Tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 4/2017 của Bộ TT&TT diễn ra sáng nay, 3/5, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, trong phiên chất vấn của UBTVQH đối với lãnh đạo ngành TT&TT, dư luận đã rất quan tâm tới các vấn đề như xử lý sim rác, tin nhắn rác và mạng xã hội. Những nội dung nay, thời gian qua, Bộ đã làm khá tốt, được xã hội ghi nhận và đánh giá cao.
![]() |
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. |
"Về việc xử lý các thông tin giả mạo trên Google, Facebook, chúng ta hoàn toàn không vi phạm tự do dân chủ, nhân quyền hay tự do ngôn luận. Tôi đã làm việc với cả Google, Facebook và cả đại sứ Mỹ. Tại những cuộc gặp này, tôi đã nêu rõ quan điểm của chúng ta, rằng tự do ngôn luận không có nghĩa là tự do xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; xuyên tạc, bóp méo sự thật; tự do mạo danh người khác trên mạng XH; tự do bôi xấu, đưa hình ảnh dung tục, khiêu dâm; tự do kích động bạo lực, chiến tranh hay tự do kích động, chia rẽ sự hòa hợp dân tộc. Chúng ta không cấm phát biểu chính kiến trên Facebook, mà đấu tranh để gỡ bỏ các nội dung xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), trong công tác đấu trang phòng chống thông tin xấu độc, Cục PTTH&TTĐT ghi nhận Google đã hợp tác tương đối tốt với cơ quan quản lý nhà nước. Hàng tuần, Google đều có báo cáo cập nhật về việc chặn, gỡ được bao nhiêu kênh thông tin xấu độc. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Google đã hạ chặn được 300 - 400 clip có nội dung vi phạm theo yêu cầu của Bộ. Cục PTTH&TTĐT đang chuẩn bị gửi tiếp các clip có nội dung xấu độc để Google xử lý. Tuy nhiên, do Google có cách làm riêng theo chính sách của họ, nên công tác này hiện rất lâu và tốn kém.
Ông Lâm cho biết thêm, ngày 26/4 vừa qua, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã chủ trì buổi tiếp đoàn đại biểu cấp cao của Facebook sang VN làm việc với các cơ quan chức năng trực thuộc Bộ TT&TT và đại diện các bộ, ngành liên quan. Sau đó, ngày 1/5, Cục PTTH&TTĐT đã tổng hợp danh sách các đường link thuộc 4 thể loại đã chứng minh được vi phạm trước Facebook. Tổng cộng, Cục đã gửi cho Facebook hơn 4.000 đường link đề nghị gỡ bỏ hoặc chặn truy cập từ Việt Nam. Facebook tuyên bố sẽ xử lý tuần tự, đối chiếu với các tiêu chuẩn của họ. Riêng với các tài khoản giả mạo, Facebook hứa trong tuần này sẽ gỡ bỏ và hạ chặn ngay mọi tài khoản mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, cũng như các tài khoản mạo danh các tổ chức đã chính thức xác nhận điều này.
Ghi nhận các kết quả tích cực nói trên, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn yêu cầu Cục PTTH&TTĐT phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan tiếp tục làm việc với Google, Facebook và các doanh nghiệp nước ngoài khác để xử nghiêm các sai phạm trong việc cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới vào VN, bao gồm cả tình trạng đưa tin vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cá nhân và tổ chức, góp phần lành mạnh hóa sự phát triển môi trường mạng, trong đó có mạng XH ở nước ta.
Tăng cường xử lý sim rác, tin nhắn rác
Tại hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thông tin thêm rằng, trong thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã tăng cường kiểm tra, thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh QLNN trong cả 6 lĩnh vực TT&TT thuộc sự quản lý của Bộ, đặc biệt là thu hồi sim kích hoạt sẵn trên các kênh phân phối; đẩy mạnh, thắt chặt xử lý sim rác, tin nhắn rác, các chương trình khuyến mại và giá cước dịch vụ viễn thông, ... cũng như xử nghiêm các doanh nghiệp viễn thông vi phạm. Đây là các vấn đề đang được XH cả trong và ngoài nước rất quan tâm và đánh giá Bộ đã làm tốt.
![]() |
Chú thích ảnh 1: Bộ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị |
Theo báo cáo của các doanh nghiệp, trong tháng 4, VNPT đã chặn được trên 961.000 tin nhắn rác, tức là trung bình khoảng 32.000 tin nhắn rác/ngày. Tổng số thuê bao vi phạm chặn là khoảng 7.780 thuê bao, tương đương khoảng 260 thuê bao/ngày. Như vậy, doanh nghiệp đã chặn thành công 91% tin nhắn rác trên toàn mạng. Về quản lý thông tin thuê bao trả trước, tính đến ngày 21/4, số thuê bao bị VNPT khóa theo tiêu chí của Bộ là 6,1 triệu thuê bao, trong đó số thuê bao đăng ký lại thông tin là 39 triệu thuê bao và hơn 656.000 thuê bao bị thu hồi. VNPT cũng đã xử phạt 10 giám đốc trung tâm kinh doanh tại các địa bàn để xảy ra nhiều vi phạm trong việc quản lý các thuê bao di động.
