Họ phân tích cảm xúc bản thân và người khác
Người thông minh thường rất giỏi trong việc thu thập thông tin và dự đoán kết cục. Điều này vừa có lợi vừa có hại bởi họ thường có xu hướng tháo chạy ngay khi thấy mối quan hệ có dấu hiệu bất ổn. Hiểu nhầm? Tranh cãi? Chúng ta không hợp nhau nên chia tay thôi!
![]() |
Người thông minh cho rằng sống độc thân thoải mái hơn là sống chung. |
Họ cần nhiều thời gian để thân thiết với người khác
Bộ não làm việc không ngừng nghỉ, không ngừng phân tích, lý giải tại sao các sự việc lại diễn ra như vậy. Điều đó khiến người không minh khó mở lòng với người khác bởi họ cho rằng bất cứ mối quan hệ nào cũng có rủi ro. Đó cũng là lý do vì so họ thường tự tạo ra vỏ bọc lạnh lùng và khó gần.
Bị kinh nghiệm quá khứ chi phối
Điều gì đó đã từng hủy hoại mối quan hệ trong quá khứ không có nghĩa nó tiếp tục hủy hoại mối quan hệ tiếp theo, nhưng người thông minh không nhận ra điều này. Họ nhớ rõ cảm giác đau đớn khi chia tay người yêu cũ và họ giữ những trải nghiệm ở mối quan hệ hiện tại.
![]() |
Người thông minh thường có xu hướng tháo chạy ngay khi thấy dấu hiệu bất ổn của mối quan hệ. |
Cô đơn là sự lựa chọn có ý thức của họ
Điều này hoàn toàn đúng bởi người thông minh hiểu rất rõ ràng ở một mình thoải mái hơn rất nhiều khi ở cùng người khác. Đây là quyết định có ý thức của họ. Hầu hết các trường hợp, người thông minh sống độc thân không phải do hoàn cảnh xô đẩy mà họ thích như vậy.
Kim Minh(Theo Brightside)
" alt=""/>Tại sao những người thông minh khó có tình yêu?Nhà thờ Tân Định có tên gọi chính thức là Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu. Đây là một nhà thờ Công giáo tọa lạc trên đường Hai Bà Trưng (Quận 3).
Theo tìm hiểu, nhà thờ khởi công vào năm 1870 và hoàn thành 6 năm sau đó, được xây dựng theo lối kiến trúc Gothic (thường thấy ở mái chóp nhọn, mái vòm nhọn, cửa sổ lớn nhiều màu sắc) nhưng các chi tiết lại mang phong cách Roman và Baroque. Theo ghi chép, đến năm 1957, nhà thờ mới được khoác lên một tấm áo màu hồng phấn, làm sáng rực cả một góc đường Hai Bà Trưng ngày nay.
![]() | ![]() |
Cùng với nhà thờ Đức Bà, Tân Định là một trong 2 nhà thờ lâu đời nhất ở TPHCM. Màu hồng khác lạ đã khiến nơi đây thu hút rất nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Công trình có một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính có gắn một cây thánh giá cao 3m, bên trong có 5 quả chuông, tổng trọng lượng 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi và tinh tế.
Anh Nguyễn Hoàng Khánh, một blogger người Công giáo đã có hơn 6 năm gắn bó với nhà thờ Tân Định chia sẻ: "Tôi đã đến nhiều nhà thờ trên khắp đất nước nhưng nhà thờ Tân Định khiến tôi ấn tượng nhất, không chỉ bởi màu sắc bên ngoài mà còn bởi sự chỉn chu ở mọi phương diện từ ghế ngồi, đèn trang trí, quạt, âm thanh, sự tinh tế của ca đoàn. Mọi chi tiết rất nhỏ đều được thực hiện kĩ càng, hoàn hảo".
Đi vào sâu bên trong Thánh đường, du khách sẽ choáng ngợp trước kiến trúc cổ kính với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính. Đa số bàn thờ trong Thánh đường được làm từ các loại đá quý gửi từ Ý sang Việt Nam.
![]() | ![]() |
Nội thất nhà thờ khá bề thế và thoáng với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ trang nghiêm cho cả công trình kiến trúc. Hai dãy hành lang có mái vòm, lợp ngói vảy cá, những ô cửa tròn với hoa lá trang trí, tượng thiên thần rất tinh xảo. Hai bên hàng lang là nơi đặt tượng của các vị Thánh.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Trong nhà thờ Tân Định, có nhiều tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý, bao gồm các bức tranh, tượng thánh, và những tác phẩm điêu khắc cực kỳ tinh xảo. Các tác phẩm này thể hiện sự tài năng và sự sáng tạo của các nghệ nhân địa phương và nước ngoài.
"Cửa sổ kính màu là một chi tiết không thể không nhắc tới với một công trình kiến trúc theo phong cách Gothic. Nó luôn là điểm nhấn và kích thích thị giác – Không thể không nhìn đến. Những cửa sổ này được làm bằng kính màu sặc sỡ và có các hình ảnh về các thánh và câu chuyện trong Kinh Thánh", anh Khánh chia sẻ.
Trải qua hơn 150 năm, với bao sự đổi thay của thời cuộc, nhà thờ Tân Định vẫn là một nét chấm phá rực rỡ giữa TP.HCM. Sau nhiều lần được tu sửa, nới rộng, kiến trúc ban đầu vẫn được trân trọng và gìn giữ.
Nhà thờ mở cửa tham quan vào tất cả các ngày trong tuần, từ 8h - 17h30 với ngày thường và từ 9h -16h vào hai ngày cuối tuần. Tại đây không có quy định cụ thể về trang phục nhưng du khách nên ăn mặc chỉnh tề, kín đáo và thanh lịch.
Ngoài nhà thờ Tân Định ở TP.HCM, nước ta còn có thêm hai nhà thờ cũng được sơn màu hồng thu hút khách tham quan là: Nhà thờ Domaine de Marie ở Đà Lạt và nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Đà Nẵng.
Ảnh: Nguyễn Đình Hoàng Khánh/ 2nd Home Vietnam
" alt=""/>Nhà thờ Tân Định 153 tuổi màu hồng mê hoặc du khách khắp thế giới ở TP.HCMTheo nghiên cứu được công bố trên ACS Central Science, các thành phần của DNA trong thực phẩm bị nhiệt phá hủy có thể được hấp thụ trong quá trình tiêu hóa và tích hợp vào DNA của người ăn. Điều này trực tiếp gây tổn thương cho DNA của con người, có khả năng gây ra đột biến gene dẫn đến ung thư và các bệnh khác.
Theo Express, phân tích được xem xét trên chuột và tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm nhưng nhóm nghiên cứu tin rằng tác động tương tự đối với con người.
Tác giả nghiên cứu Eric Kool cho biết: “Chúng tôi đã chỉ ra rằng việc nấu nướng có thể làm hỏng DNA trong thực phẩm và hấp thụ nguồn DNA này có thể gây rủi ro. Những phát hiện đó có thể thực sự thay đổi nhận thức của chúng ta về việc chuẩn bị thức ăn”.
Bất kỳ thực phẩm nào chúng ta ăn đều bao gồm DNA của các sinh vật gốc với các vitamin, khoáng chất, chất béo, protein và carbohydrate. Ví dụ, một miếng thịt bò bít tết nặng 500g sẽ chứa hơn 1g DNA của bò.
Điều này cho thấy việc con người tiếp xúc với DNA có khả năng bị hư hại do nhiệt là đáng kể.
Nhóm nghiên cứu đã nấu thịt bò băm, thịt lợn băm và khoai tây theo hai cách khác nhau - luộc hấp trong 15 phút hoặc nướng trong 20 phút.
Họ ghi nhận cả ba loại thực phẩm đều có biểu hiện tổn hại DNA khi đun sôi và nướng. Nhiệt độ cao hủy hoại DNA nhiều hơn trong hầu hết các trường hợp. Ngay cả khi chỉ đun sôi - nhiệt độ nấu tương đối thấp - vẫn dẫn đến một số tổn thương DNA. Hiện chưa rõ lý do khoai tây ít bị hủy hoại DNA ở nhiệt độ cao so với thịt.
Sau đó, một dung dịch chứa DNA bị hư hại do nhiệt được cho chuột ăn và tiếp xúc với các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Kết quả ghi nhận, các tế bào bị tổn thương rõ rệt khi tiếp nhận DNA từ thực phẩm bị hư hại do nhiệt. Ở những con chuột, tổn thương DNA chủ yếu xuất hiện ở các tế bào ruột non do đó là nơi diễn ra hầu hết quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nhóm tác giả hiện có kế hoạch thử nghiệm trên các loại thực phẩm khác với một số phương pháp chuẩn bị thực phẩm khác nhau.
Nhà khoa học Kool cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi về nguy cơ sức khỏe mạn tính chưa được khám phá về ăn thực phẩm được nướng, chiên hoặc chế biến ở nhiệt độ cao”.