Đại sứ Nguyễn Huy Tăng đánh giá cao và chúc mừng Campuchia đã hoàn thành trọng trách Chủ tịch ASEAN năm 2022, Chủ tịch AIPA-43, tổ chức thành công cuộc bầu cử Hội đồng xã, phường nhiệm kỳ V, bầu cử Quốc hội khóa VII, SEA Games 32 và ASEAN Paragames 12.
Thủ tướng Hun Manet đánh giá cao những thành tựu phát triển của Việt Nam; nhấn mạnh ý nghĩa của mối quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước cũng như giữa ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Thủ tướng vui mừng về quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa hai nước đã và đang không ngừng được củng cố và phát triển thông qua việc duy trì trao đổi thường xuyên các chuyến thăm cấp cao, thúc đẩy các cơ chế hợp tác sẵn có, tạo sự gắn kết trong quan hệ giữa các bộ, ngành, địa phương.
Bày tỏ vui mừng trước những chuyển biến tích cực về hợp tác kinh tế, thương mại hai bên, Thủ tướng Hun Manet đề nghị hai bên tiếp tục phát huy các thành quả đã đạt được, tăng cường quan hệ chặt chẽ và mở rộng hợp tác hơn nữa trên các lĩnh vực, triển khai sâu sát các nội dung hai bên đã thỏa thuận nhằm góp phần thiết thực vào việc củng cố và nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước.
Thủ tướng Hun Manet khẳng định chính phủ và các bộ, ngành Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp và hợp tác với Việt Nam để tăng cường quan hệ toàn diện giữa hai nước.
Thủ tướng Hun Manet và Đại sứ Nguyễn Huy Tăng cũng trao đổi một số nội dung liên quan đến quan hệ giữa hai nước.
Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn các cấp, các kênh để chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin; tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác sẵn có và cơ chế hợp tác ba bên Việt Nam - Lào - Campuchia.
Hai bên cũng sẽ tăng cường hợp tác toàn diện, nhất là về thương mại, du lịch, quốc phòng, an ninh; xem xét mở rộng các lĩnh vực hợp tác tiềm năng, đồng thời tìm kiếm các cơ hội, cơ chế hợp tác mới hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.
Trước đó, ngày 9/10, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chendasophea cũng đã tiếp Đại sứ Nguyễn Huy Tăng. Hai bên đánh giá cao mối quan hệ song phương có từ lâu đời giữa Campuchia và Việt Nam, không ngừng phát triển về mọi mặt dựa trên tinh thần láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác lâu dài, toàn diện.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng và Bộ trưởng Sok Chenda Sophea nhất trí tiếp tục duy trì trao đổi đoàn; tiếp tục phát huy các cơ chế hợp tác sẵn có, cùng nhau tìm các cơ chế hợp tác mới hiệu quả, thiết thực cho cả hai bên.
Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Huy Tăng cam kết tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia; đồng thời chuyển lời chúc mừng của lãnh đạo Việt Nam tới ông Sok Chenda Sophea được bổ nhiệm giữ cương vị mới.
Nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và kết nối chặt chẽ hơn, hai Thủ tướng nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, trước mắt là chuyến thăm của Tổng thống Timor Leste sang Việt Nam.
Hai Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã ký kết, sớm hoàn tất đàm phán và ký Hiệp định Bảo hộ đầu tư song phương, và phê chuẩn Hiệp định Thương mại giữa hai nước; khai thác hiệu quả lĩnh vực thương mại – đầu tư, du lịch, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân.
Đồng thời, hai nước chú trọng khai thác các lĩnh vực hợp tác mới, phù hợp với nhu cầu phát triển của Timor-Leste và tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam như nông-lâm-ngư nghiệp, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị phía Timor-Leste hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác, kinh doanh và triển khai các dự án đầu tư, giải quyết dứt điểm các vấn đề pháp lý còn tồn tại, nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Timor-Leste.
Chia sẻ lo ngại của Timor-Leste về nguy cơ khan hiếm lương thực do tác động từ suy giảm nguồn cung xuất khẩu gạo toàn cầu và tình trạng biến đổi khí hậu, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ và đẩy mạnh hợp tác thương mại gạo với Timor-Leste.