Viettel và MobiFone cũng nghiêm túc xử lý thuê bao kích hoạt sẵn, rà soát và kiểm tra việc đăng ký lại thông tin thuê bao trong toàn mạng. Trong đó, Viettel đã chặn được 5 triệu tin nhắn rác và 7.000 thuê bao phát tán tin nhắn rác trong tháng 4. MobiFone đã thu hồi hơn 3.951 thuê bao, trong thay đổi thông tin 1.465 thuê bao và khóa tài khoản 1.1082 thuê bao. Doanh nghiệp này cũng chặn được 6,9 triệu tin nhắn rác.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, do Chính phủ đã ban hành Nghị định 49 nhằm tăng cường quản lý thuê bao di động trả trước nên các các doanh nghiệp viễn thông có 3 tháng chuyển tiếp để thực thực hiện, tổ chức lại hệ thống quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu về các thuê bao này. Theo Thứ trưởng, ngoài việc cam kết phối hợp với các nhà mạng khác trong việc ngăn chặn tin nhắn rác nội mạng và liên mạng, dưới sự chủ trì củaVNCERT, các doanh nghiệp cần tham gia xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chung, cập nhật mẫu tin nhắn rác để cùng sử dụng, tăng hiệu quả chặn lọc tin nhắn rác. Các doanh nghiệp cũng cần chủ động đầu tư, phát triển và cập nhật hệ thống ngăn chặn tin nhắn rác để vừa phát triển dịch vụ, vừa đảm bảo quyền lợi cho người dùng.
Về quản lý giá cước viễn thông và các chương trình khuyến mại, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn đã giao Thứ trưởng Phan Tâm chỉ đạo Cục Viễn thông cùng các doanh nghiệp xem xét, đề xuất các giải pháp phù hợp theo cơ chế thị trường, có đối chiếu học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Lãnh đạo Bộ cũng giao cho Cục PTTH&TTĐT, Thanh tra Bộ và Cục Viễn thông làm việc với các doanh nghiệp để chấn chỉnh, xử nghiêm tình trạng sử dụng các cuộc gọi, tin nhắn SMS quảng cáo dịch vụ quấy rối người dùng.
"Ngoài các chính sách biện pháp quản lý và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực TT&TT, chúng ta cần có chính sách phát triển các lĩnh vực TT&TT. Quản lý phải đi đôi với phát triển. Chúng ta cần đổi mới, tạo điều kiện cho các DN viễn thông hoạt động, giảm thiểu các rào cản không đáng có", Bộ trưởng Trương Minh Tuấn lưu ý.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải tích cực hành động để đón đầu cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0), thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ nội dung trên nền tảng 4G để chuẩn bị 5G; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và ATTT, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp điện tử - lĩnh vực đã bị bỏ ngỏ thời gian qua dù đây cũng là nền tảng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ của VN trong tương lai.
Tuấn Anh
Mặc dù hiệu suất cao, một trong những nhược điểm của Hash Guard là giá cả. Nó có giá hơn 8.000 USD, đắt tiền như một trong những CPU đắt tiền nhất trên thế giới do Apple sản xuất. Tuy nhiên, do đặc điểm kỹ thuật và điều quan trọng nhất là khả năng khai thác tiền mật mã với các nguồn lực tối thiểu, nhu cầu về CPU gắn card đồ họa hiệu năng cao đã gia tăng ở Hàn Quốc.
EKN, một hãng truyền thông địa phương, đưa tin rằng các nhà đầu tư trong thị trường tiền mật mã đã chuyển từ đầu tư thông thường trong tiền mật mã như bitcoin và Ethereum sang khai thác tiền mật mã. Vì các CPU như Hash Guard có thể được thiết lập và hoạt động trong một ngôi nhà bình thường với lượng tiêu thụ điện cơ bản, các nhà đầu tư có thể sản xuất tiền mật mã quy mô nhỏ với lợi nhuận bền vững mà không cần phân bổ các nguồn lực đáng kể.
Người phát ngôn của công ty Jooyeon Technology, nhà sản xuất của một trong những nhà khai thác tiền mật mã CPU phổ biến nhất của nước này nói với EKN rằng nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tận dụng CPU để đào những token phát hành tiền mật mã lần đầu (ICO) với hy vọng rằng các token của họ đào được sẽ tăng theo cấp số nhân về giá trị.
