũng không có gì là dư dả. Thầy là lao động chính trong gia đình, vợ thầy lao động tại nhà và thầy có một cô gái nhỏ đang học tiểu học. Vượt qua những thứ đó để nghĩ và làm được như thầy mấy ai? Bao nhiêu người dành một chút thời gian để nghĩ những gì ngoài những nhỏ nhen, bí bách và toan tính của đời thường. Đoàn chúng tôi không ai nghĩ lần găp thầy đó là lần cuối cùng!? …. Cảm rất thấy đau vì những người biết sống và dám sống lại không được sống lâu hơn. Tôi thấy hơi hối hận vì trong lần gặp gỡ đó đã không kịp nói với thầy vài câu đại ý rằng “Thầy gặp nhiều khó khăn nhưng thầy không cô đơn”. Vĩnh biệt thầy và mong thầy yên nghỉ. Câu chuyện của thầy nhắc nhở những người còn lại rằng cuộc đời có hạn và nó có thể kết thúc bất cứ lúc nào vì thế đừng phó mặc cuộc đời của mình cho người khác và cũng đừng sống cuộc đời của người khác. Nguyễn Quốc Vương |
" alt=""/>Người thầy tâm huyết với việc đọc sách đã qua đời
-Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục đã trải qua thời gian thực nghiệm gần 40 năm; trong năm học này đang được 43% học sinh lớp 1 cả nước sử dụng, nhưng vẫn chưa phải là bộ sách giáo khoa chính thức. Trong những năm tới đây khi ngành giáo dục áp dụng chương trình phổ thông mới, tài liệu dạy học này sẽ có "số phận" như thế nào. Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về một số vấn đề xung quanh tài liệu dạy học này.
 |
Ông Nguyễn Đức Hữu (Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học) cho biết, khi sử dụng tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, học sinh vùng dân tộc thiểu số có thể học âm, học chữ dễ dàng. Ảnh: Thúy Nga |
"Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giúp học sinh phát huy được khả năng của mỗi cá nhân"
- Trong thời gian qua, dư luận xã hội có những ý kiến khác nhau về Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD). Ông cho biết quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về vấn đề này như thế nào?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Tài liệu TV1- CNGD là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại và từng bước được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo các kết quả nghiên cứu từ các Đề tài khoa học và được áp dụng vào dạy học bắt đầu ở trường Thực nghiệm , Giảng Võ, Hà Nội và sau đó triển khai áp dụng tại một số cơ sở giáo dục tiểu học ở một số địa phương khác.
Đến năm học 2002-2003, khi cả nước triển khai Chương trình GDPT mới (gọi tắt là Chương trình 2000) thì tất cả các trường tiểu học, các địa phương không sử dụng Tài liệu TV1-CNGD nữa. Tuy nhiên, sau một số năm, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại xin phép Bộ GDĐT được triển khai thí điểm ở một số trường tiểu học thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
Từ kết quả thử nghiệm ở một số địa phương, Tài liệu TV1-CNGD ở đã được Bộ GD-ĐT đã đồng ý và coi đây như một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số từ năm học 2009-2010. Đến nay, đã có 48 tỉnh, thành phố triển khai dạy học theo Tài liệu này. Tuy nhiên, không phải 100% các trường tiểu học ở các địa phương này đều triển khai mà nhiều nơi chỉ một số ít trường.
- Theo ông, Tài liệu TV1-CNGD có những ưu điểm và hạn chế gì?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Về ưu điểm, cách tiếp cận của Tài liệu TV1-CNGD đi từ âm đến chữ, giúp học sinh hình thành tư duy và phương pháp học tập tích cực. Kênh hình và kênh chữ trong Tài liệu khá sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Cách xây dựng các bài học đi từ khái quát đến cụ thể nhằm giúp học sinh phát huy được khả năng của mỗi cá nhân.
Dạy học theo Tài liệu TV1-CNGD về cơ bản đã hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe nói) đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 1 quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Tổ chức dạy học theo Tài liệu TV1-CNGD, học sinh được tham gia vào các hoạt động trong quá trình học tập để tạo ra sản phẩm cho chính mình, được củng cố kiến thức thông qua hệ thống việc làm (thực hành) để rèn kĩ năng đọc, nghe và viết đúng chính tả.