Hai bên cần sớm trao đổi và ký Hiệp định thương mại gạo giữa hai Chính phủ nhằm tạo khuôn khổ pháp lý dài hạn và đưa hợp tác đi vào ổn định.
Thủ tướng Xanana Gusmao khẳng định Timor-Leste luôn coi trọng đẩy mạnh quan hệ với Việt Nam; nhất trí với những đề xuất thúc đẩy quan hệ hợp tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhất là lĩnh vực viễn thông, thương mại-đầu tư, hợp tác về gạo.
Nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của Telemor (Viettel) vào sự phát triển ngành viễn thông của Timor-Leste, Thủ tướng Xanana Gusmao cam kết tích cực giải quyết các vấn đề vướng mắc của các nhà đầu tư nước ngoài tại Timor-Leste, trong đó có doanh nghiệp Viettel.
Hai Thủ tướng khẳng định tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và phối hợp hiệu quả tại các diễn đàn đa phương khu vực và quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng mời Thủ tướng Xanana Gusmao thăm Việt Nam và Thủ tướng Xanana Gusmao vui vẻ nhận lời mời.
Thúc đẩy thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4
Tại buổi tiếp Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng chúc mừng WEF tổ chức thành công Hội nghị tại Thiên Tân, góp phần khẳng định uy tín và vai trò của Diễn đàn trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác công - tư, đề xuất các sáng kiến, mô hình mới nhằm góp phần đưa kinh tế toàn cầu tăng trưởng trở lại.
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đánh giá cao việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Việt Nam và WEF giai đoạn 2023 - 2026.
Thủ tướng khẳng định sẽ phối hợp để triển khai hiệu quả cả sáu lĩnh vực hợp tác: Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm, phát triển kỹ năng đổi mới sáng tạo và chuyển đổi xanh; cụm công nghiệp hướng tới phát thải ròng bằng 0; thúc đẩy hợp tác hạn chế rác thải nhựa; tài chính cho chuyển đổi năng lượng; và hợp tác chuyển đổi số và thúc đẩy thành lập Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
Trong bối cảnh vấn đề an ninh lương thực, đặc biệt là thiếu hụt nguồn cung về gạo đang là quan tâm của nhiều nước ở khu vực, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các nước bảo đảm nguồn cung ổn định và góp phần tăng cường an ninh lương thực trên phạm vi toàn cầu.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực cho các sáng kiến, hoạt động của WEF. Mong WEF sẽ phối hợp cùng Việt Nam đăng cai tổ chức nhiều hoạt động hội tụ các chuyên gia, các nhà chính sách kinh tế hàng đầu thế giới và khu vực để cùng thảo luận những vấn đề quan tâm chung, góp phần tạo các động lực mới, trong đó có việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ để thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Nhân dịp này, Chủ tịch Schwab trân trọng mời Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos 2024.
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyêncó điểm chuẩn 17 - 20 tùy ngành, trong đó cao nhất là các chương trình dạy và học bằng tiếng Anh, đều lấy 20 điểm. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng lấy 19 điểm. Các ngành còn lại lấy từ 17 đến 18,5 điểm.
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyênlấy các mức điểm chuẩn 16, 17, 18, 19 và 24 cho các ngành đào tạo. Trong đó, ngành cao nhất là Kỹ thuật điện tử - viễn thông, chuyên ngành Công nghệ điện tử, bán dẫn và vi mạch lấy 24 điểm.
Khoa Quốc tế, ĐH Thái Nguyênlấy điểm chuẩn 17 cho tất cả các khối ngành đào tạo.
Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyênlấy điểm chuẩn từ 19,5 - 26,35. Trong đó, ngành có điểm chuẩn cao nhất trường là Răng - Hàm - Mặt với 26,35 điểm, xếp sau đó là ngành Y khoa với 26,25 điểm, ngành Dược học với 24,75 điểm. Các ngành còn lại dao động từ 19,5 đến 24 điểm. Điểm chuẩn thấp nhất là ngành Hộ sinh.