" alt=""/>Hàn Quốc: Công nghệ CPU đào tiền mật mã đang nổi lênTheo Softpedia, các điện thoại Windows Phone cũng sẽ không nhận được bất kỳ bản vá bảo mật nào nữa, nên người dùng sớm muộn cũng sẽ buộc phải chuyển sang iOS và Android.
Các lý do khiến Windows Phone từ một nền tảng tiềm năng được đánh giá là sẽ đạt được thành công trong tương lai, trở thành một đống hoang tàn như hiện tại đã được "cha đỡ đầu" của nó, ông Terry Myerson trình bày rõ trong thư tạm biệt trước khi rời Microsoft.
Trong lá thư tạm biệt được đăng trên LinkedIn, Myerson đã ghi lại nhiệm kì của ông tại Microsoft, trình bày những lý do khiến Windows Phone thất bại bất chấp những nỗ lực không biết mệt mỏi của ông và các thành viên trong đội ngũ phát triển. Đây là một đoạn trích nhỏ trong bức thư:
"Chúng tôi đã mang đến cho người dùng những trải nghiệm khác biệt, nhưng những bất cập trong mô hình kinh doanh và việc chưa hoàn chỉnh được nền tảng Windows CE cho Windows Phone đã khiến chúng tôi không thể bắt kịp những nhà sản xuất khác".
Nói tóm lại, Myerson cho rằng việc Microsoft không thể khiến cho Windows Phone trở nên "hot" như 2 nền tảng Android và iOS là do công ty quá bận rộn để giải quyết những sự thiếu sót của hệ điều hành Windows CE. Điều này đã khiến công ty luôn chậm hơn một bước so với các đối thủ của mình.
Trong khi đó, đa số người dùng cho rằng sự thất bại của Windows Phone là do thiếu ứng dụng, khi các nhà phát triển không quá "mặn mà" với việc viết ứng dụng trên nền tảng di động này của Microsoft. Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, một phần cũng là vì Microsoft không thể biến hệ điều hành của mình trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các nhà phát triển.
Nhưng đối với Brandon Watson, người từng giữ vị trí giám đốc cấp cao của Windows Phone vào năm 2012 thì thiếu ứng dụng không phải là lí do khiến nền tảng sụp đổ. Thay và đó, lí do chính mà ông đưa ra là do có quá ít các nhà mạng và các nhà sản xuất (OEM) hỗ trợ Windows Phone.
"Windows Phone đã chết bởi vì nếu không có sự hỗ trợ của các nhà mạng và các nhà sản xuất, việc đánh bại các ông lớn như Google hay Apple là điều bất khả thi".
Nokia Lumia 830, một trong những điện thoại Windows Phone phổ biến nhất trên thế giới
Chính vì vậy mà hiện tại chúng ta có đến 3 lí do khiến Windows Phone thất bại, và mỗi một lí do đến từ mỗi một cá nhân đại diện khác nhau, từ nhà sản xuất cho đến người tiêu dùng.
Terry Myerson nói rằng Windows Phone không thể cạnh tranh Android và iOS bởi sự thiếu sót của Windows CE, Watson thì cho rằng đó là vì không được sự hỗ trợ từ các OEM nên nền tảng Windows Phone mới không thể tồn tại và phát triển, còn người dùng thì lại nghĩ rằng thất bại đó là do sự hạn chế số lượng ứng dụng.
Ngoài ra, trong những tháng qua, có không ít những lời chỉ trích đã nhằm vào CEO Microsoft Satya Nadella, khi ông hướng sự tập trung của công ty vào điện toán đám mây và AI mà bỏ rơi những mục tiêu khác.
Tim Sneath, người từng làm việc tại Microsoft trong 17 năm, tin rằng nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ đó là do việc hệ điều hành đã không còn là doanh thu chính của Microsoft nữa vì hiện tại lợi nhuận chính của công ty đến từ việc cung cấp các dịch vụ. Và điều này khiến cho các sản phẩm tiêu dùng của công ty ít được quan tâm hơn, và Windows Phone là nạn nhân đầu tiên.
Nói chung, nhiều khả năng nguyên nhân dẫn đến "cái chết" của Windows Phone là sự kết hợp của tất cả những yếu tố trên, dù những người khác nhau có những quan điểm khác nhau. Còn bạn, những người đã bỏ tiền ra để có quyền quyết định chiếc điện thoại nào tốt hay không tốt, theo bạn thì sự sụp đổ của Windows Phone là lỗi của ai?
" alt=""/>Windows Phone 'chết yểu', lỗi tại ai?