Ngoài những ưu điểm trên, Tài liệu TV1-CNGD còn một số hạn chế như sử dụng một số ngữ liệu chưa phù hợp; một số từ ngữ chưa thông dụng, khó hiểu, không gần gũi với học sinh lớp 1, nhất là những từ Hán-Việt, từ địa phương,… Một số bài tập đọc, bài viết chính tả nội dung còn dài và khó đối với học sinh.
Tài liệu TV1-CNGD chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh. Ngoài ra, Tài liệu TV1-CNGD được cấu trúc theo hệ thống khá chặt chẽ nên sẽ có khó khăn nhất định nếu học sinh không đảm bảo tính chuyên cần, không tham gia đầy đủ, liên tục các bài học.
Tuy nhiên, những hạn chế trên của Tài liệu TV1-CNGD về cơ bản đã được khắc phục, chỉnh sửa theo kết luận và kiến nghị sau 2 vòng thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia (năm 2017 và năm 2018).
- Sau khi có kiến nghị của cử tri, Bộ GDĐT đã có giải pháp gì trong việc triển khai Tài liệu TV1-CNGD?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo do GS.TS Trần Công Phong - Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát, Viện KHGD Việt Nam đã đánh giá việc triển khai Tài liệu Tiếng Việt 1-CNGD ở các địa phương, mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song đã đạt được hiệu quả khả quan thông qua kết quả học tập của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên và nhu cầu của các nhà trường. Trong báo cáo, Viện KHGD Việt Nam đề nghị Bộ GDĐT tổ chức Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD theo quy định và đề nghị các tác giả tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Tài liệu để đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá và đề xuất của Viện KHGSVN, trong năm 2017 và 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1, cùng với việc rà soát, tinh giảm các nội dung chưa phù hợp với học sinh trong sách giáo khoa theo Chương trình GDPT hiện hành, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội đồng thẩm định quốc gia Tài liệu TV1-CNGD.
Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1-CNGD, cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ GDĐT.
Tài liệu TV1-CNGD đã được các tác giả tiếp thu, chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia.
Căn cứ ý kiến kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD, Bộ GDĐT hướng dẫn các sở GDĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
Như vậy, Tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
- Tài liệu TV1-CNGD đã được thử nghiệm gần 40 năm ở nhiều địa phương nhưng vẫn chưa là sách giáo khoa chính thức để giảng dạy trong trường tiểu học. Vậy khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, Tài liệu TV1-CNGD có được triển khai nữa không ?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Từ các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế, mặc dù còn một số hạn chế, song về cơ bản, Tài liệu TV1-CNGD đã đáp ứng được các yêu cầu dạy học môn Tiếng Việt và là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.
Đến nay, Tài liệu TV1-CNGD đã trải qua một thời gian thực nghiệm gần 40 năm và được áp dụng ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và tổ chức thẩm định, hoàn thiện để triển khai ở những địa phương có đủ điều kiện và tự nguyện tham gia, không mở rộng thêm để giữ ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tuy nhiên, tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ sách giáo khoa chính thức.
Theo Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông,... trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”. Do vậy, cùng với bộ sách giáo khoa hiện hành, Tài liệu TV1-CNGD được Bộ GD-ĐT đồng ý và coi đây là một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai phù hợp trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường.
Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được ban hành và triển khai bắt đầu từ lớp 1, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương đã và đang sử dụng Tài liệu TV1-CNGD tiếp tục triển khai nhưng không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thay sách giáo khoa mới.
Khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định. Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ GDĐT sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục sẽ được quyền lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp nhất để triển khai.
Xin cảm ơn ông!
Hạ Anh - Thúy Nga

Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại
Trao đổi với báo chí sáng 11/9, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục vẫn ổn định ở 48 tỉnh, thành với 771.588 học sinh của 8.000 trường tiểu học.
" alt=""/>Sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục có xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới?