Đang là du học sinh năm 3 ngành khách sạn, du lịch và giải trí trường Đại học Central Florida, Mỹ thì dịch Covid-19 bùng lên dữ dội, cha mẹ Lâm Thảo (22 tuổi, quê Vũng Tàu) vội vã hối thúc con gái về nước. Ngày 24/3, khi về tới Tân Sân Nhất, Thảo được đưa vào cách tại khu A ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Lúc này, cô thấy may mắn khi về đến quê hương an toàn.
 |
Lâm Thảo trở nên nổi tiếng khi góp một phần nhỏ bé vào công cuộc chống dịch. Ảnh NVCC |
Gia đình có điều kiện, lại sinh sống ở nước ngoài lâu năm khi nhận phòng ở khu cách ly, Thảo cảm thấy bị “khớp” vì điều kiện phòng ốc bề bộn.
“Chắc phòng này là của các bạn sinh viên nam ở nên khá bề bộn, bọn em phải dành cả ngày để dọn dẹp nên bây giờ sạch sẽ và gọn gàng rất nhiều”, Thảo mỉm cười kể.
Sống trong khu cách ly, thấy lượng người về cách ly quá đông (6.517 người), lực lượng quân đội, dân quân tự vệ và các y bác sỹ phải ngày đêm vất vả lo cho các công dân từng miếng ăn giấc ngủ, Thảo quyết định có hành động thiết thực để góp phần vào công cuộc chống dịch.
 |
Quạt và bình siêu tốc nhanh chóng được nữ sinh cho vận chuyển tới khu cách ly. Ảnh NVCC |
Ngay lập tức, Thảo bàn với một người bạn chung tiền mua 20 chiếc quạt điện và 20 bình siêu tốc để tặng cho cán bộ và những phòng nào còn thiếu. “Trước khi về nước em cũng đã có suy nghĩ sẽ có hành động thiết thực vào việc phòng chống dịch. Khi sống ở trong này, thấy thời tiết khá nắng nóng nên em đặt mua quạt về tặng các cán bộ và một số phòng còn thiếu”, Thảo tâm sự.
Hành động của Thảo đã nổi tiếng cả khu cách ly và được nhiều người sống trong KTX chia sẻ lên trang cá nhân.
Tâm sự về những ngày sống trong khu cách ly, Thảo cho hay, các chiến sỹ, y bác sĩ và lực lượng làm nhiệm vụ ở đây khá thân thiện, dễ gần. Điều kiện sinh hoạt không được đầy đủ như ở ngoài nhưng người dân cần những nhu yếu phẩm gì cũng đều được cung cấp đầy đủ.
 |
Các chiến sỹ bộ đội 24/24 làm nhiệm vụ tại khu cách ly ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Tùng Tin |
“Em bị dị ứng thời tiết nên da mẩn đỏ, khi bác sỹ tới đo thân nhiệt nhìn thấy liền hỏi han rồi cho em thuốc để bôi, em thật sự thấy cảm động”, Thảo cảm kích nói.
Luôn lạc quan, cô gái trẻ cho hay, bây giờ đã thích nghi với cuộc sống trong khu cách ly. Cô có nhiều thời gian để làm những việc yêu thích như đọc sách và học các khóa lập trình online. Tỏ ra hào hứng, Thảo nhắn nhủ: “Đi cách ly không sợ như mọi người nghĩ, ở đây mình học hỏi được rất nhiều điều, cảm nhận được tình người trong hoạn nạn”.
Không chỉ Thảo mà nhiều công dân sống trong khu cách ly chứng kiến công việc vất vả của lực lượng làm nhiệm vụ tại đây đều cảm kích. Nhiều người đã nhờ gia đình mang tới tặng các chiến sĩ từng lon nước ngọt, từng chai nước sâm để động viên tinh thần.
Trung tá Vũ Văn Đảm, Chính trị viên phó, Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh, TP.HCM - hiện phụ trách tòa nhà G, khu cách ly cho biết: “Những ngày qua, khu cách ly liên tục nhận được sự ủng hộ của các mạnh thường quân, người dân, cha mẹ người cách ly và người cách ly. Ngoài các thiết bị y tế còn có nước uống, đồ ăn, trái cây và cả tiền mặt. Tất cả được ban quản lý khu cách ly tiếp nhận rồi phân phối cho 22 tòa nhà của khu cách ly. Ngoài sử dụng cho lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch, các đồ dùng nhận ủng hộ sẽ được chia cho người cách ly cùng sử dụng”.
Hành động nhỏ của các công dân cũng khiến những người làm nhiệm vụ thấy ấm lòng và vơi đi mệt nhọc.

Không được về dự đám tang, vợ lập bàn thờ chồng trong khu cách ly
Chồng mất, chị Mai đang ở trong khu cách ly nên không về được, đành nhờ bộ đội mua hoa, trái cây, bánh kẹo thờ vọng chồng.
" alt=""/>Cô gái được cả khu cách ly chú ý
8 năm kết hôn, tôi gần như sống cảnh ‘Ngưu Lang - Chức Nữ’ với chồng vì anh làm ăn bên nước ngoài. Một đến hai năm anh mới về Hà Nội thăm vợ con.Trước đây, chúng tôi gặp nhau nhân dịp anh về nước chơi, chẳng may dính bầu nên cưới gấp. Sinh con xong, chồng tôi dự định đón vợ con sang đoàn tụ.
