
>> Cẩm nang hệ điều hành di động
Cụ thể, theo số liệu thống kê vào ngày 01/04/2012, Marketplace của Windows Phone đã có: 82.234 ứng dụng từ 20.327 nhà phát triển; tỷ lệ ứng dụng chất lượng (được bình chọn từ 5 lần trở lên) giữ ổn định ở mức 8%.
" alt=""/>Windows Phone vượt ngưỡng 80.000 ứng dụng>> Nokia Lumia 710 và 800 sẽ "lên kệ" ngày 9/4
Lumia 800 và Lumia 710 có kiểu dáng hiện đại, tích hợp nhiều tính năng ưu việt. Với phiên bản Mango của Windows Phone, hai model này được tăng cường tính năng mạng xã hội, có khả năng tích hợp tốt hơn với Twitter, LinkedIn, cập nhật nhanh hơn tin tức từ Facebook.
" alt=""/>Mango chính thức 'lên kệ' cùng Lumia 800 và 710 tại Việt NamKhông còn rầm rộ như trước
Trong quãng thời gian nửa cuối năm 2011, hàng loạt dự án game Việt đã bất ngờ xuất hiện và được các công ty lớn, nhỏ trong nước quảng bá một cách rầm rộ. Rất nhiều người đã hi vọng một bước chuyển mình của làng game khi người Việt có thể tự sản xuất ra game phục vụ người chơi trong nước, sau một thời gian dài chỉ biết "nhập khẩu" là chính.
Thế nhưng, làn sóng đó có vẻ như đã chững lại, khi các dự án game Việt dần đi vào quên lãng và không còn được quan tâm nhiều trong cộng đồng người chơi. Sự quảng bá trên các phương tiện truyền thông cũng không còn xuất hiện dày đặc như trước. Nhiều DN nhỏ có vẻ đã “hụt hơi” trong cuộc chiến có tính chất đường dài này và đang phải nằm im chờ cơ hội phát triển, mặc dù chính họ là người khởi động cho làn sóng sản xuất game Việt.
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 2 DN lớn vẫn đẩy mạnh phát triển game Việt là VTC Online và VNG; chỉ có họ mới tạo tiếng vang khi đưa được game của mình sản xuất ra nước ngoài. Trong đó, VNG đầu tư hẳn một lực lượng hùng hậu với hơn 300 con người cùng 4 studio lớn và 1 mini studio để làm game Việt. VTC Online cũng đầu tư cho studio của mình không kém về quy mô lẫn lực lượng. Nhưng nhìn một cách khách quan, 2 DN này chưa tạo được bước ngoặt nào lớn, các game họ sản xuất ra rất hạn chế và chủ yếu ở quy mô nhỏ.
Cuộc chơi quá mạo hiểm