Gần với Apple Park là dự án Transbay Transit Center đang trong quá trình xây dựng của thành phố San Francisco. Theo kế hoạch, dự án này sẽ cần tới một lượng cây xanh lớn cho khu công viên thành phố rộng lớn phía trên.
Tuy nhiên, trong số 450 cây xanh to cần trồng thì hiện mới chỉ có 60 cây. Vấn đề ở chỗ, trung tâm này sẽ khai trương vào cuối năm nay mà việc đặt mua cây xanh đang rất khó khăn.
“Thủ phạm” chính là Apple vì đã đặt mua hàng nghìn cây xanh cho Apple Park. Theo tờ Chronicle, các kiến trúc sư của dự án Transbay đã buộc phải tìm mua cây ở những khu vực rất xa với chi phí tốn kém hơn. Họ thậm chí còn cẩn thận tới mức đặt tiền trước và dán nhãn vào cây đề phòng Apple cũng chọn các cây đó.
Sau khi hoàn thiện xong, Apple Park và trung tâm Transbay sẽ là hai địa điểm hoàn tráng và đẹp mắt, nhưng hiện tại rõ ràng chúng đang là “kẻ thù” của nhau.
Trụ sở phi thuyền của Apple được xây dựng trong 4 năm với tổng chi phí lên tới 5 tỉ USD. Dự kiến, tòa nhà này sẽ chính thức khai trương vào tháng 9 tới đây. " alt=""/>Trụ sở Apple Park gây rắc rối vì dùng quá nhiều câyTheo đó, số liệu đưa ra tính đến 16h30 chiều 10/4, Thế Giới Di Động có 3.302 đơn đặt hàng Galaxy S8, trong khi FPT Shop lên đến 6.030, gần gấp đôi. Tuy nhiên, số lượng đặt cọc (chắc chắn mua) của FPT chỉ 48%, trong khi ở Thế Giới Di Động có 66% người đã "xuống tiền".
Galaxy S8 đang trở thành tâm điểm so kè của nhà bán lẻ.
Nói với Zing.vn, FPT Shop cho biết sở dĩ có nhiều đơn đặt hàng vì bộ quà tặng đi kèm Galaxy S8 của hệ thống này có loa Samsung, ốp lưng, FPT Dash giúp tìm đồ vật dễ thất lạc như móc khoá, ví tiền.
Trong khi đó, đại diện của Thế Giới Di Động cho rằng những con số đặt hàng của hệ thống này là chính xác, không bị bơm thổi. "Việc làm giả số có thể làm được trong giai đoạn đặt trước nhưng số bán thực tế không thể làm giả. Và số bán thực tế thì các nhà bán lẻ và hãng đều biết là ai bán nhiều hơn ai", vị đại diện này khẳng định.
Màn "khoe cơ bắp" của nhà bán lẻ thông qua những con số đặt hàng dường như vô nghĩa với giới quan sát. Đại diện một nhà bán lẻ giấu tên nói với Zing.vnrằng động thái so sánh này là "có mùi", và con số đặt trước "muốn bao nhiêu có bấy nhiêu".
Bỏ qua màn chạy khởi động ồn ào của Galaxy S8, cách đây một tháng, số lượng đặt hàng bộ đôi HTC U Ultra và U Play tại Việt Nam chỉ 65 khách. Đây là tín hiệu buồn cho HTC, dù sản phẩm vẫn có những yếu tố dẫn đầu, thậm chí khác biệt vì có tích hợp trí tuệ nhân tạo. Con số đặt hàng "quá thực tế" từ nhà bán lẻ khiến một thương hiệu cao cấp không có bất kỳ cơ hội nào để thanh minh.
" alt=""/>Bi hài chuyện đặt trước smartphone bom tấn ở Việt NamChia sẻ về tương lai của ngành logistics trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại diễn đàn “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Được và Mất” vừa tổ chức tại Hà Nội, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Điều hành Uber Việt Nam nhận định ngành logistics nói chung sẽ đi theo hướng xã hội hóa, do đại đa số người dân tham gia với sự tác động của công nghệ.
Logistics trong nội đô, liên tỉnh, nếu vận dụng tốt và xã hội hóa phương tiện thì 95% nhu cầu vận chuyển hàng hóa cơ bản đều có thể đáp ứng được từ chính nguồn lực nội tại đang có từ người dân.
“Ví dụ về việc chuyển bưu kiện, một người trên đường đi làm có thể cho hàng hóa lên xe và trên cung đường đi làm đó có thể giao cho khách. Như thế họ sẽ có thêm thu nhập đồng thời giải quyết giao đơn hàng nhanh chóng hơn rất nhiều so với các công ty truyền thống có nhiều đơn hàng phức tạp”, ông Đặng Việt Dũng chia sẻ.
Đồng quan điểm, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT lấy ví dụ từ hãng Amazon (Mỹ). Trước đây hãng này thực hiện hình thức vận tải theo công thức truyền thống, nhưng sau do áp dụng tư tưởng của Uber nên đã rút ngắn được thời gian giao vận xuống chỉ còn 4 tiếng đồng hồ.
“Với phương thức mới cho phép mọi người đều có thể tham gia, lực lượng lao động mới trong lĩnh vực logistics sẽ rất khác lực lượng cũ trước đây”, ông Bình nhận định.
Trong thực tế, thời gian qua Amazon đã đưa vào sử dụng loại hình giao hàng mới thông qua ứng dụng tương tự như Uber. Mỗi khi có một gói hàng cần giao, những thành viên dùng ứng dụng gần đó sẽ thấy và nếu có ý định muốn “giao giúp” Amazon để kiếm thêm thu nhập sẽ đến chỗ nhận hàng và giao đến chỗ người nhận. Hoạt động này tương tự như mô hình taxi của Uber.
" alt=""/>Các hãng vận tải truyền thống sẽ phải run sợ trước mô hình logistics giống Uber?