Thủ tục giấy tờ xong xuôi thì bố chồng tôi qua đời, mẹ chồng đau yếu nên tôi đành ở lại, chăm sóc bà. Ông xã cũng nói, sẽ thu xếp, vài năm nữa về Việt Nam ở hẳn.
Tình cảm vợ chồng xa cách, một thân một mình chu toàn gia đình, nuôi dạy con nhưng bù lại tôi nhận được sự yêu thương, tâm lý từ mẹ chồng.
Bữa cơm nào cũng chỉ có 3 người, tôi, mẹ chồng và con trai. Bà đối xử với tôi chẳng khác nào con gái ruột. Năm con trai tôi 4 tuổi, bà nghe phong thanh, chồng tôi có vợ bé ở bên kia. Hai người còn có con chung.
Bà gọi ngay cho con trai, bắt về Việt Nam để bà hỏi cho ra nhẽ. Chồng tôi một mực phủ nhận, trách mẹ cả tin vào những điều không có thật, nghe người đời bịa đặt.
Sau lần đó, mẹ chồng tôi lặng lẽ hơn. Mỗi lần đi ngủ, bà khẽ thở dài, khóc thương cho số phận con dâu. ‘Mẹ cũng là vợ, là mẹ rồi. Mẹ quá hiểu cảnh đàn ông xa vợ con thế nào. Nếu thằng Kiên như thế thật, con phải mạnh mẽ lên, sống mà nuôi cu Đức’.
Thế rồi, mẹ chồng bí mật sang tên căn nhà đang ở cho tôi, không cho con trai biết. Mẹ chồng dặn tôi, căn nhà là cả đời bà tích cóp, bà sang tên cho tôi. Chẳng may, vợ chồng bỏ nhau, con dâu còn có tài sản vững chắc mà nuôi cháu nội của bà.
Tháng Sáu năm ngoái, mẹ chồng bị tai biến mạch máu não. Mọi sinh hoạt cá nhân phụ thuộc vào con dâu. Tôi thuê một người giúp việc nhưng sau giờ làm, chuyện vệ sinh, ăn uống của bà, tôi đảm nhiệm.
Chồng tôi nghe tin mẹ ốm, anh về chăm sóc mẹ. Ở được một tháng, anh vội vã rời đi với lý do bận công việc. Mẹ chồng tôi nhìn con trai, ú ớ không thốt nên lời, nước mắt lưng tròng.
Suốt mấy tháng sau đó, thấy sức khỏe mẹ ngày một yếu, tôi xin tạm nghỉ dạy học, dành thời gian gần gũi bà. Mặc dù được thuốc men, chạy chữa tận tình, mẹ chồng tôi không qua khỏi, bà 'khuất núi' ở tuổi 70.
Chồng tôi sắp xếp về nước nhưng do gặp sự cố lớn, anh không thể về kịp. Mọi chuyện hậu sự của mẹ, tôi tự mình xử lý.
Chú bác bên nhà chồng tôi yêu cầu mang thi hài bà về quê làm lễ tang. Các bác muốn đưa mẹ chồng tôi về chôn ở nghĩa trang quê nhà, 4,5 năm sau sẽ thực hiện cải táng.
Tuy vậy, theo di nguyện của bà lúc còn minh mẫn, tôi tổ chức đơn giản, đưa bà đi hỏa táng và gửi hài cốt lên chùa, vì lúc còn sống, bà cũng thích đi chùa.
Mẹ chồng tôi tư tưởng khá văn minh. Bà cho rằng, việc chôn cất, sau mấy năm lại đào lên rất tốn kém, mất thời gian. Mẹ chồng tôi kể, bà từng bị ám ảnh khi chứng kiến một lễ sang cát (bốc mộ) của người thân. Hai tháng trời, hễ ăn uống là bà nôn ói vì hình ảnh đêm đó. Bởi vậy, bà luôn tâm niệm, muốn được hỏa táng.
Bất chấp thái độ họ hàng nhà chồng, tôi vẫn làm theo lời dặn của mẹ. Hành động của tôi sau đó bị họ mắng mỏ không ngớt. Trong đám tang mẹ chồng, bà bác còn lớn tiếng mắng nhiếc tôi.
Công việc của mẹ xong xuôi, chồng tôi mới về. Điều đầu tiên anh dành cho tôi khi vừa gặp ở sân bay là cái tát đau điếng. Bác anh đã gọi điện sang nước ngoài, than thở về hành động ‘bất hiếu’ của cô cháu dâu với người quá cố.
Chồng tôi dằn hắt, nặng lời mắng mỏ vợ vì dám lo hậu sự cho mẹ bằng cách hỏa táng. ‘Phong tục quê tôi là sang cát sau 3 năm, giờ cô làm thế này, tôi còn biết nhìn mặt ai nữa’, chồng chì chiết.
Anh nói tôi hỗn láo, hỏa táng mẹ, khiến anh mất lộc làm ăn. Tôi vẫn không hiểu chồng lấy đâu ra suy nghĩ nực cười đó?
Sau chuyện đó, vợ chồng tôi xảy ra mẫu thuẫn. Chồng thường mang đám tang mẹ ra để lấy cớ gây sự. Tôi nghĩ việc hỏa táng là hành động văn minh, mang lại nhiều lợi ích, cần hưởng ứng. Vả lại, cũng là làm theo tâm nguyện của bà. Tại sao nhiều người lại suy nghĩ quá tiêu cực như vậy.
Có ai đồng quan điểm với tôi không?
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của mình bằng cách viết bình luận bên dưới bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên báo VietNamNet. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Đón chồng trở về từ nước ngoài, cô giáo nhận cái tát giữa sân bay